English: Exclusive: Vietnam’s ‘double standards’ in ivory trade
Báo cáo của đơn vị điều tra kênh truyền thông Al Jazeer đặt ra câu hỏi về cam kết của Việt nam trong việc ngăn chặn nạn buôn lậu động vật hoang dã
Xem Video
http://players.brightcove.net/665003303001/4k5gFJHRe_default/index.html?videoId=5208754730001
Đơn vị điều tra Al Jazeera có bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục là thị trường lớn cho các sản phẩm bất hợp pháp từ động vật hoang dã, mặc dù Hà Nội đã tuyên bố cam kết giải quyết vấn đề này.
Kết quả điều tra được đưa ra ít ngày trước khi các quốc gia Đông Nam Á tổ chức hội thảo quốc tế về việc ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp.
Vào thứ bảy, các nhà chức trách Việt Nam ở thủ đô đã tiêu hủy hai tấn ngà voi và 70kg sừng tê giác – tất cả đều được tịch thu từ buôn lậu – đây là một động thái mang tính biểu tượng thể hiện cam kết của chính phủ trong việc chống tội phạm buôn bán động vật hoang dã.
Nhưng những bằng chứng mới đặt ra câu hỏi về nguy cơ của tiêu chuẩn kép của Việt Nam, cho phép động vật quý hiếm được vận chuyển chỉ một giờ lái xe từ nơi diễn ra hội thảo vào cuối tuần này.
Một nhóm người Hà Lan bí mật quay phim tại làng Nhị Khê, cách Hà Nội 50km, đã gửi đoạn phim độc quyền đến Al Jazeera làm bằng chứng cho việc điều tra nan buôn bán ngà voi.
Xem phim tại đây: Điều tra đường dây buôn bán ngà voi
“Chúng tôi đã tìm thấy một số của hàng có biểu tượng “ngà voi”, “sừng tê giác”, “cao hổ”, và quảng cáo rất công khai, Pauline Verheij, Ủy ban công lý động vật hoang dã cho biết.
Trong một đoạn phim, một người phụ nữ đang đi vào phòng và đặt một sừng tê giác lớn lên trên bàn.
“ Tôi nghĩ mọi người chủ yếu quan tâm đến trọng lượng và giá cả”, Verheij nói.
Trong một năm, các bộ phận của khoảng 900 con voi, 600 con tê giác, hơn 200 con hổ và các loài động vật quý hiếm khác được tiêu thụ ở Nhị Khê.
Những sản phẩm từ động vật hoang dã còn được buôn bán trực tuyến trên mạng internet.
“Một nơi như thế này không thể tồn tại nếu không được chính quyền địa phương tạo điều kiện,” Verheij cho biết.
Nhóm người Hà Lan đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng ở Nhị Khê, hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện tốt lời hứa của mình trong việc ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã.
“Chúng tôi đã gửi nó tới một số ban ngành và cá nhân trong chính quyền Việt Nam và tất cả những gì chúng tôi nhận được là sự im lặng,” Olivia Swaak – Goldman, thuộc Ủy ban Công lý động vật hoang dã cho biết.
“Chúng tôi đã cho họ rất nhiều cơ hội. Nhưng bây giờ đã quá muộn.”