CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ BOM CÓ ÍCH CHO CHIẾN TRANH TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Lieutenant Colonel Jenns Robertson’s project is aiding efforts to spot unexploded bombs that still endanger civilians.

MEG MCKINNEY FOR THE BOSTON GLOBE

Dự án của Trung tá Colonel Jenns Robertson đang hỗ trợ các nỗ lực định vị các quả bom chưa phát nổ vẫn đang gây nguy hiểm cho người dân.

Cách đây 6 năm, dường như là một ý tưởng ngây thơ khi Trung tá Colonel Jenns Robertson, 45 tuổi, một người bản xứ ở Minnesota đeo kính hạng ngoại hạng thậm chí hơn cả các tiêu chuẩn của quân đội, đã bắt đầu một sở thích khá bất thường: ghi lại dữ liệu về bom của không lực Mỹ trong một thế kỷ – từng quả bom một

Robertson tự hỏi: “Sẽ ra sao nếu bạn có dữ liệu chi tiết về thời gian và địa điểm mỗi quả bom được thả từ máy bay trong trận chiến? Bạn sẽ biết được những gì?”

Ông làm việc hàng đêm và ngày cuối tuần để tìm câu trả lời. Robertson khai quật 1000 báo cáo đột kích nguyên bản về Chiến tranh thế giới thứ I, và nhập dữ liệu từng cái bằng tay. Đối với Chiến tranh thế giới thư II, ông chụp khoảng 10,000 trang giấy viết tay hoặc đánh máy. Có nhiều cuộc xung đột hơn trong thế giới hiện đại ngày này cũng có nghĩa là tập hợp hỗn độn của một đống dữ liệu của từng xung đột cụ thể

Kết quả là: với cú click chuột và vài tổ hợp phím, việc tập hợp dữ liệu lần đầu tiên tiết lộ mức độ huỷ hoại từ trên không gây ra bởi Mỹ và các đồng minh trong thế kỷ qua.

Công trình nghiên cứu này được gán vào một từ viết tắt quân sự tương ứng với mục tiêu lớn của: THOR (Theater History of Operations Reports), Báo cáo về lịch sử vận hành và diễn tập, và đã được duyệt vào tháng trước tại Viện Nghiên cứu Không quân. Các chuyên gia chính phủ và các nhà nghiên cứu độc lấp nói rằng dữ liệu này có thể có những ảnh hưởng sâu rộng.

Công trình này cũng đã giúp sức cho các nỗ lực nhằm phát hiện những quả bom chưa nổ vẫn còn gây nguy hiểm cho người dân và tìm kiếm những máy bay mất tích cùng với phi hành đoàn trong chiến tranh trước đây. Các nhà quy hoạch thành phố ở những nước như Đức, nơi những khu xây dựng mới đòi hỏi các đánh giá những nguy cơ cháy nổ tiềm tàng còn sót lại từ chiến tranh thế giới thứ II, cũng đã tham khảo công trình nghiên cứu này. Là một công cụ nghiên cứu, công trình này thậm chí có thể viết lại lịch sử một số trận đánh nổi tiếng.

“Công trình đã chứng minh là sử dụng được trong thế giới thật, thời gian thật”, ông Robertson đã nói, ông là một chuyên viên được đào tạo về không gian và tên lửa và được sử dụng để khai thác những nguồn dữ liệu lớn. Ông mới đây đã được Giám đốc Lịch sử Không quân giao cho làm việc toàn thời gian với dự án tâm huyết của mình.

Ông cho biết cơ sở dữ liệu này, mới đây được dùng để điều tra những vụ dân thường thiệt mạng ở Afghanistan và phán quyết những tuyên bố của dân Iraq rằng những quả bom chứa uranium nghèo đã làm nhiễm độc nguồn nước của họ.

