Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ngoài tầm nhìn

English:Ethnic minorities in Vietnam: Out of sight

Cảnh nghèo cùng cực vẫn đang tiếp diễn ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam là trách nhiệm của Đảng Cộng Sản (ĐCS).

Economist – XU XEO GIA chật vật sống ở Pho, một ngôi làng hẻo lánh ở khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam. Ông Gia đến từ dân tộc thiểu số Hmong. Ông rất biết ơn về những khoản trợ cấp giáo dục và chăm sóc y tế mà gia đình ông nhận được từ Chính phủ. Nhưng ông vẫn đang phải vật lộn trên vùng đất không đủ phì nhiêu để chăn nuôi và trồng lúa. 25$ lẻ ít ỏi ông kiếm được từ việc bán một con heo cũng chỉ đủ để sắm quần áo cho bọn trẻ nhà ông và giúp ông tránh xa các chủ nợ. “Cuộc sống đang trở nên tốt đẹp hơn”, ông nói, “nhưng chưa đủ nhanh”.

Điều này cũng đúng với rất nhiều người đến từ 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam. Họ chỉ vừa đủ sống lần hồi, thậm chí ngay cả khi ở các thành phố, 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế đã tạo ra một tầng lớp trung lưu có thể mua ô tô. Các nhóm dân tộc gồm khoảng 12 triệu người trong số 90 triệu dân của Việt Nam, nhưng lại chiếm tỷ lệ hơn 2/5 số người nghèo. Họ sống chủ yếu ở vùng nông thôn, và thỉnh thoảng trên các vùng núi cao. Tỷ lệ mù chữ và bỏ học của họ cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh chiếm đa số, điều này khiến các nhóm dân tộc thiểu số có xu hướng bị coi như là tầng lớp thấp hơn trong xã hội. Một nghiên cứu cho thấy những người lao động là người dân tộc thiểu số được chi trả mức lương chỉ bằng ¼ thấp hơn so với những người đồng nghiệp có cùng một công việc mà là người Kinh.

Ý thức được sự chênh lệch đang ngày càng lớn giữa người Kinh và phần còn lại của dân số, Chính phủ trong những năm qua đã cố gắng xây dựng đường xá, trường học và bệnh viện ở các vùng sâu nơi mà một số những nhóm dân tộc nghèo nhất của Việt Nam đang sinh sống. Tư vấn về nông nghiệp và các hình thức hỗ trợ phát triển khác cũng đang được đổ vào đây. Lê Quang Bình của iSSE, một nhóm về quyền con người ở Hà Nội, nói rằng, mặc dù chính phủ thường xuyên có các các chính sách hướng tới các dân tộc thiểu số, nhưng Quốc hội Việt Nam đang soạn thảo một lượng lớn luật về quyền công dân mà về lý thuyết có cải thiện rất nhiều các chính sách này.

Nhiều chương trình hiện tại cho các nhóm dân tộc đã rất lỗi thời. Ở Pho, ông Gia được nhận phân bón miễn phí, nhưng cái mà ông thật sự muốn là thêm nhiều thuốc trừ sâu để chống phá hoại mùa màng. Ở những nơi khác, heo con và hạt giống lúa được phân phối cho các trang trại trên đỉnh núi, nhưng các loại cây và con giống này lại thích nghi tốt nhất ở các vùng đẩt thấp ấm hơn. Những quyển sách giáo khoa thì chủ yếu được phát hành bằng tiếng Việt hơn là bằng ngôn ngữ địa phương. Sự thiếu kết nối dường như bắt nguồn từ thái độ xa lánh – thậm chí là phân biệt chủng tộc – giữa người Kinh đối với những người thiểu số. Báo chí bị nhà nước kiểm soát của Việt Nam thì tràn ngập những bản in rập khuôn về dân tộc.

