Mật danh B29

CAND – Thứ Ba, 30/04/2024, 06:14

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Cuộc gặp mặt chỉ còn 4 bậc lão thành về dự. Cuộc gặp mặt trước đó vào tháng 3/2017 cũng chỉ có 7 vị “nguyên lão” có thể về dự. Quân số ít ỏi, song những gì cán bộ,  nhân viên của Quỹ B29 đã làm được đều là kỳ tích, góp một phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Mạch máu” cho chiến trường miền Nam

Từ cuối năm 1960, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, nhu cầu trang bị vũ khí, khí tài cho chiến trường miền Nam ngày một tăng cao. Bộ Chính trị đã quyết định chi viện tiền mặt ngoại tệ cho miền Nam đấu tranh.

Xe tải chở vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam qua ngã ba Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)
Tiếp tục đọc “Mật danh B29”

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (6 bài)

  • Vì sao Pháp chọn Điện Biên Phủ? (Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước)
  • Thế khó của Việt Nam (Hậu cần – bài toán ‘cân não’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ)
  • Quyết định chuyển hướng chiến dịch (Quyết định ‘khó nhất đời cầm quân’ của đại tướng Võ Nguyên Giáp)
  • Cuộc chiến 56 ngày đêm (‘Vòng vây lửa’ trên chiến hào Điện Biên Phủ)
  • Nghệ thuật bố trí trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ
  • Vì sao ‘đội quân chân đất’ đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ?

***

Vì sao Pháp chọn Điện Biên Phủ?

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

VNE – Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến” của Việt Minh. Tiếp tục đọc “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (6 bài)”

Cuộc hôn nhân Ngô Đình Nhu & Trần Thị Lệ Xuân

Trong tâm tình tôn vinh ngày lễ Tình Yêu (Valentine) năm nay,  xin được chia xẻ đến quý bạn gần xa một câu chuyện tình yêu của một đôi trai tài gái sắc nhất vào thời xa xưa đó để chúng ta một lần nữa cảm nhận được những rào cản về gia đình, địa vị xã hội cũng như chênh lệch tuổi tác không bao giờ và cũng không thể nào ngăn cản được hai con tim đến với nhau để hợp thành nhứt thể.  

Tiếp tục đọc “Cuộc hôn nhân Ngô Đình Nhu & Trần Thị Lệ Xuân”

Loạn Ili và Cộng hòa Đông Turkestan đệ Nhị – Lịch sử từ độc lập tới bị bán đứng của Tân Cương

Nghiên cứu lịch sử Đăng Phạm

1

Các lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan đệ Nhị

Ngày nay, chúng ta thường xuyên được chứng kiến những màn đối đầu ngoại giao xung quanh vấn đề Tân Cương. Trong khi nhiều nước liên tục chỉ trích, thậm chí trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, thì Trung Quốc bác bỏ cáo quốc và luôn bảo vệ ”sự thống nhất toàn vẹn Trung Quốc”, tố cáo ”chủ nghĩa ly khai Duy Ngô Nhĩ” bị các nước phương Tây lợi dụng chống Trung Quốc.

Nhưng nếu để ý, sẽ thấy một nước lớn là Nga lại khá im tiếng trong vấn đề này, không hùa theo chống Trung Quốc, nhưng cũng không công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Tân Cương. Có gì khó lý giải ở đây? Điều đó hoàn toàn lý giải được nếu biết được lịch sử vùng đất Tân Cương từ những năm 1930-1950, để thấy rằng: không ai khác ngoài Stalin và Liên Xô đã đỡ đầu cho Tân Cương độc lập. Và thậm chí trước kia, chính Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông từng ủng hộ Tân Cương ly khai khỏi Trung Hoa.

Tiếp tục đọc “Loạn Ili và Cộng hòa Đông Turkestan đệ Nhị – Lịch sử từ độc lập tới bị bán đứng của Tân Cương”

“Cánh cửa” Thanh niên Xung phong

(trích Chương VII Bên Thắng Cuộc – Tác giả Huy Đức)

Từ tháng 8-1975, ông Võ Văn Kiệt đã giao cho Thành đoàn tổ chức một lực lượng thanh niên xung phong đi “thí điểm” khai khẩn đất hoang. Cuối năm ấy, ông Võ Văn Kiệt triệu tập Ban Thường vụ Thành đoàn đến nhà riêng ông Phan Minh Tánh, bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cách mạng miền Nam. Vào họp, ông Kiệt giao nhiệm vụ: “Thành phố cần một lực lượng, lực lượng đó là thanh niên xung phong. Giao Thành đoàn đứng ra tổ chức, cần Thành ủy hỗ trợ gì, Thành ủy sẽ đáp ứng”. Ông giải thích: “Phải tạo ra một môi trường để mọi thanh niên đều có thể tham gia lao động để có suy nghĩ tích cực và để hãnh diện về bản thân mình”.

