Vòng đeo hạt rừng từ vườn Núi Chúa

01/04/2017 12:38 GMT+7

TTO – Mùa khô ở Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa, lá cây không rụng mà khọp lại, giòn rụm. Lách qua bụi mọc xen đá núi, những người phụ nữ Raglai dang nắng đi lượm hạt rừng với giá 25.000 đồng/kg.

Vòng đeo hạt rừng từ vườn Núi Chúa
Chị Biểu (trái) có tay nghề khoan, xỏ hạt cây rừng giỏi nhất thôn Cầu Gãy. Chế tác từ hạt cây rừng là một phần nguồn sống mỗi ngày của gia đình chị và 26 chị em trong thôn – Ảnh: T.HÂN
“Tôi nghĩ sản phẩm này có tương lai vì mang đậm bản sắc địa phương. Vĩnh Hy, Hang Rái là những địa điểm du lịch nổi tiếng, chỉ cần 10% du khách đến đây mua sản phẩm là cộng đồng đủ sống
Anh LƯƠNG ĐỨC THIỆN

Tiếp tục đọc “Vòng đeo hạt rừng từ vườn Núi Chúa”

90 làng Cơ Tu bỏ tục đâm trâu

09/02/2017 10:20 GMT+7

TTO – Trong khi dư luận hoan nghênh Yên Bái ngừng nghi thức treo cổ trâu đến chết tại đền Đông Cuông (Tuổi Trẻ ngày 7-2), trước đó, tại huyện Tây Giang (Quảng Nam) tết này có đến 90 làng Cơ Tu không đâm trâu!

90 làng Cơ Tu bỏ tục đâm trâu
Nhờ những già làng thuyết phục, người Cơ Tu ở Tây Giang, Quảng Nam không còn tổ chức tục đâm trâu – Ảnh: T.V.

Người dân tự nguyện bỏ hẳn một tục lệ vốn đã tồn tại như một nét văn hóa ngàn đời. Tiếp tục đọc “90 làng Cơ Tu bỏ tục đâm trâu”

“Nhà sắt” giữa đại ngàn

– 33 TRẦN HÓA 6:30 AM, 15/02/2017


Niềm vui trong ngôi nhà tiện ích. Ảnh: T.H

Hàng chục “căn nhà sắt” nguyên là những container cũ được dựng lên giữa núi rừng Quảng Ngãi để làm nơi trú ngụ cho trẻ em ở các trường nội trú vùng cao. Vài nét ký họa, vài đường khoan cắt, cải tiến, những thùng hàng sắt khổng lồ kia đã trở nên thân thiện, tiện ích và đầm ấm đối với học trò miền núi, vốn sống tạm bợ trong các căn chòi lá.

Tiếp tục đọc ““Nhà sắt” giữa đại ngàn”

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

– Tính nghiêm trọng của các vấn đề Tây Nguyên. Làm gì để giải quyết?

Nguyên Ngọc

I – Một số nét tổng quan

A – Khái niệm Tây Nguyên :

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”

Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình

  • Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình
  • Bài phát biểu của bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại Hội thảo Quốc gia về Tảo hôn

***

Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình

Hội thảo quốc gia thảo luận về các cơ hội, khoảng trống và thách thức về tình trạng tảo hôn ở Việt Nam. Photo: UN Viet Nam\2016\Tung Tin Pui Timothy

UN – Hà Nội ngày 25/10/2016 – Tảo hôn là vi phạm quyền con người. Mặc dù các quốc gia đã có hệ thống luật pháp giúp giải quyến vấn đề này nhưng thực tế, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi, mà nguyên nhân chính là do nghèo đói và bất bình đẳng giới. Tiếp tục đọc “Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình”

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài

  • Bài 1: Không thể để đồng bào mãi lầm đường và lạc niềm tin
  • Bài 2: Vỡ mộng trên đất khách
  • Bài 3: Trở về từ ranh giới của sự sống và cái chết
  • Bài 4: Huổi Khon – vết thương đã lành
  • Bài 5: Bồi đắp niềm tin lòng người

mclv_15a
Trẻ em người Mông ở bản Hua Sin. Ảnh: Bích Hằng

***

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên

29/11/2016 – 15:07 BP

Việc người Mông di cư vượt biên trái phép không phải là vấn đề mới, gần đây sự việc lại nóng lên và được nhận định là có thể gia tăng với tính chất phức tạp hơn. Đây là một thách thức lớn đối với lực lượng Biên phòng và các địa phương có vùng đồng bào Mông sinh sống. Chúng tôi đi dọc tuyến biên giới của tỉnh Điện Biên tìm lại hồ sơ về người Mông vượt biên di cư, chuyện chưa hề cũ.

Tiếp tục đọc “Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Trả lại tên cho “em”

CSDM – 1 – 2014

Trong sâu thẳm tâm tư, bà con dân bản không muốn bản mình thay tên đổi họ, cho dù cái tên mới đầy mầu sắc phố thị, nhưng nó không đơn giản chỉ là một cái tên khi trong nó còn cả một phần văn hoá bản làng của người Thái Mường Lò.

Bản trong phố là một phần làm nên bản sắc của một thị xã miền núi như Nghĩa Lộ. (Trong ảnh: Một góc bản Noỏng trước đây – tổ 15 phường Pú Trạng bây giờ).

