Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Ấn đền Trần (5 bài)

Danh sách bài do admin (PTH) tự sắp xếp.

***

Chủ Nhật, 05/02/2023, 09:57

Ảnh: Ngủ gật, vật vờ cả đêm dưới mưa chờ mua ấn đền Trần 

5h sáng BTC mới phát ấn nhưng từ 1h sáng 5/2, rất đông người có mặt tại khuôn viên đền Trần (Nam Định) chờ mua ấn. Họ đứng, ngồi vật vờ,  ngủ tại điểm xếp hàng bất chấp mưa nặng hạt.

Sau khi lễ khai ấn diễn ra xong, tại khuôn viên đền Thiên Trường, đền Trùng Hoa, đền Cố Trạch (TP. Nam Định) rất đông người ngồi, ngủ ngay tại điểm phát ấn chờ đền giờ mua ấn dưới cơn mưa

Theo quan niệm, nếu mua được ấn đền Trần sau giờ khai ấn sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc và công danh nên rất nhiều người nên rất đông người dân địa phương, du khách thập phương chịu rét, “đội mưa”, thức thâu đêm để mua ấn

Tiếp tục đọc “Ấn đền Trần (5 bài)”

Biến tướng hủ tục “cướp vợ” đến “tụt cả váy” của người H’mông

ANTG – 2/6/2019

Tục bắt vợ vốn là một nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Nhưng giờ đây, thay vì tiếng khèn, câu hát, những ánh mắt yêu thương người ta bắt gặp qua các vụ bắt vợ là cảnh giằng xé hỗn loạn, sự sợ hãi, nỗ lực chống cự yếu ớt của cô gái và những nụ cười hào hứng của trai bản, mà không biết rằng đây chính là hành vi vi phạm pháp luật.

Bàn về đám tang “văn minh”: Ai có quyền thay đổi một thực hành văn hóa?

isee.org.vn – Đăng vào October 7, 2019

Người mất nên đưa đi chôn cất bằng ki* hay quan tài, đám ma nên làm ngắn ngày hay dài ngày, có nên mổ trâu bò “tốn kém” hay cần tổ chức “tiết kiệm” hơn? Câu chuyện đám ma của người Mông dường như vẫn là hàng loạt câu hỏi đợi chờ một sự lựa chọn nhị nguyên giữa Có và Không, giữa Nên và Không nên, gây bối rối cho cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc. Sự phân tách nhị nguyên dường như đòi hỏi một kết luận tuyệt đối: “lạc hậu” hay “văn minh”, “tốn kém” hay “tiết kiệm”, “mê tín” hay “tâm linh”. Trong sự kiếm tìm giữa “đúng” và “sai”, ta thường quên đặt câu hỏi: Ai có quyền phán xét một thực hành văn hóa và ai có quyền quyết định thay đổi một thực hành?

Anh Má A Pho – đại diện mạng lưới Tiên Phong giới thiệu về chuỗi thảo luận “Góc nhìn Tiên Phong”

Tiếp tục đọc “Bàn về đám tang “văn minh”: Ai có quyền thay đổi một thực hành văn hóa?”

Minh Thề, nơi dân tuyên thề chống tham nhũng

Hoàng Thiên Nga 

Rằm tháng Giêng mọi năm, thôn Hòa Liễu đều tổ chức Lễ hội Minh thề tưng bừng suốt 3 ngày đêm tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ. Còn Rằm năm nay, chúng tôi về vùng nông thôn nổi tiếng này vẫn thấy cờ hoa giăng mắc, nhưng cột đá thề vắng hoe trong nỗi buồn của Hội đồng bô lão. 

Dâng lễ toàn những mái đầu bạc phơ

Tiếng thơm còn mãi

Được công nhận là Di sản vi vật thể cấp Quốc gia, nhưng cho đến nay lễ Minh Thề vẫn chỉ do dân làng Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) tự tổ chức.  Tiếp tục đọc “Minh Thề, nơi dân tuyên thề chống tham nhũng”

Đêm nằm nghe pê-đê hát

1.

