Tài liệu giả vu khống Alexandre de Rhodes

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019NHỮNG KẺ KIẾN NGHỊ ĐÃ DÙNG TÀI LIỆU GIẢ ĐỂ VU KHỐNG

THÌ RA … NHÉT CHỮ VÀO MỒM

Nhã Hoàng

Những kẻ kiến nghị không đặt tên đường để tri ân các giáo sỹ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ là vì một chứng cứ giả tạo đăng trong cuốn:

Lịch sử Việt Nam, tập 1, do Ủy ban KHXH Việt Nam xuất bản tại Hà nội năm 1971, trang 304:

“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”

Câu trích này được nhét vào mồm của Alexandre de Rhodes. Tiếp tục đọc “Tài liệu giả vu khống Alexandre de Rhodes”

Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng mẫu/mẹ và An Nam Mít (phần 10)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)
>> Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5A)
>> Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5B)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Dạng bị (thụ) động (passive voice) (phần 8)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Vài suy nghĩ về ‘Phép Giảng Tám Ngày’ (phần 9)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng mẫu/mẹ và An Nam Mít (phần 10)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11)

Phần này bàn về các ghi nhận trong tự điển Việt Bồ La (trang 461) về cách dùng An Nam và tám người mẹ – tương phản với khái niệm “Nhất phu nhất phụ” vào thời kỳ LM de Rhodes sang Đông Á truyền đạo. Tiếp tục đọc “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng mẫu/mẹ và An Nam Mít (phần 10)”

Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)
>> Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5A)
>> Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5B)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Dạng bị (thụ) động (passive voice) (phần 8)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Vài suy nghĩ về ‘Phép Giảng Tám Ngày’ (phần 9)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11)

Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt thời LM de Rhodes như toàn/tuyền/tiền, đam/đem, khứng/khẳng, mựa/vô, dòng Đức Chúa Giê-Su.

Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách đọc tiếng Việt hiện đại cũng như cho ta thấy rõ hơn quá trình hình thành tiếng Việt. Tiếp tục đọc “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11)”

Tiếng Việt thời LM de Rhodes – vài suy nghĩ về ‘Phép Giảng Tám Ngày’ (phần 9)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)
>> Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5A)
>> Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5B)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – dạng bị (thụ) động (passive voice) (phần 8)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – vài suy nghĩ về ‘Phép Giảng Tám Ngày’ (phần 9)

Phần này bàn về cuốn “Phép Giảng Tám Ngày – Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà vào đạo thánh đức Chúa trời”.  Các tương quan ghi nhận trong bài cho thấy LM Alexandre de Rhodes đã sử dụng nhiều tài liệu dòng Tên để hoàn thành cuốn sách giáo lý này. Ngoài ra, Phép Giảng Tám Ngày còn phản ánh khuynh hướng truyền đạo của các giáo sĩ dòng Tên mà LM de Rhodes đã được huấn luyện rất kỹ càng trước khi sang Đông Á để thi hành nhiệm vụ của hội thánh. Khuynh hướng truyền giáo dòng Tên có khác với các ‘chỉ đạo khô khan’ và hầu như ‘một chiều’ từ Toà Thánh La-Mã như “Dottrina Cristiana Breve” của LM Roberto Bellarmino vào cùng giai đoạn. Tiếp tục đọc “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – vài suy nghĩ về ‘Phép Giảng Tám Ngày’ (phần 9)”

Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” thời LM Alexandre de Rhodes (phần 1)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)

Phần này bàn về các cách dùng xuống thuyền, lên đất, ra đời từ nhận xét của linh mục/LM de Rhodes trong cuốn từ điển Việt Bồ La (1651).

LM de Rhodes đã phải cố gắng ghi chú thêm khi thấy các cách dùng này, rất khác biệt (hay có lúc ngược lại) với các cách dùng ngữ pháp truyền thống của tiếng Pháp, La Tinh… Thật ra khi hiểu cách nhìn tổng hợp của người An Nam từ xưa đến nay trong các trường hợp khác như thời gian, tín ngưỡng (kiếp trước, kiếp sau), cách xưng hô (vị trí trong xã hội và gia đình), các câu chuyện hàng ngày (ra chợ, thuyền đi trên sông …) thì ta có thể hiểu phần nào các cách dùng đặc biệt này.