Tiếp tục đọc “Trả lại tên cho “em””

Có nên vận động chính sách?

PPWG – 25/08/2016

Câu hỏi “Có nên vận động chính sách?” đã được đưa ra để khơi mào cho cuộc thảo luận về căn nguyên tại sao các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức phi chính phủ vận động chính sách. Quá trình vận động chính sách là quá trình trao đổi tri thức, huy động sự tham gia của cộng đồng và là sự va đập giữa các giá trị của các nhóm (lợi ích) khác nhau. Mỗi cuộc vận động là một sự chuyển động hướng đến sự tự do, bảo vệ lợi ích, hoặc góp phần xây dựng thể chế hay một cơ chế nào đó để bảo vệ quyền tự do của người dân.

Tọa đàm Có nên vận động chính sách
Tọa đàm Có nên vận động chính sách Tiếp tục đọc “Có nên vận động chính sách?”

Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới

10 Tháng 11 Năm 2016 – Trang này bằng: English

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã ký kết thỏa thuận viện trợ với Ngân hàng thế giới để triển khai dự án Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, triển khai tại tỉnh Yên Bái và Sơn La (giai đoạn 2017-2021). Tiếp tục đọc “Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới”

Bỏ quên di sản Chăm – 6 bài

  • Bài 1 : Huyền thoại Thành Lồi
  • Bài 2: Bộ yoni trong làng cổ
  • Bài 3: Linh thiêng điện Hòn Chén
  • Bài 4: Hoang phế tháp đôi Liễu Cốc
  • Bài 5: Bất ngờ tháp Mỹ Khánh
  • Bài 6: Di tích trên núi Rùa

***

Bài 1 : Huyền thoại Thành Lồi

08:06 AM – 25/04/2016 TN

Dấu tích gạch của Thành Lồi hiện còn /// Ảnh: Tư liệu của Bảo tàng
Dấu tích gạch của Thành Lồi hiện còn ẢNH: TƯ LIỆU CỦA BẢO TÀNG

Thành Lồi là một thành cổ độc đáo của Vương quốc Chămpa, gắn liền với nhiều huyền thoại, hiện còn tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế). Di tích vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Tiếp tục đọc “Bỏ quên di sản Chăm – 6 bài”

Ẩn giấu gì đằng sau những “đạo lạ”? – 5 bài

  • Bài 1: “Đạo” ra đời từ giấc chiêm bao
  • Bài 2: Fulro – bóng ma quá khứ
  • Bài 3: Nỗi buồn mang tên “Vàng Chứ”
  • Bài 4: Hoạt động tôn giáo cũng trang bị vũ khí
  • Bài 5: Hiểu đúng luật pháp về quyền tự do tôn giáo

Người dân TPHCM đón chào năm mới. Ảnh: VIỆT DŨNG

***

Bài 1: “Đạo” ra đời từ giấc chiêm bao

SGGP – Chủ nhật, 16/09/2012, 23:46 (GMT+7)

LTS: Năm 2009 – 2011, ở nước ta xuất hiện một vài “đạo lạ”, như “đạo Hà Mòn”, “đạo Vàng Chứ” với lời tuyên truyền hoang đường: vay nợ ngân hàng chỉ cần đọc kinh nhiều là tự nhiên được xóa nợ, bệnh không cần uống thuốc đọc kinh sẽ khỏi… (?!). Tiếp tục đọc “Ẩn giấu gì đằng sau những “đạo lạ”? – 5 bài”

Đi gặp thủ lĩnh “Tin lành Đê Ga” – 3 bài

  • Bài 1: “Nhà nước Đê Ga”
  • Bài 2: Kinh thánh dạy tình thương yêu
  • Bài 3: “Tin lành Đê Ga” không phải là tổ chức tôn giáo
Dân làng Phùm Ang làm lễ công nhận những người tự nguyện từ bỏ đạo “Tin lành Đêga”.

***

09:49 PM – 26/06/2005

Bài 1: “Nhà nước Đê Ga”

Cuộc gặp này nhằm góp phần trả lời một câu hỏi mà tôi, các bạn cùng rất nhiều người trong và ngoài nước chưa hiểu rõ: “Tin lành Đê Ga” là tổ chức tôn giáo hay chính trị? Tại Gia Lai, chúng tôi và thủ lĩnh “Tin lành Đê Ga” Siu Huêh đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề này. Tiếp tục đọc “Đi gặp thủ lĩnh “Tin lành Đê Ga” – 3 bài”

Báo Tiền Phong trao học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 8 – Đầy niềm vui và khát vọng mạnh mẽ

Chương trình trao học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 8 của báo Tiền Phong đã thành công tốt đẹp. Nắng hồng tươi, hàng nghìn cử tọa chăm chú lắng nghe và theo dõi những câu chuyện cảm động, tuyệt vời về hiếu học, hiếu thảo, vượt khó của 97 học sinh phổ thông 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông được giới thiệu lên nhận học bổng.

Học bổng ĐCN lần thứ 8 đã trao cho 97 học sinh 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
Học bổng ĐCN lần thứ 8 đã trao cho 97 học sinh 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

Tiếp tục đọc “Báo Tiền Phong trao học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 8 – Đầy niềm vui và khát vọng mạnh mẽ”