Cơ hội và thách thức cho ngành báo chí trong thời đại kỹ thuật số: Góc nhìn từ châu Á và châu Âu

ENGLISH: Opportunities and Challenges for Journalism in the Digital Age: Asian and European Perspectives

Trong khi thời đại kỹ thuật số đặt ra nhiều thách thức hệ trọng đối với các loại hình báo chí và tình hình tài chính của ngành báo, có rất nhiều tiềm năng để nâng cao sự hợp tác giữa các tổ chức truyền thông của châu Á và châu Âu, theo ông Gareth Price.

• Trong khi “Cái chết của những tờ báo giấy” đã được đoán trước từ lâu, các phương tiện truyền thông xã hội và internet đem lại cho ngành công nghiệp này những thách thức lớn; các mô hình truyền thống nhanh chóng trở nên thừa thãi. Cụ thể, báo giấy không còn là “người giữ cổng” của “lối vào” thông tin.

• Mặc dù báo giấy nằm trong những ngành công nghiệp đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của internet, họ đã làm rất tệ trong việc kiếm lời từ độc giả trong thời đại kỹ thuật số. Thay vào đó, nhiều dòng doanh thu đã chuyển từ báo giấy về các công ty công nghệ thông tin và những đơn vị tổng hợp thông tin. Tiếp tục đọc “Cơ hội và thách thức cho ngành báo chí trong thời đại kỹ thuật số: Góc nhìn từ châu Á và châu Âu”

Hỗ trợ Nỗ lực Không còn Nạn đói tại Việt Nam

 

 

13/10/2015 Sáng kiến Không còn Nạn đói    

FAO – Sáng kiến Không còn Nạn đói (ZHC) được Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra lần đầu tại Hội nghị Phát triển Bền vững Rio+20 tại Brazil vào tháng 6/2012. Sáng kiến kêu gọi tất cả các nước cùng chung tay chấm dứt nạn đói và phát triển bền vững với năm mục tiêu (i) 100% người dân có khả năng tiếp cận đủ lương thực trong suốt cả năm,(ii) Không còn trẻ em dưới 2 tuổi  bị thấp còi, (iii) Tất cả các hệ thống lương thực thực phẩm đều bền vững, (iv) tăng trưởng 100% năng suất và thu nhập ở các hộ sản xuất quy mô nhỏ, nhất là các hộ do phụ nữ làm chủ, và (v)  không còn tổn thất, lãng phí lương thực thực phẩm, xúc tiến tiêu dùng có trách nhiệm. Tiếp tục đọc “Hỗ trợ Nỗ lực Không còn Nạn đói tại Việt Nam”

Air America

Chào các bạn,

Hôm trước tình cờ gặp một người bạn mới, 76 tuổi. Anh này trong thời chiến tranh Việt Mỹ làm phi công cho Air America, hãng máy bay “dân sự” do CIA làm chủ. Hãng này có từ năm 1950 dưới tên Civil Air Transport (CAT) hoạt động ở Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Sau đó hỗ trợ quân đội Pháp chống Việt Minh, dù vẫn không cứu được Điện Biên Phủ

Trong thời chiến tranh Việt Mỹ, hoạt động chính là ở Lào, bắt đầu từ năm 1957, đến ngày 26/3/1959 đổi tên là Air America.  AA làm mọi việc cần  làm – cứu phi công Mỹ bị bắn rơi, thả thực phẩm, thuốc men và vũ khí cho người Mèo (H’mong) ở các vùng núi chống lại quân đội Bắc Việt ở Lào, chuyển thuốc phiện của người Mèo cho tướng Vang Pao để giúp người Mèo có tiền sinh sống và tướng Vang Pao có tiền cho quân đội Lào, phần lớn thuốc phiện này lại được đưa vào thị trường VN, vào tay chiến binh Mỹ ở VN.

Air America là siêu bí mật trong thời chiến tranh, làm những việc không tiện cho quân đội Mỹ làm – như là mọi việc ở Lào để Mỹ không bị nói là mở rộng chiến tranh sang Lào.

Tháng 4, 1975, hình ảnh chiếc trực thăng cuối cùng rời nóc tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, là trực thăng của Air America.

Năm 1976 Air America bị giải tán, chấm dứt 26 năm hoạt động bí mật.

Các bí mật của Air America chỉ được tiết lộ sau này, do các cựu nhân viên của công ty.

Website Air America của các cựu nhân viên có rất nhiều thông tin về công ty siêu bí mật này trong thời chiến tranh.

http://www.air-america.org/index.php/en/

Rất tốt để các bạn hiểu sâu hơn về chiến tranh Việt Mỹ.

Mến,

Hoành

Tuyển sinh đại học dưới góc nhìn kinh tế

14/10/2015 14:15 GMT+7

TTCTCó một nghịch lí ở thời điểm hiện tại là trải qua ba đợt tuyển sinh vẫn còn 32 trường đại học, cao đẳng chưa tuyển đủ chỉ tiêu, dù chỉ vài tuần trước nhiều thí sinh vẫn phải đối mặt với khả năng trượt đại học. Điều gì đã gây ra sự tắc nghẽn trong đợt tuyển sinh đầu khiến cả cung lẫn cầu đều không tìm được cái mỗi bên cần?

 Đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ và kĩ năng theo chuẩn mực quốc tế là điều Việt Nam vẫn thiếu và yếu. Ảnh Thuận Thắng
Đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ và kĩ năng theo chuẩn mực quốc tế là điều Việt Nam vẫn thiếu và yếu.

Ảnh Thuận Thắng

Tuyển sinh đại học, cao đẳng là một bài toán kinh tế quan trọng. Nếu coi giáo dục như một nguồn lực có hạn (chất lượng giáo dục không thể thay đổi một sớm một chiều và không phải ai cũng sẽ được đào tạo trong những môi trường tốt nhất) thì việc phân bổ nguồn lực thế nào ảnh hưởng rất lớn hiệu quả của nền giáo dục. Tiếp tục đọc “Tuyển sinh đại học dưới góc nhìn kinh tế”

Nông dân thuê… hợp tác xã làm ruộng

02/05/2015 09:41 GMT+7

TT – Rất nhiều nông dân trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp không trực tiếp canh tác mà cho thuê hoặc giao đất cho hợp tác xã (HTX) để lấy sản phẩm.

 Đây được xem như một hình thức thuê… HTX làm ruộng để chuyển sang làm việc khác, vừa có thu nhập ổn định từ ruộng vừa kiếm thêm bằng công việc khác.
Nhân công phun xịt đồng loạt trên cánh đồng 100ha của HTX Đức Huệ - Ảnh: Vân Trường
Nhân công phun xịt đồng loạt trên cánh đồng 100ha của HTX Đức Huệ – Ảnh: Vân Trường

Nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất sản xuất lớn, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định hỗ trợ 50% lãi suất cho nông dân để thuê đất mở rộng diện tích sản xuất lúa và thuê máy san phẳng mặt ruộng bằng laser. Tiếp tục đọc “Nông dân thuê… hợp tác xã làm ruộng”