Vấn đề phân định thời gian và không gian trong ngôn ngữ là một chủ đề được nghiên cứu rất nhiều trong vòng ba mươi năm nay, đa phần thuộc về lãnh vực Ngôn Ngữ Học Tri Nhận (Cognitive Linguistics, viết tắt NNTN). Một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các ngôn ngữ Tây phương thường xem thời gian từ tiêu chí động (dynamic – như người nói đang di chuyển hay thời gian trôi đi như giòng nước) so với tiêu chí tĩnh (static) và khả năng dùng các giới từ định vị (không gian) cho thời gian ở phương Đông … Ngoài ra, nguyên tắc Gestalt sẽ được bàn đến để giải thích phần nào các khác biệt này qua ngôn ngữ.

Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false . Các chữ viết tắt khác là P (tiếng Pháp), A (tiếng A), L (tiếng La Tinh), LM (Linh Mục), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), Hán Việt (HV).

Click vào đây để download toàn bài

[1] Nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)

Phần này bàn về cách dùng đỗ như “đỗ trạng nguyên”, xuống thuyền/lên đất, trên và dưới vào thời LM Alexandre de Rhodes sang An Nam truyền đạo, cụ thể là qua tự điển Việt Bồ La và các tài liệu chữ Nôm hay tiếng Việt cùng thời đại. Với cách nhìn rộng ra hơn, từ trục không gian đến thời gian, ta có cơ sở giải thích các cách dùng đặc biệt này trong tiếng Việt. Tiếp tục đọc “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)”

Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)

Phần này bàn về cách dùng chớ, chớ gì và kín vào thời LM Alexandre de Rhodes sang An Nam truyền đạo, cụ thể là qua tự điển Việt Bồ La và các tài liệu chữ Nôm hay tiếng Việt cùng thời đại.

Các tương quan ngữ âm ghi nhận trong bài viết không nhất thiết khẳng định nguồn gốc (Việt, Khme hay Hán cổ …) của các từ này. Các cách dùng tương tương tự trong bản chữ Nôm Thiên Nam Ngữ Lục (TNNL) cũng được tham khảo vì khả năng xuất hiện cùng thời kỳ hay ngay sau thời VBL. Tiếp tục đọc “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)”

Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… Tiếng Việt thời LM de Rhodes (phần 2)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói “xuống thuyền, trên trời, ra đời, Đàng Trong/Ngoài …” (phần 1)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… (phần 2)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng chớ (gì), kín … (phần 3)
>> Tiếng Việt thời LM de Rhodes – Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4)

Phần này bàn về các cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất vào thời linh mục (LM) Alexandre de Rhodes đến An Nam truyền đạo. Cách gọi đại từ nhân xưng với các ngôi chính là vết tích của truyền thống ngữ pháp La Tinh như sẽ thấy rõ hơn ở phần sau.

Bài này chú trọng đến cách dùng vào thời các giáo sĩ qua An Nam, chứ không phê bình cách phân loại này có chính xác hay không cho loại hình ngôn ngữ đặc biệt của tiếng Việt. Tiếp tục đọc “Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min… Tiếng Việt thời LM de Rhodes (phần 2)”

Kỳ cuối: Đâu là “chiếc nôi” chữ quốc ngữ?

21/04/2014 07:30 GMT+7

TTHiện một số nhà nghiên cứu cũng như các bậc nhân sĩ, thức giả đã đặt vấn đề về nơi khai sinh ra loại chữ viết này.

Kỳ 1: Thuở ban đầu của chữ quốc ngữ Kỳ 2: Hai bức thư và tập lịch sử nước An Nam Kỳ 3: Ai có công đầu với chữ quốc ngữ?

VzpxxlCQ.jpgPhóng to
Thầy Trần Đình Trắc (phải) và nhà nghiên cứu Võ Ngọc Liễn ở Bình Định – Ảnh: H.V.M.

Những luận cứ khác nhau bước đầu đã được đưa ra, nhưng câu trả lời xác đáng vẫn còn ở phía trước…

Hội An – Thanh Chiêm?