Ông Võ Ngọc An năm ấy ba mươi mốt tuổi, đang là ủy viên Thường vụ Thành đoàn phụ trách báo Tuổi Trẻ, nhớ lại: “Lúc đó, nghe ông Kiệt nói cảm thấy như đang nghe một điều gì đó thật thiêng liêng”. Sau cuộc họp ấy, ông Võ Ngọc An lãnh trách nhiệm huy động tiền bạc để may hàng ngàn bộ đồng phục xanh.

Hàng chục năm sau, nhiều người dân Thành phố nhớ tới ngày 28-3-1976, không chỉ vì tính hoành tráng của cuộc biểu dương lực lượng ở sân vận động Thống Nhất với một “rừng người” áo xanh, tay cầm cuốc xẻng, mà ở cách mở đầu bài nói chuyện của một bí thư cộng sản. Thay vì, “các đồng chí” như cách xưng hô thống trị thời bấy giờ ở trên mọi diễn đàn, ông Võ Văn Kiệt đã làm nhiều thanh niên ứa nước mắt khi nói: “Các em đoàn viên, thanh niên yêu quý!”. Trong số hàng vạn thanh niên có mặt hôm ấy không chỉ có con em Cách mạng. Theo yêu cầu của ông Võ Văn Kiệt, Thành đoàn đã vận động được cả những thanh niên nghiện xì ke, ma túy, có người đã từng là “đĩ, điếm”, có người là “lính ngụy”. Theo ông Võ Ngọc An, trong số ấy có một đại úy Sài Gòn, cha anh đã từng bị giết nhầm bởi “Việt Cộng”. Những thanh niên ấy, từ sau ngày 30-4, thông qua cách cư xử của các cán bộ phường, thông qua những ngôn từ cao ngạo trên báo đài, biết được thân phận của mình, dám mong chi có ngày một ông bí thư gọi mình là “các em yêu dấu”.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo Đảng, ông Võ Văn Kiệt cũng nói về truyền thống theo cách của mình: “Tôi cũng xin phép được bày tỏ với lứa tuổi hai mươi của đất nước đã hết đau thương và từ đây thẳng đường đi tới chủ nghĩa xã hội với tất cả tấm lòng trìu mến và kỳ vọng thiết tha của những lớp thanh niên nối tiếp nhau đã từng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, cách mạng Tháng Tám…”. Ông nói tiếp: “Lý tưởng của họ, ước mơ của họ chính là hiện tại mà hôm nay các em đang sống. Nếu các em sau này có điều kiện ôn lại kỹ càng một giai đoạn cách mạng hùng vĩ đã qua của dân tộc, các em sẽ biết thương yêu vô hạn Tổ quốc Việt Nam nghìn lần yêu dấu. Các em sẽ mạnh lên gấp bội vì một niềm tin ở nhân dân và đất nước”.

Tiếp tục đọc ““Cánh cửa” Thanh niên Xung phong”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái

Nghiencuulichsu.com – 28-11-2018

Moses leading the Israelites out of Egypt. Tranh của Molnár, 1861

Đặng Hoàng Xa

Mọi sự đều sẽ hết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các thế lực khác sẽ qua đi, nhưng Họ vẫn còn. Bí mật trong sự bất tử của Họ là gì?” – Văn hào Mark Twain

 Người Do Thái trên vùng đất Israel (Canaan)

Sự ra đời của đức tin

Người Do Thái có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4.000 năm trước. Theo truyền thuyết, người Do Thái và người Ả Rập là con cháu dòng dõi từ Abram (tên lúc sinh của Abraham) là người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà) – nay là Đông-Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đến lập nghiệp tại xứ Canaan, một vùng đất kéo ngang từ bờ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay.

Tiếp tục đọc “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái”

Vietnamese buddhism: Influence of buddhist culture in vietnam during Ly- Tran dynasty (1009-1400 A.D.)

