Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Gia Rai (Jrai)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Ê Đê, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Gia Rai (Jrai) hôm nay.

Người Gia Rai hay Jrai, là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai.

Người Gia Rai là một nhánh lớn của tộc người Rang Đê cổ hay còn gọi là người Ê Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Anak Jarai tức con cái của Jarai. Trong văn hóa và tính cách của người Gia Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với người Ê Đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Người Gia Rai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm hơn so với người Ê Đê láng giềng. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Gia Rai (Jrai)”

Phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà nông

Tiếp vụ phân bón Thuận Phong tại Đắk Lắk

TPO – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi đọc báo Tiền Phong số 285 ra ngày 12/10/2015 có bài ” Phân bón giả-Tai họa của nhà nông”, đã lập tức giao văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan làm rõ các nội dung báo Tiền phong phản ánh; đề xuất biện pháp xử lý lên Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong tháng 11 năm 2015.

Phóng viên HTNPhóng viên báo Tiền Phong, Hoàng Thiên Nga, đưa đoàn 389 quốc gia vào kiểm tra kho phân bón của chi nhánh Cty Thuận Phong

Tiếp tục đọc “Phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà nông”

Vật đổi sao dời nơi cửa sông – 5 kỳ

Nơi cửa sông đã mất

23/10/2015 10:30 GMT+7

TTChính xác hơn là cả dòng Ba Thắc (Bassac) dài rộng, “lội không tới bờ, lặn không tới đáy” như ký ức của nhiều kỳ lão ở miệt đồng bằng sông nước Cửu Long, giờ đã biến đi đâu?

Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông
Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông

Cửu Long chín cửa sông, nay đã mất một. Ba Thắc đâu rồi? Để có câu trả lời, chúng tôi tìm tới UBND xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nơi cửa sông Ba Thắc từng tồn tại trong một thời gian dài.

Cửa sông Ba Thắc: chỉ còn trong ký ức

Trải tấm bản đồ địa giới xã lên mặt bàn, chỉ vào khu vực cửa sông Cồn Tròn hiện hữu, ông Nguyễn Chí Dũng – chủ tịch UBND xã An Thạnh Nam – diễn giải: “Có lẽ cửa sông Ba Thắc ngày trước là đây, nhưng khi ấy cồn Tròn, cồn Khỉ chưa nổi lên chia tách dòng chảy”.

Vậy còn cả một dòng Ba Thắc dài rộng giờ ở đâu? Chúng tôi thắc mắc. Tiếp tục đọc “Vật đổi sao dời nơi cửa sông – 5 kỳ”

Xoay xở bù đắp ngân sách thiếu hụt 

28/10/2015 15:51 GMT+7

TTCTVay khó khăn, nợ đến hạn trả cận kề, trong khi nguồn thu cho ngân sách bị co lại, Bộ Tài chính vừa phải vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỉ đồng để điều hành thu chi ngân sách. Ông Nguyễn Minh Tân, phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), thừa nhận điều hành ngân sách năm nay là năm khó nhất.

Nguồn thu từ dầu, khí sụt giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách -L.N.M.
Nguồn thu từ dầu, khí sụt giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách -L.N.M.

Trao đổi với TTCT, ông Nguyễn Minh Tân cho biết:

– Tính đến hết tháng 9, thu ngân sách đạt 75% dự toán. Đây là mức khá, nhưng việc điều hành ngân quỹ để đáp ứng các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương vẫn đang gặp nhiều khó khăn do công tác huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thiếu hụt ngân sách không đạt như dự kiến. Tiếp tục đọc “Xoay xở bù đắp ngân sách thiếu hụt “