“Từ những năm 1960-1970, khi nghĩ về di tích Nước Mặn với việc hình thành chữ quốc ngữ, một số nhân sĩ, trí thức ở Bình Định chúng tôi đã nghĩ việc làm sao để đánh động nhà chức trách tổ chức ngày cả nước kỷ niệm chữ quốc ngữ hằng năm, nhưng vẫn chưa làm được vì chiến tranh. Mình sở hữu được loại chữ viết vô cùng tiện dụng, khoa học như vậy mà không có ngày quốc ngữ thì thấy thiếu sót quá, đáng tiếc quá…”

Ông TRẦN ĐÌNH TRẮC

Tiếp tục đọc “Kỳ cuối: Đâu là “chiếc nôi” chữ quốc ngữ?”

Công Cuộc Truyền Giáo Tại Quảng Nam Năm 1623 Và Vấn Đề Ngôn Ngữ

Bức Thư Của Francisco De Pina

Roland Jacques

Tài liệu Tập San ĐịNH HƯỚNG

Trần Duy Nhiên chuyển ngữ
Bức thư được chuyển ngữ ra tiếng Việt từ bản dịch tiếng Pháp, có đối chiếu với bản dịch tiếng Anh)

 

Ít ai biết đến những người đi trước Alexandre de Rhodes trong công trình đóng góp cho tiếng Việt. Đặc biệt, đây là trường hợp người thầy của ông là Francisco de Pina, người mà ông đã tỏ lòng tri ân trong lời tựa cuốn tự điển của mình. Tuy nhiên, các tài liệu lưu trữ về bước đầu công cuộc truyền giáo tại Việt nam đã nhiều lần đề cập đến Francisco de Pina, trong đó có một bức thư của ông mà đến giờ này chưa được xuất bản. Tiếp tục đọc “Công Cuộc Truyền Giáo Tại Quảng Nam Năm 1623 Và Vấn Đề Ngôn Ngữ”

Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ: Phải chăng cần viết lại lịch sử ?

Roland Jacques

 

LTS :  Bản văn Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ Phải chăng cần viết lại lịch sử? của  Roland Jacques đã được  Nguyễn Đăng Trúc chuyển qua Việt ngữ và dịch đăng trong  Tập San Định Hướng No. 17 / Fall 1998, Pp 18-62.

Roland Jacques vận dụng vốn ngôn ngữ (ông nói thành thạo trên 10 thứ tiếng), khả năng chuyên môn về văn chương, thần học và luật học, và nhất là phương pháp và tinh thần khách quan của sử học để đọc lại một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt-Nam, giai đoạn đầu tiên người Tây Phương tiếp cận với người Việt-Nam, giai đoạn những năm tháng đầu thế kỷ 17. Trong mấy chục năm đầu thế kỷ 17 ấy, hai sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc sống tôn giáo và văn hóa Viêt-nam :

·   Kitô giáo được các nhà truyền giáo tiên khởi thuộc Qui Chế Bảo Trợ (Padroado) Bồ Đào Nha đưa vào Việt Nam

·   Chữ viết gọi  là quốc ngữ được các vi truyền giáo  Bồ Đào Nha ấy sáng chế

Người Việt Nam bình thường và ngay những nhà nghiên cứu sử học hẳn sẽ thấy có gì bất ổn khi nghe Roland Jacques liên kết người Bồ Đào Nha với hai sự kiện lịch sử nầy.

Không phải là những người Pháp là những người đầu tiên đưa Kitô giáo vào Việt Nam và sáng chế ra chữ quốc ngữ sao ?

Làm sao có thể nêu lên một điều mà  trong tâm tưởng cũng như trong sách vỡ người ta đã xem là hiển nhiên như thế được ?

Nhưng Roland Jacques, một nhà nghiên cứu gốc người Pháp, trung kiên với sự thật khách quan của lịch sử, mong ước được nói với mỗi ngưởi chúng ta : trong hai sự kiện nêu trên : «những sự việc thường được xem là hiển nhiên mà  thực sự lại sai».

Tiếp tục đọc “Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ: Phải chăng cần viết lại lịch sử ?”