Kiến thức bản địa: Các nhà sinh thái học đang học được điều gì từ người bản địa

English:
Native Knowledge: What Ecologists Are Learning from Indigenous People

Minh họa – LUISA RIVERA/YALE E360

Từ Alaska tới Australia, các nhà khoa học đang quay sang hiểu kiến thức của người bản địa để hiểu hơn về thế giới tự nhiên. Những gì các nhầ khoa học đang học được giúp họ có những khám phá mới về mọi thứ, từ việc bang tan chảy ở Bắc Cực, cho tới bảo vệ nguồn cá biển, và kiểm soát động vật hoang dã. 

 

Trong khi đang phỏng vấn những người lớn tuổi sống tại Inuit, Alaska để tìm hiểu thêm kiến thức của họ về cá voi trắng beluga và cách các loài động vật phản ứng với những thay đổi ở Bắc Cực, nhà nghiên cứu Henry Huntington dường như đã mất mạch cuộc trò chuyện khi những người thợ săn vùng Alaska đột nhiên chuyển từ chủ đề cá voi trắng sang chuyện về hải ly.  Tiếp tục đọc “Kiến thức bản địa: Các nhà sinh thái học đang học được điều gì từ người bản địa”

ENV ra mắt ấn phẩm “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã”

ENV – Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) là một tổ chức xã hội trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập từ năm 2002 với mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học của đất nước thông qua việc hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường thể chế, chính sách và thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cũng như khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ ĐVHD.

anh-bia Tiếp tục đọc “ENV ra mắt ấn phẩm “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã””

Đón tết giữa đầm lầy

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Mặc phố phường tưng bừng đón xuân, những chàng trai canh giữ hai khoảnh đầm lầy hiếm quý vẫn cần mẫn ngày đêm lầm lũi xuyên rừng, lội sình bất kể thời khắc giao thừa hay bình minh đầu tiên của năm mới, để bảo vệ từng cây Thủy tùng cổ thụ, từng cụm chồi ghép non xanh.

Tuần tra giữa rừng thủy tùng

Báu vật đại ngàn

Đây đã là cái tết thứ 8 kể từ khi Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước (BQL KBT) được UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định thành lập với nhiệm vụ gìn giữ, phát triển hai quần thể thực vật đã khiến Việt Nam có tên trong bản đồ Thông nước (tức Thủy tùng) của thế giới. Tiếp tục đọc “Đón tết giữa đầm lầy”

Tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên trái đất đang diễn ra, các nhà khoa học cảnh báo

English: Earth’s sixth mass extinction event under way, scientists warn

Các nhà nghiên cứu nói về “sự huỷ diệt sinh học” khi nghiên cứu chỉ ra hàng tỉ loài vật đã biến mất trong những thập kỷ gần đây.

Theo nghiên cứu, “sự huỷ diệt sinh học” ở động vật hoang dã trong những thập kỷ này chính là sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trong lịch sử trái đất và nó đang tiếp tục diễn ra nghiêm trọng hơn nhiều so với lo sợ trước đây.

Các nhà khoa học phân tích cả 2 loại loài vật phổ biến và quý hiếm và tìm thấy hàng tỷ quần thể địa phương và khu vực đã biến mất. Điều này là hệ luỵ của sự phát triển dân số và tiêu dùng quá mức con người. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng sự tuyệt chủng này đe doạ sự sống còn của nền văn minh con người, và chúng ta chỉ còn một khoảng thời gian ít ỏi để hành động.
Tiếp tục đọc “Tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên trái đất đang diễn ra, các nhà khoa học cảnh báo”

3 lý do tại sao Quyền sở hữu tài sản là tối cần thiết cho hệ sinh thái môi trường lành mạnh.

English: 3 Reasons Property Rights Are Essential for Healthy Ecosystems

Chúng ta đều nghe đến những con số thống kê về sự sụp đổ hệ sinh thái. Hơn một tỉ người sống ở vùng khan hiếm nước. 30% rừng trên thế giới đã bị phá huỷ, và 20% bị suy thoái. Và gần 500 triệu người sống ở những vùng đất khô cằn ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đọc “3 lý do tại sao Quyền sở hữu tài sản là tối cần thiết cho hệ sinh thái môi trường lành mạnh.”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 6: Khoa học của sự tôn kính thiên nhiên

NĐT – 18/05/2017 – 20:53 PM

Chính phủ vừa có yêu cầu việc điều chỉnh quy hoạch liên quan đến bán đảo Sơn Trà cần tiếp thu ý kiến trên tinh thần thực sự khoa học và cầu thị. Đây là một thông điệp rất đáng mừng, nhưng vấn đề là khoa học nào? 

Cây đa hàng nghìn năm tuổi trên núi Sơn Trà – Ảnh: Công Bính

» Để voọc Sơn Trà còn đất sống 

Hai ngàn rưỡi năm trước, Trang Tử bảo, đời ta có hạn còn tri thức thì vô bờ, lấy cái có hạn mà đuổi theo cái vô bờ thì nguy khốn, biết là nguy khốn mà còn đuổi theo thì nguy khốn hơn (Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai; dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ! – Nam Hoa Kinh). Cho nên, các nhà khoa học chân chính đều khiêm nhường kính ngưỡng trước thiên nhiên, đều coi tri thức mà mình có được chỉ là hạt cát trong mênh mông biển cả. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 6: Khoa học của sự tôn kính thiên nhiên”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’

MTG – Đăng lúc: 02.05.2017 11:26


Hệ sinh thái tại Sơn Trà đang bị xâm hại khiến cộng đồng xã hội hết sức bức xúc. Ảnh loài Voọc chà vá chân nâu quý hiếm tại Sơn Trà – Ảnh: Lê Tuấn

   “Nếu có sự kết hợp hài hòa nhất giữa tự nhiên và xã hội thì sự kết hợp đó chính là Hoàng Đình Bá” (giáo sư Trần Quốc Vượng). Và khi nhắc đến Sơn Trà, không thể không nhắc đến ông thần rừng này.

