English: 3 Reasons Property Rights Are Essential for Healthy Ecosystems
Chúng ta đều nghe đến những con số thống kê về sự sụp đổ hệ sinh thái. Hơn một tỉ người sống ở vùng khan hiếm nước. 30% rừng trên thế giới đã bị phá huỷ, và 20% bị suy thoái. Và gần 500 triệu người sống ở những vùng đất khô cằn ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Nhưng điều mà người ta không nhận ra là không có quyền sở hữu tài sản chính là trung tâm của nhiều suy thoái môi trường. Quyền sở hữu tài sản, hay còn gọi là quyền hợp pháp của con người trong việc sở hữu, sử dụng và bán đất đai, tài nguyên, và các hàng hoá khác, tạo ra động lực sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, người dân nhiều nước trên thế giới không có quyền sở hữu rõ ràng về đất đai, nguồn nước, khoáng sản và nhiều thứ khác, điều này đặt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tình trạng rủi ro lớn.
Đây là 3 lý do tại sao quyền sở hữu tài sản rõ ràng và bắt buộc là tối cần thiết để giữ cho hệ sinh thái lành mạnh:
1. Quyền sở hữu tài sản có thể ngăn ngừa suy thoái hệ sinh thái
Nhiều tài nguyên thiên nhiên được xem là tài nguyên chung – nghĩa là, không ai sở hữu nhưng ai cũng có thể sử dụng chúng. Việc một số người lạm dụng tài nguyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả mọi người. Ví dụ, nước ngầm ở một vài nơi được xem là tài nguyên chung mà mọi nông dân có thể dùng. Nhưng nếu một cá nhân chỉ quan tâm đến việc tưới nước cho cây của mình, và muốn dùng càng nhiều càng tốt nguồn nước từ lưu vực sông có lượng nước hạn chế, điều này có thể dẫn đến việc khai thác quá mức, khiến tất cả người sử dụng nước trong khu vực phải chịu thiếu hụt. Các tình huống tương tự thường xảy ra khi đánh bắt trên biển và khai thác gỗ. Garret Hardin mô tả như là “Bi kịch của sở hữu công cộng” (Tragedy of the Commons)
Giao quyền sở hữu tài sản cho các nguồn tài nguyên có thể giúp giảm suy thoái. Ví dụ, trong cộng đồng thuỷ lợi Zanjera ở Philippines, chính phủ đã cấp quyền sở hữu tài sản về nguồn nước cung cấp cho một cộng đồng nông nghiệp. Người Nnng dân sau đó đã thiết lập các quy tắc giám sát việc sử dụng nước, nơi họ có thể lấy nước luân phiên dưới sự giám sát của những nông dân khác. Nếu phát sinh xung đột, toá án địa phương sẽ giải quyết. Sự sắp xếp này – một cách hiệu quả tránh được việc khai thác quá mức nguồn nước ở địa phương – điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu không có quyền sở hữu tài sản của cộng đồng.
(WRI đang xem xét vai trò của quyền sử dụng đất của cộng đồng trong việc làm giảm tốc độ phá rừng toàn cầu và đảm bảo lợi ích môi trường. Theo dõi báo cáo mới của chúng tôi, Climate Benefits, Tenure Costs, ngày 7 tháng 10)
Nông dân trồng lúa ở Philippines.
2. Quyền sở hữu tài sản khuyến khích cung cấp các dịch vụ sinh thái.
Sự sống của con người phụ thuộc vào các dịch vụ mà hệ sinh thái đem lại, như là không khí trong lành, sự trao đổi chất, kiểm soát lũ lụt vá xói mòn, và phong cảnh đẹp. Vấn đề là trong khi mọi người có thể hưởng lợi từ những dịch vụ này, nhưng thực sự không có thị trường cho chúng – không ai trả tiền cho việc kiểm soát xói mòn mà một khu rừng khoẻ mạnh mang lại. Điều này được biết đến như một vấn đề “người ăn không”(free rider) trong kinh tế học. Những dịch vụ này thường bị cung cấp không đủ do thiếu động cơ thị trường.