Khi được vẽ từ bản đồ vệ tinh, những quả bom – từ phi cơ hai lớp cánh của Đội Hàng không Mỹ còn non trẻ so với Pháp trong Thế chiến thứ I cho đến máy bay không người lái nhắm tới những mục tiêu khủng bố khả nghi trong chiến tranh Afganistan – bao phủ nhiều ngàn dặm vuông từ châu Âu đến châu Phi, Trung Đông và châu Á, thậm chí ở vùng đất nhỏ bé Kiska và Alaska.

“Bạn có thể chọn bất kỳ nơi nào mong muốn và nhìn vào đó một cách chi tiết”, ông Robertson giải thích, đánh dấu lần đầu tiên dự án này được minh chứng công khai.

Một ví dụ liên quan cách đặc biệt: tháng 10 năm 1965 đến tháng 5 năm 1975, ít nhất 456,365 quả bom chùm được thả xuống Vietnam, Laos, và Campuchia, theo các số liệu được phân tích. Đạn chùm, được thiết kế để giải phóng những quả bom bi, thường thì đã không phát nổ khi bị va chạm và vẫn còn tạo mối nguy hiểm cho người dân.

Loại thông tin này – bao gồm loại bom nào trong 28 loại bom chùm đã được sự dụng và sử dụng ở đâu – đã gây được sự chú ý của Văn phòng Gỡ bỏ và Giảm trừ Vũ khí thuộc Bộ Ngoại Giao, cơ quan này đã dùng 2 tỷ đô la Mỹ trong 2 thập kỷ qua giúp gỡ sạch những quả bom chưa phát nổ và mìn ở 80 nước.

“Loại thông tin này rất quan trọng giúp cho nỗ lực của chúng tôi”, Thiếu tướng Walter D. Givhan, Phó trợ lý Ngoại trưởng  về các vấn đề chính trị – quân sự. “Tôi đã ở Việt Nam tuần trước nhìn thấy những chiến trường xưa và trao đổi với các quan chức Việt Nam về việc làm thế nào chúng ta đẩy nhanh công việc này. Thông tin này thực sự giúp chúng tôi chắt lọc những gì chúng tôi biết về nơi thực hiện những cuộc tấn công, nơi chúng ta có thể tìm thấy những vật liệu chưa nổ, vì vậy chúng tôi có thể tập trung nỗ lực ở đó.”

Một đối tượng khác hưởng lợi từ dự án này là các chỉ huy quân sự tìm kiến manh mối nhằm tìm hài cốt của hàng ngàn phi công và phi hành đoàn mất tích trong các cuộc chiến trước đây.

“Việc thu thập dữ liệu này chứa một kho thông tin lớn đã đẩy nhanh việc nghiên cứu của chúng tôi”, ông Chris McDermott, sử gia đứng đầu của hội tù nhân và chiến tranh Missing in Action Accounting Command cho biết. “ Rất nhiều trường hợp mà chúng tôi đã thành công nằm ở vị trí xa xôi trong trường hợp mất tích không rõ ràng. Mỗi đầu mối mà chúng tôi có thể sử dụng từ các số liệu chính thức có thể là mấu chốt giúp nhóm chúng tôi định vị được nơi tìm kiếm.”

Đối với cuộc chiến tranh Triều Tiên, ông Robertson tìm thấy các hồ sơ nhiệm vụ chi tiết cho 10 tháng đầu tiên của cuộc xung đột kéo dài 3 năm nhưng ông vẫn đang cố gắng có được cả phần còn lại. Dữ liệu về ném bom Việt Nam đã có trên 1 triệu bản ghi, mà ông vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi thông tin. Ông cũng có thể lấy dữ liệu từ các đồng minh của Mỹ, bao gồm – điều này gây ngạc nhiên cho ông – cuộc tấn công của Không Quân Trung Quốc trong Thế chiến thứ II khi họ hỗ trợ cho các nỗ lực của phe Đồng Minh.

Các báo cáo đánh bom từ những cuộc xung đột mới – ở Balkans, Afganistan, và Iraq – sẵn có hơn và trong nhiều trường hợp nó ở dạng kỹ thuật số và cần được chuyển đổi bằng cách sử dụng phần mềm đặc biệt.