Buổi chiều, nghe tiếng kèn lá “ò í e…” trong ngõ hẻm nhà mình là tôi nghĩ ngay tới một đêm mất ngủ. Ở những vùng ven thành phố như cái quận Gò Vấp này, nhất là trong những xóm lao động, đám ma nơi những gia đình theo đạo thờ cúng ông bà – hay người lương, phân biệt với nguời công giáo, Thiên Chúa giáo – thường buồn bã một cách hết sức ồn ào. Tiếp tục đọc “Đêm nằm nghe pê-đê hát”

Nỗi lo “chảy máu” hiện vật văn hóa Tây Nguyên

30/05/2017 – 21:25

Biên phòng – Những hiện vật văn hóa quý giá của người Tây Nguyên như trống, cồng chiêng, ché, thuyền độc mộc… luôn chứa đựng trong chúng nhiều bí ẩn và thông điệp của quá khứ. Trong dòng chảy của kinh tế thị trường hiện nay, không ít vật thể gắn liền với nó là những giá trị vĩnh hằng đã biến thành giá trị thực tế, đó chính là… tiền! Đây là một vấn đề đáng lo ngại liên quan đến việc “chảy máu” hiện vật văn hóa tại các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên.

fzqh_19a
Già Duôm Dai K’Bát trình diễn nhạc cụ truyền thống của người K’Ho. Ảnh: Mạnh Hưng

Tiếp tục đọc “Nỗi lo “chảy máu” hiện vật văn hóa Tây Nguyên”

Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh

Hà Nam - Một trong những tỉnh có tình trạng mất cân bằng giới tính cao nhất nước - Ảnh 1.

moh.gov.vn – 29/08/2018 | 00:35 AM   |

Nếu không có giải pháp cụ thể thì chúng ta sẽ mãi loanh quanh, luẩn quẩn trong câu chuyện “trọng nam khinh nữ”.

Thực tế, phụ nữ luôn bị coi là thứ hai, đứng sau nam giới. Đến bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới và người dân nhận thức được rằng, đẻ con gái cũng tốt như đẻ con trai, lúc ấy có lẽ tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) mới được giải quyết”, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội nhấn mạnh.

Tiếp tục đọc “Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh”

Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn

isee – Đăng vào January 3, 2019

“Một bạn người Thái hẹn hò với bạn người Kinh, mẹ bạn người Kinh hỏi dò bạn này: Cháu có bỏ bùa con bác không?”. Bạn người Kinh không nói chia tay nhưng tỏ ra lạnh nhạt, nên bạn người Thái chủ động chấm dứt. Sau này mới biết “bạn người yêu sợ rằng nếu chia tay cô này thì sẽ bị bỏ bùa” nên mới hành động như vậy. “Sự tổn thương ở đây không chỉ ở việc chia tay, mà còn ở định kiến: Tôi là người DTTS”, anh Đỗ Quý Dương chia sẻ.

Người Mông trong phố Tiếp tục đọc “Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn”

Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng

Kết quả hình ảnh cho đâm trâu cvdvn
Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên

tiasang – 10/03/2016 08:24 – Nguyễn Văn Chính

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, trong đó các tộc người thiểu số chiếm khoảng 14% tổng dân số cả nước. Bình đẳng, đoàn kết, chống kỳ thị và phân biệt dân tộc luôn được đề cao như là những nguyên tắc nhất quán trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, những thông điệp và hình ảnh về các tộc người thiểu số đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng đôi khi có thể đưa lại những hệ quả không như mong đợi. Tiếp tục đọc “Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng”

Chơi đu dịp Tết mùa mưa – Người Hà nhì “tạ tội” cỏ cây

Cập nhật ngày: 18/6/2019

VOV4.VNTrước khi chơi đu, người Hà nhì ở xã Ka Lăng, Mường Tè, Lai Châu phải cúng. Họ chỉ dựng cây đu đúng 1 lần trong năm vào dịp Tết mùa mưa, tức là vào khoảng tháng 5 âm lịch. Không chỉ là một trò chơi mua vui, chơi đu còn là hình thức “tạ tội” với cỏ cây, thần linh.

