
Nguyễn Cung Thông[1]
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)
Phần này bàn về cách dùng chớ, chớ gì và kín vào thời LM Alexandre de Rhodes sang An Nam truyền đạo, cụ thể là qua tự điển Việt Bồ La và các tài liệu chữ Nôm hay tiếng Việt cùng thời đại.
Các tương quan ngữ âm ghi nhận trong bài viết không nhất thiết khẳng định nguồn gốc (Việt, Khme hay Hán cổ …) của các từ này. Các cách dùng tương tương tự trong bản chữ Nôm Thiên Nam Ngữ Lục (TNNL) cũng được tham khảo vì khả năng xuất hiện cùng thời kỳ hay ngay sau thời VBL.
Bài viết cũng bàn về cách hiểu và dịch lời cầu nguyện Amen, thường gặp trong các kinh truyện vì cũng cho ta nhiều dữ kiện thú vị. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
Các chữ viết tắt khác là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/124), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), ĐCG (Đức Chúa Giê Su), LM (Linh Mục), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK).
Chưa kể đến ngữ pháp[2], tiếng Việt thời VBL có nhiều từ dùng đặc biệt (cổ). Có lúc nghĩa của chúng còn có thể ngược lại với cách hiểu hiện nay, tóm tắt một số thí dụ tiêu biểu sau đây.
Click vào đây để download toàn bài
***
[1] Nhà nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com
[2] Tính từ có thể đứng trước danh từ như xấu/tốt tiếng, cả tiếng, rất nhân ông thánh, cả lòng, hẹp dạ, dữ miệng … Quá trình biến đổi loại từ (classifier) như cái rắn/cái chim/cái gián trở thành con rắn/chim/gián cũng là vấn đề cần được tra cứu sâu xa hơn. Các cách dùng/cấu trúc này vào thời VBL không nằm trong phạm vi bài viết này.
***
[Trích phần kết luận]
Tóm lại, các cách dùng chớ/chớ gì và kín/kín nước vào thời VBL cho ta thấy tiếng Việt đã thay đổi phần nào chỉ trong vòng bốn thế kỷ. Một số cách dùng đã không còn thấy hiện diện nữa (kín nước ~ múc nước, Chớ gì ~ Amen). Thơ phú bằng chữ Nôm thường theo các luật riêng (vận, đối, điển cố …) và súc tích của giới hay chữ[1], khác với văn nói hay khẩu ngữ nhất là từ đại chúng. Thành ra các văn bản, xuất hiện vào thời bình minh của chữ quốc ngữ, đóng vai trò thật quan trọng vì có khả năng bổ túc cho cách đọc và hiểu chữ Nôm thêm phần chính xác. Ngoài ra, để qua một bên các vấn đề tôn giáo cực đoan, các dữ kiện trên còn cho ta xác định rõ hơn quá trình hình thành tiếng Việt.
[1] Hay chữ nghĩa (literatus/L, VBL trang 308) là người biết chữ/văn chương, hàm ý biết chữ Nho/Nôm…
[/Hết trích]