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Sơn Trà là vào năm 1978, lúc tôi đang là bộ đội, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra và cả nước đang chuẩn bị chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Toàn đại đội của tôi được lệnh vào Sơn Trà bằng tàu quân sự qua đường biển, nói là để “truy quét tàn quân địch” nhưng thực chất có lẽ là tham gia làm tiền trạm cho cấp trên kiểm soát một vị trí chiến lược nhằm chuẩn bị bố trí phòng thủ nếu chiến tranh diễn ra trên toàn quốc. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’”

From dams to basins: mapping across scales

Tiếp tục đọc “From dams to basins: mapping across scales”

Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển?

LĐO HỮU LONG 6:15 AM, 21/03/2017

Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà làm hình ảnh nhận diện thành phố nhân sự kiện năm APEC 2017 tại Đà Nẵng. Ảnh: GreenViet.

Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh khuyến cáo, việc xây dựng các dự án trên bán đảo Sơn Trà ảnh hướng đến môi trường sống của loài vọoc chà vá chân nâu, đẩy loài voọc trước nguy cơ tuyệt chủng. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần đẩy mạnh giáo dục da dạng sinh học ở cấp nhà trường và đặt bài toán cân đối giữa bảo tồn và phát triển…

Tiếp tục đọc “Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển?”

Hãy ngừng ngay bê tông hóa Sơn Trà!

LĐO THÙY TRANG 3:8 PM, 20/03/2017

Hệ sinh thái động thực vật tại Sơn Trà đang ngày càng bị xâm hại nặng nề và táo tợn. Ảnh: Le Tuan.

Sau 3 ngày kể từ khi bị người dân phát hiện một phần bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bị cày ủi gần như thành đồi trọc để xây dựng biệt thự, khu nghĩ dưỡng, dự án sinh thái Biển Tiên Sa đã bị đình chỉ hoạt động. Thế nhưng, với nhiều người dân Đà Nẵng và các chuyên gia môi trường, họ mong muốn chính quyền địa phương có những quyết định mạnh mẽ hơn bởi sự xâm hại vào bán đảo Sơn Trà đang ngày càng nghiêm trọng và táo tợn.

Tiếp tục đọc “Hãy ngừng ngay bê tông hóa Sơn Trà!”

Quảng Trị, công khai đốn hạ cây gỗ trong rừng phòng hộ – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Theo dấu lâm tặc
  • Kỳ 2: Tự “tê liệt”, những người giữ rừng mặc rừng bị tàn sát 

***

KỲ 1: THEO DẤU LÂM TẶC

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA HƯNG THƠ – ĐĂNG KHOA
11:9 AM, 03/08/2016

Bất chấp lệnh đóng cửa rừng tự nhiên vừa được Thủ thướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 20.6.2016, tại các cánh rừng tự nhiên thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn đang “chảy máu” ồ ạt từng ngày. Lâm tặc đưa ôtô, xe trâu, cưa máy vào rừng, cây lớn, cây bé bị triệt hạ nằm ngổn ngang khắp các lối đi, trên triền đồi, giữa những vực sâu bạt ngàn, mọi việc diễn ra như thể khu rừng này chưa bao giờ có chủ!

Tiếp tục đọc “Quảng Trị, công khai đốn hạ cây gỗ trong rừng phòng hộ – 2 kỳ”

Ký sự Organic – Phần 2

***

Ký sự Organic – Kỳ 3: Mặc kệ nó

08:45 AM – 01/10/2014
(TNO) Chán nản với đám sâu rầy lúc nhúc trên cây cối mà không được phép tiêu diệt chúng, tôi nghiền ngẫm lại những gì mà ông Fukuoka đã làm. Người làm vườn có tầm nhìn xa nhất thế giới này là niềm cảm hứng vô biên đối với chúng tôi.
Ký sự Organic - Kỳ 3: Mặc kệ nó - ảnh 1

Cỏ không phải kẻ thù mà là bè bạn

Tiếp tục đọc “Ký sự Organic – Phần 2”

Hai tấn ngà voi và 70 kg sừng tê giác bị thiêu hủy

VE – Thứ bảy, 12/11/2016 | 19:57 GMT+7

Ngà voi, sừng tê giác, xương hổ được nghiền nát, đốt rồi chôn sâu dưới lòng đất.

 

Ngày 12/11, lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành tiêu hủy ngà voi, sừng tê giác và một số xương gấu, hổ bị buôn bán trái phép.

Tiếp tục đọc “Hai tấn ngà voi và 70 kg sừng tê giác bị thiêu hủy”

Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai

Chuỗi bài gồm có:

  • Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
  • Bình Phước: Gỡ rối do cưỡng chế quá đà – 2 kỳ
  • Bình Phước: Máu đổ khi công an cưỡng chế đất bị dân đâm
  • Bình Phước: Cưỡng chế quá đà, dân nghèo thêm khổ
  • Tranh chấp đất rừng 3 người bị bắn chết, mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

***

TP – Ngày 24 tháng 10 năm 2016

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông

Tối 23/10, ông Đoàn Hồng Quân – Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho biết, hiện trường vụ nổ súng thuộc địa bàn xã Quảng Trực chứ không phải xã Đắk Ngo như thông tin ban đầu.

Danh tính nạn nhân trong vụ giết bảo vệ rừng tại Đắk Nông
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu.

Tiếp tục đọc “Vụ nổ súng chết người tại Đắk Nông: Nguyên cớ nóng bỏng chuyện tranh chấp đất đai”