Đây là chỗ mà quyền sở hữu tài sản có tác dụng: không giống như một khu đất bỏ hoang hay một lãnh vực mở, nếu một người hay một cộng đồng sở hữu một mảnh đất cụ thể, họ có ý thức (và đôi khi là nghĩa vụ pháp lý) về nghĩa vụ chăm sóc nó. Và họ cũng có một động cơ kinh tế để làm vậy, vì họ là chủ sở hữu, có thể hưởng những lợi ích trực tiếp từ việc sử dụng bền vững và hiệu quả các nguồn tài nguyên này. Gìn giữ một khu vực lành mạnh cũng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái đem lại lợi ích cho những người ở ngoài mảnh đất đó. Ví dụ, duy trì cây cối mạnh khoẻ trong khu rừng của cộng đồng có thể cải thiện lượng nước trong đất, và có lợi cho tất cả các vùng đất nông nghiệp quanh khu vực qua việc kiểm soát lũ lụt và xói mòn. Và rừng hấp thụ carbon cũng có lợi cho cộng đồng thế giới.

Công ty nước khoảng thiên nhiên Evian đã trả tiền cho nông dân tại địa phương ở Pháp để bảo vệ chất lượng nước thông qua các tập quán nông nghiệp bền vững.
3. Quyền sở hữu tài sản có thể thúc đẩy đầu tư vào bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
Bảo tồn thiên nhiên thường không thể đạt được nếu không có kinh phí, và ở đó có thể xẩy ra cạnh tranh sử dụng đất với giá trị kinh tế rõ ràng. Thậm chí khi việc bảo tồn đem lại lợi ích cao nhất cho xã hội, các cộng đồng bị kẹt trong các nguồn tài nguyên – người phải chịu chi phí duy trì một hệ sinh thái lành mạnh – điều này làm cho mọi người khó nhận tác động tích cực này khi không có sự hỗ trợ bên ngoài. Một câu hỏi then chốt cho các nhà hoạch định chính sách là làm sao để tài trợ cho việc bảo tồn ở những vùng giàu tài nguyên mà nơi dân cư rất nghèo. Cũng vậy, ở nơi này việc đảm bảo quyền sở hữu tài sản có thể phát huy vai trò.
Ví dụ, Chile, Mexico, và California giao quyền sở hữu tài sản đối với ngồn nước, với mỗi người dân được phân bổ một lượng nước nhất định. Điều này tạo ra một thị trường khuyến khích việc sử dụng bền vững. Chẳng hạn, nông dân sẽ áp dụng các thực hành sử dụng nước hiệu quả để xoay sở trong lượng nước được phân bổ, hoặc thậm chí dùng ít hơn lượng cho phép. Sau đó họ có thể bán lượng nước phân bổ không sử dụng cho người khác hoặc doanh nghiệp cần nhiều nước hơn so với phân bổ của họ. Đây là giải pháp hiệu quả về kinh tế để sử dụng nước bền vững, vì nông dân có thể có cơ hội kiếm thêm tiền bằng cách tiết kiệm nước, trong khi người sử dụng khác sẽ có thêm nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tất nhiên không phải lúc nào các cá nhân hay cộng đồng cũng có thể chuyển quyền sở hữu tài nguyên thành cái gì đó “có thể bán được”, do đó tài trợ bên ngoài từ chính phủ hoặc các cơ quan khác vẫn có thể cần thiết để phát triển việc bảo tồn.
Hơn nữa, quyền sở hữu tài sản được định nghĩa rõ ràng cũng có thể đảm bảo chủ sở hữu đất được nhận thưởng hay ưu đãi cho việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên đem lại lợi ích cho người khác. Chẳng hạn như, Công ty nước khoảng thiên nhiên Evian đã trả tiền cho nông dân tại địa phương ở Pháp để bảo vệ chất lượng nước thông qua các tập quán nông nghiệp bền vững.
Đầu tư vào Quyền Sở hữu tài sản là Đầu tư với chi phí hiệu quả vào thiên nhiên.
Chúng ta có thể không phải trả phí cho thiên nhiên, nhưng cái giá cho việc mất mát và suy thoái hệ sinh thái chúng ta đều thấy được. Trong khi chính phủ có thể quy định việc sử dụng tài nguyên và trừng phạt việc sử dụng quá mức, nhưng việc này có thể tốn kém, tốn nhiều thời gian và khó thực thi. Trao sức mạnh cho quyền sở hữu là một phương pháp hiệu quả để đem lại lợi ích cho con người, đất đai và tài nguyên.