Tết Mùa mưa Dế khù chà được tổ chức khoảng 4 ngày. Dịp này, nhiều nghi lễ được bà con tiến hành với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm sinh sôi, phát triển, con cháu khỏe mạnh. Tiếp tục đọc “Chơi đu dịp Tết mùa mưa – Người Hà nhì “tạ tội” cỏ cây”

Sử thi Raglai – Nhìn từ phương diện chức năng thể loại

Kết quả hình ảnh cho đám cưới Raglai
Đám cưới người Raglai tại nhà trai. Ảnh: Internet

Nguyễn Thanh Tùng*

Tóm tắt:

Trong nền văn hóa lâu đời của người Raglai, sử thi (Akhát Jucàr), xét về phương diện chức năng thể loại, là những di sản có giá trị lớn về nhiều mặt.

Trong phạm vi của bài viết này, ngoài việc điểm lược những nét khái quát về tộc người và văn hóa tộc người Raglai; về thể loại sự thi (Akhát Jucàr) trong nền văn học dân gian Raglai, chúng tôi tập trung nghiên cứu, thẩm nhận bước đầu một số chức năng của sử thi trong văn hóa tộc người Raglai, xét từ phương diện chức năng thể loại:

– Bảo lưu và truyền tải  phong tục, tập quán, tín ngưỡng;

– Tái tạo, tôn vinh lịch sử, xã hội, văn hóa tộc người;

– Đảm nhận vai trò đích thực của những áng văn chương truyền miệng .

Tiếp tục đọc “Sử thi Raglai – Nhìn từ phương diện chức năng thể loại”

Sông Tô Lịch xưa

36phophuongSông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.

Sông Tô Lịch xưa

“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng

“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng Tiếp tục đọc “Sông Tô Lịch xưa”

Đàng Trong qua khảo cứu nước ngoài

Người Đàng Trong xem hát bội qua tranh của John Barrow trong sách in tại London, Anh, năm 1806 /// Ảnh: Tư liệu
Người Đàng Trong xem hát bội qua tranh của John Barrow trong sách in tại London, Anh, năm 1806 – ẢNH: TƯ LIỆU

Cristophoro Borri (Trích từ Xứ Đàng Trong năm 1621, NXB Tổng hợp TP.HCM)

Cristophoro Borri (1583 – 1632) là nhà truyền giáo người Ý, đến Đàng Trong, vùng lãnh thổ phía nam sông Gianh trở vào nam năm 1618.

Trong những năm ở Đàng Trong, ông đã xem xét và nhận định về đất nước và con người và tập hợp các ghi chép của mình trong Tường trình về khu truyền giáo xứ Đàng Trong, xuất bản năm 1631 tại Ý. Tiếp tục đọc “Đàng Trong qua khảo cứu nước ngoài”

Phục dựng lễ cúng chặt hạ cây của người Êđê

baodaklak – Cập nhật lúc 11:50, Thứ Năm, 27/09/2018 (GMT+7)

Vừa qua, cây long não cổ thụ gần 100 tuổi (bị chết do bệnh) nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh đã được chặt hạ. Trước khi hạ cây, Bảo tàng tổ chức lễ cúng chặt hạ cây nhằm phục dựng lại nghi lễ của người Êđê. 

Đây là một trong các hoạt động bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa, vì theo quan niệm truyền thống của người Êđê, việc chặt hạ những cây cổ thụ, cao, to phải được thần linh chứng giám để tránh mọi điều xui xẻo và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Cây long não sau khi được hạ cắt sẽ làm thuyền độc mộc, ghế kpan và các vật dụng quý của người Ê đê và lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng…

Một số hình ảnh của buổi lễ:

aaaa
Thầy cúng chuẩn bị lễ vật để cúng trước khi hạ cây

Tiếp tục đọc “Phục dựng lễ cúng chặt hạ cây của người Êđê”