Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” thời LM Alexandre de Rhodes (phần 1)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)

Phần này bàn về các cách dùng xuống thuyền, lên đất, ra đời từ nhận xét của linh mục/LM de Rhodes trong cuốn từ điển Việt Bồ La (1651).

LM de Rhodes đã phải cố gắng ghi chú thêm khi thấy các cách dùng này, rất khác biệt (hay có lúc ngược lại) với các cách dùng ngữ pháp truyền thống của tiếng Pháp, La Tinh… Thật ra khi hiểu cách nhìn tổng hợp của người An Nam từ xưa đến nay trong các trường hợp khác như thời gian, tín ngưỡng (kiếp trước, kiếp sau), cách xưng hô (vị trí trong xã hội và gia đình), các câu chuyện hàng ngày (ra chợ, thuyền đi trên sông …) thì ta có thể hiểu phần nào các cách dùng đặc biệt này.

Vấn đề phân định thời gian và không gian trong ngôn ngữ là một chủ đề được nghiên cứu rất nhiều trong vòng ba mươi năm nay, đa phần thuộc về lãnh vực Ngôn Ngữ Học Tri Nhận (Cognitive Linguistics, viết tắt NNTN). Một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các ngôn ngữ Tây phương thường xem thời gian từ tiêu chí động (dynamic – như người nói đang di chuyển hay thời gian trôi đi như giòng nước) so với tiêu chí tĩnh (static) và khả năng dùng các giới từ định vị (không gian) cho thời gian ở phương Đông … Ngoài ra, nguyên tắc Gestalt sẽ được bàn đến để giải thích phần nào các khác biệt này qua ngôn ngữ.

Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false . Các chữ viết tắt khác là P (tiếng Pháp), A (tiếng A), L (tiếng La Tinh), LM (Linh Mục), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), Hán Việt (HV).

Click vào đây để download toàn bài

[1] Nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

Khai thác Titan: Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đặc biệt nghiêm trọng

* phóng viên Lê Quỳnh tác giả loạt phóng sự này là người phỏng vấn các tác giả CVD trong loại bài về năng lượng tái tạo tại đây

 01:33 | Thứ năm, 14/09/2017 0

nguoidothi_Kết quả thanh kiểm tra, cáo cáo nghiên cứu nhiều năm qua tại các khu vực đã và đang khai thác titan ở Bình Thuận đều cho thấy: tổng hoạt độ phóng xạ α, β vượt chuẩn cho phép, có nơi vượt chuẩn đến hơn 150 lần. Theo các nhà khoa học, dù trải qua bao nhiêu năm thì thải phóng xạ vẫn tồn tại đó, đặc biệt khi bị thải ra môi trường, nó sẽ thông qua dây chuyền thức ăn và chuyển lại đến con người.

Những lứa dưa đèo đẹt. Ảnh: Lê Quỳnh

Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ tại các khu vực khai thác titan là đặc biệt nghiêm trọng. Tiếp tục đọc “Khai thác Titan: Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đặc biệt nghiêm trọng”