Cũng thật đáng lo ngại khi các nhóm dân tộc của Việt Nam đã nhượng lại vô số đất đai cho những người Kinh đến định cư và phát triển, thường với những khoản bồi thường không đầy đủ. Chiếm đoạt đất đai đặc biệt phổ biến ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, những nơi mà các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước thường yêu cầu nhượng tài sản cho các mỏ, đồn điền và các đập thủy điện. Dân tộc thiểu số tại đây phàn nàn về việc bị đánh đập, bắt giữ và bị quấy rầy về những mối quan hệ với các nhà thờ không chính thức hay các nhóm chính trị ngầm.

Trong số những người bị ngược đãi nhiều nhất có:

Người Montagnard, một nhóm thiểu số theo đạo Cơ đốc ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam với các thành viên đã công khai phản đối chiếm đoạt đất đai và phân biệt đối xử về tôn giáo. Cũng giống như người Hmong, người Montagnard có thể là mục tiêu của việc đàn áp một phần bởi vì rất nhiều bậc cha mẹ và ông bà của họ đã chiến đấu kế bên quân đội Mỹ và miền Nam Việt Nam trong chiến tranh ở Việt Nam.

Nhận thức về vấn đề dân tộc thiểu số phải đối mặt với quyền bá chủ của người Kinh là một “sự viển vông” đối với Chính phủ, Stale Torstein Risa, nguyên đại sứ Nauy tại Việt Nam, đã nói vậy. Ông cũng lập luận, ĐCS Việt Nam xác định các dân tộc thiểu số là ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của mình, thậm chí quan trọng hơn cả Chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam đang lo ngại về sự xâm chiếm của Trung Quốc. Một nhà ngoại giao khác cho rằng Đảng sẽ thực hiện biện pháp “phân biệt đối xử và loại trừ có hệ thống” đối với bất kỳ dân tộc thiểu số nào mà có biểu hiện đe dọa quyền lực của mình.

Có lẽ, Phil Robertson của Huam Rights Wacth nói, chính phủ giữ người dân tộc thiểu số ra ngoài tầm mắt công chúng vì sợ rằng họ phát triển loại hồ sơ quốc tế- hoặc các chiến dịch ly khai – mà người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ đã cố gắng tạo ra. Khả năng này khó mà chứng minh được, mặc dù sự thật là chính quyền Việt Nam ngăn chặn các tổ chức từ thiện và đại sứ quán nước ngoài làm việc ở những khu vực có nhiều biến động của các vùng cao tây bắc và Tây Nguyên.

Tuy nhiên, mối quan tâm chính của hầu hết các dân tộc thiểu số không phải là tiến hành cách mạng mà là kiếm đủ tiền để sinh sống. Và họ vẫn đang phải vật lộn. Cảnh nghèo cùng cực rõ ràng gây ra đau khổ ở các ngôi làng ở Tây Nguyên. Ở Diom B, nơi mà rất nhiều người đến từ dân tộc thiểu số K’ho, Ma Duong, một người nông dân, nói rằng cuộc sống trở nên khó khăn hơn kể từ khi những dân định cư người Kinh xâm chiếm đất đai của gia đình bà từ 4 thập kỷ trước. Hiện tại, thay vì tự trồng lúa, bà mua nó bằng tiền lương 6$ hàng ngày bà kiếm được khi làm việc cho những đồn điền có người Kinh sở hữu. Ngôi nhà nhỏ một tầng 1 phòng của gia đình bà không có nước chảy. Các quan chức địa phương khuyên bà đào một cái giếng, nhưng tất cả những gì mà cái xẻng của bà đào lên được đều là đá.

Biên tập: Luật sư Trần Đình Hoành

Advertisement

1 bình luận về “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ngoài tầm nhìn

  1. Cám ơn Hà đã dịch.

    Bài dịch đã cho mình cái nhìn toàn cảnh hơn về đời sống của bà con dân tộc thiểu số.

    Mình mong được đọc những bài dịch tiếp theo của Hà và team dịch CVD.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s