International Journal Of Current Research.

Author: Le Chi Luc Ph.D. Research Scholar, Mahayana Buddhist Studies, Acharya Nagarjuna University, Guntur-522510, A.P, India

Abstract: Ly-Tran dynasty (1009 – 1400 A.D.) was the peak period of Vietnamese feudalism history. It was also known as the golden age of Vietnamese Buddhism. Therefore, the finding of study aim on the explore influence of Buddhist culture in Vietnam during Ly-Tran Dynasty (1009-1400 A.D.), that finds absorbed and deeply influenced in Vietnamese culture. This article addresses the main influences of Buddhist culture on the decisive ideology of this period, which is the premise to create a great landmark in the history of Vietnamese Buddhism finds the influence several aspects related the Vietnamese Buddhists 4 aspects as followed (1) influence on political – social thought, (2) influence on traditional and customs of Vietnamese, (3) influence on literature, and (4) influence on architecture and sculpture.

Download PDF file:  36536.pdf

Negotiations and Vietnam: A Case Study of the 1954 Geneva Conference

Descriptive Note: Memorandum
Corporate Author: RAND CORP SANTA MONICA CA
Personal Author(s): Gurtov, Melvin
Report Date: 1968-07-01

Abstract:
An analysis is made of 1 U.S. policy and diplomacy during the 1954 Geneva Conference on Indochina, 2 the objectives of the participants in the conference, 3 the tactics used during the negotiations, and 4 the implications of those tactics for the present conflict. Although Vietnamese unity was not a priority objective of China or the Soviet Union, neither power may have expected a South Vietnamese regime to survive until the national elections. The U.S. goal, among others, was to maximize the Saigon governments chances of posing an authentic challenge in the elections of 1956. In terms of the present conflict, additional Communist participation might complicate rather than strengthen Hanois position by increasing the opportunity for division on issues of troop withdrawal and political settlement. Saigons influence could be reduced if the United States were to limit South Vietnams role to talks with the Viet Cong. In the realm of tactics, Geneva indicates, first, that an ambiguous commitment on the part of the United States to a negotiated settlement can have far greater value than an obvious disposition to accept terms second, that the threat of a use of force hitherto restrained can be more valuable to the U.S. bargaining position than force already applied.

Full report https://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/research_memoranda/2005/RM5617.pdf

Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc Triều Hình Luật” – Luật Hồng Đức

phapluatdansu.edu.vn Tạp chí Triết học số 7 (194) năm 2007

NGUYỄN THANH BÌNH – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483  trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này là Luật Hồng Đức(1).

Tất nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh bộ luật này. Trong thiên Hình luật chí (sách Lịch triều hiến chương loại chí), Phan Huy Chú cũng như dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác và theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu thì bộ luật này được xây dựng trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước đây, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh(2). Song, trong Lời nói đầu của cuốn Quốc triều hình luật do Viện Sử học Việt Nam dịch và giới thiệu thì bộ luật trên có thể được soạn thảo ngay năm đầu của triều Lê sơ (Lê Thái Tổ) và “không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh dần, trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ông vua nổi tiếng văn hiến Lê Thánh Tông”(3). Có thể khẳng định rằng, Luật Hồng Đức là bộ luật tiến bộ nhất, hoàn chỉnh nhất trong các bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến; là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam; là một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn hiến nước ta. Bộ luật ấy chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và nội dung tư tưởng rộng lớn, là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng nhà nước phong kiến thịnh trị thời Lê sơ.

Tiếp tục đọc “Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc Triều Hình Luật” – Luật Hồng Đức”

Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê

 danviet.vn Thứ ba, ngày 15/06/2021 22:56 PM (GMT+7)

Với Bộ luật Hồng Đức, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ được pháp luật quy định một loại quyền đặc biệt…

Bộ luật Hồng Đức là 1 trong 4 bộ tổng luật thành văn trong lịch sử lập pháp Việt Nam (cùng với bộ Hình thư thời Lý, bộ Quốc triều thông chế thời Trần và bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn). Bộ luật Hồng Đức là sản phẩm của việc pháp điển hóa pháp luật thời Lê sơ, hiệu lực của nó không chỉ duy trì trong hơn 300 năm thời Hậu Lê; mà kể cả thời Nguyễn sau này hay hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại cũng đã kế thừa nhiều thành tựu lập pháp trong bộ luật Hồng Đức.

Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê - Ảnh 1.
Hai người phụ nữ thời Lê trong Hoàng Thanh chức cống đồ.

Bộ luật Hồng Đức bao gồm 722 điều, chia thành 13 chương; nhưng không phải tất cả các điều luật này đều được ban hành trong thời kì Hồng Đức (1470-1497). Ví dụ, điều 388 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Quang Thuận thứ 2 (1461); điều 389 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), điều 391 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Quang Thiệu thứ 2 (1517)…

Tiếp tục đọc “Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê”

Ấn tượng nhân văn từ “Lá đơn thứ 72”

sggp.org 9/05/2022 08:00 (GMT+7)

(ĐTTCO) – Hướng đến kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, Sân khấu tư nhân Lệ Ngọc công diễn vở kịch “Lá đơn thứ 72” nói về câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý thư kêu cứu của người dân bị án oan. NSND Lê Tiến Thọ ở tuổi 71 được mời làm đạo diễn, còn NSND Vương Duy Biên ở tuổi 64 đảm nhận vai trò thiết kế mỹ thuật. 

Một cảnh trong vở kịch “Lá đơn thứ 72”.
Một cảnh trong vở kịch “Lá đơn thứ 72”.

NSND Lê Tiến Thọ là một nhân vật nổi tiếng bậc nhất trong nghệ thuật tuồng Việt Nam, với các vai diễn trong “Suối đất hoa”, “Hoàng hôn đen”, “Lý Phụng Đình”… và còn thể hiện năng lực trong vai trò đạo diễn các vở tuồng “Thiếu phụ Nam Xương”, “Lý Chiêu Hoàng”, “Dũng khí Đặng Đại Độ”…

Ông cũng là tác giả của nhiều kịch bản tuồng như “Chuyện tình ông vua”, “Hoàng thúc Lý Long Tường”, “Vụ án Lệ Chi Viên”… NSND Lê Tiến Thọ được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012. Sau nhiều năm làm Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam, ông tiếp tục đảm nhận những vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch, Chủ tịch Hội Sân khấu Việt Nam… 

Tiếp tục đọc “Ấn tượng nhân văn từ “Lá đơn thứ 72””

Two Koreas, Two Development Policies

cfr.org

How did two countries with the same language, culture, and history turn out so differently?

Last Updated April 28, 2023

North Korean and South Korean leaders walking towards each other with arms extended for a handshake.

South Korean President Moon Jae-in and North Korean leader Kim Jong Un shake hands at the truce village of Panmunjom inside the demilitarized zone separating the two Koreas, South Korea, April 27, 2018.

Source: Korea Summit Press Pool via Reuters.SHARE

South Korea is one of the world’s most successful economies. It’s home to billion-dollar corporations like Samsung and produces some of the best high-tech electronics. But just across the border, North Korea is one of the most impoverished countries in the world. How can two countries with the same language, culture, and history—that were, not long ago, one united country—turn out so differently?

North and South Korea had been one nation for over a thousand years. Theoretically, they could have developed similarly after splitting in 1945, at the end of World War II. In fact, North Korea possessed the resources to outpace the south in development. But the political and economic decisions their leaders made destined the countries for completely different futures.

https://datawrapper.dwcdn.net/gOOgt/1/

The Division of the Koreas

Tiếp tục đọc “Two Koreas, Two Development Policies”

A controversial article praises colonialism. But colonialism’s real legacy was ugly.

washingtonpost.com September 19, 2017 at 6:00 a.m. EDT

Women and children prepare to flee with their belongings near the Central African Republic town of Grimari on May 7, 2014. (Siegfried Modola/Reuters)

How many of today’s problems in the Global South are a direct legacy of colonialism? A recent journal article by Bruce Gilley,  “The Case for Colonialism,” kicked up great controversy by arguing that the “orthodoxy” that Western colonialism was universally harmful to colonized peoples and countries is overstated. Colonialism, Gilley writes, was “both objectively beneficial and subjectively legitimate” in many places.

Gilley, a political scientist at Portland State University, studies Chinese politics and recently made waves for resigning his membership in the American Political Science Association over its alleged lack of political diversity. His article in Third World Quarterlyhowever, ignores many existing studies that answer these questions with better data and more rigorous analysis, and which come to a resounding conclusion of “no.”

Tiếp tục đọc “A controversial article praises colonialism. But colonialism’s real legacy was ugly.”