Hiện tại tất cả các thông tin đó có thể được phác hoạ bằng cách sử dụng những nghiên cứu hiện đại và những công cụ vẽ đồ thị. Các dữ liệu, không được phân loại ngoại trừ trường hợp các hoạt động tại Iraq và Afganistan, có thể được miêu tả bằng chuyển động, với nhiệm vụ hoặc các trận đánh đặc biệt được đồ thị theo không gian và thời gian.

“You can pick any place you want and look at it in detail,” said Air Force Lieutenant Colonel Jenns Robertson.

MEG MCKINNEY FOR THE BOSTON GLOB

 

Cái mà Robertson không dự liệu được là bao nhiêu cơ sở dữ liệu sẽ cung cấp cái nhìn mới về lịch sử.

Không như những trận đánh trên bộ với kết quả được hiểu rõ bởi những người trực tiếp đối mặt với kẻ thù, lịch sử đã cho thấy tác động của những trận không chiến rất khó phân biệt.

Phân tích ban đầu về báo cáo THOR đã nảy sinh một khả năng khá hấp dẫn về khía cạnh này: các cuộc không kích, chứ không phải xe tăng, có thể là nguyên nhân chính cho sự đột phá của phe Đồng Minh chống lại quân đội Đức tại El Alemein Ai Cập vào mùa thu năm 1942, một bước ngoặt lớn trong chiến tranh chống phát xít Đức.

Đó cũng là một lý do mà sử gia trưởng của Không quân, ông Clarence R. “Dick” Anderegg, yêu cầu hổi mùa hè năm ngoái rằng Robertson nên tập trung làm việc toàn thời gian vào cơ sở dữ liệu.

“Đây là một dự án phi thường”, ông Robert F. Dorr, một nhà sử học về sức mạnh không quân là tác giả cuốn sách mới nhất “Sứ mệnh cho Berlin” (Mission so Berlin) nói chi tiết về vai trò của Không quân Mỹ đối với thất bại của Đức trong Thế chiến thứ II, nói rắng “Tôi chưa bao giờ nghe về bất dự án nào to lớn như vậy”

“Để một cái gì giống như vậy sẵn có làm nguồn tham khảo khi bạn cố gắng xác định những gì xảy ra ở một nước nào đó, trong một thời kỳ nhất định, giữa một cuộc xung đột có thể trở nên cực kỳ sáng tỏ.” Ông nói thêm.

Mục tiêu tiếp theo của Robertson là cải thiện quá trình kiểm soát chất lượng, cả về chuyển đổi dữ liệu lẫn chính mỗi dữ liệu; ví dụ như, một vài tài liệu chưa xử lý phụ thuộc vào phần lỗi của con người. Một ví dụ mà ông đã phát hiện ra: Báo cáo công tác ban đầu về bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki Nhật Bạn trong Thế chiến thứ II đã được giảm 552 dặm; vĩ tuyến số 9 mà lẽ ra phải là số 0

“Kiểm tra lỗi là một trong những vấn đề lớn nhất”, theo ông Robertson, người đang lo lắng để có những nhà sử học và những chuyên gia dữ liệu độc lập bên ngoài xem xét những báo cáo THOR khi được hoàn tất.

Tuy nhiên ông đã tìm thấy ít nhất một phương pháp mới để kiểm tra tại chỗ các dữ liệu.

Sử dụng thông tin về Thế chiến thứ II, ông đã xác định toạ độ trong sa mạc ở Tunisian đã bị đánh 7 lần từ ngày 4/2 đến 26/3 năm 1942 bới 118 phi cơ B-25s và B-26s mang theo tổng cộng 235,840 pounds bom.

Sau đó ông kéo lên cho thấy các hình ảnh vệ tinh gần đây của khu vực này. Năm mươi bốn hố bom vẫn còn ở đó.

1 bình luận về “CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ BOM CÓ ÍCH CHO CHIẾN TRANH TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: