Kinh tế Biến đổi Khí hậu: Nổi trên dòng nước

English: Climate Change Economics: Treading the water

Một cái hoá đơn tại bang Floria đang dần đến hồi kết, cái giá của Biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng trên toàn cầu. Thích ứng với BĐKH sẽ cần thời, nhưng liệu có cứu được Miami?Frank Behrens, một nhà phân phối hàng đầu cho công ty phát triển Hà Lan mà đang thấy lợi nhuận, không bị thua lỗ trong biến đổi khí hậu, vừa tắt động cơ trên chiếc ca nô 22-foot Hurricane. Chúng tôi trôi qua vùng nước lợ về phía giữa hồ Maule thuộc sở hữu tư nhân ở North Miami Beach.

Nơi đây không hoàn toàn là thiên đường.

Hồ này, giống như nhiều hồ khác ở Florida, bắt đầu là một mỏ đá. Từ đó trong nhiều năm, nó được dùng như một địa điểm để đua thuyền, một chỗ bơi lội cho hải cẩu, và một loạt chương trình truyền hình Flipper năm 1960. Mới đây, như thể nhấn mạnh tính không bền vững về địa chất của South Florida, các công ty phát triển đã chơi trò lấp đầy một phần của hồ để xây các căn hộ. Behrens đang quảng bá một ngôi làng nổi với 29 hòn đảo nhân tạo riêng biệt, mỗi đảo đều có biệt thự kiểu dáng đẹp, 4 phòng ngủ, bãi cát, hồ bơi, cây cọ, và một bến tàu đủ dài để neo đậu một du thuyền 80 feet. Giá bán là 12.5 triệu đô la mỗi hòn đảo.

Dutch Docklands, công ty của Behrens, đã chọn hồ  này và quảng cáo các hòn đảo như liều thuốc giải độc biến đổi khí hậu cho người giàu. Đối với những rủi ro nước biển dâng cao, thì đó là vẻ đẹp của ngôi nhà nổi. Các hòn đảo sẽ được neo vào đáy của hồ bằng sợi dây viễn vọng giống những sợi dây làm cho các giếng dầu nổi lái ra khỏi các cơn bão khủng khiếp nhất.

Kế hoạch ngôi làng nổi này là một phần của sự bùng nổ xây dựng khủng khiếp đang chuyển đổi nền trời của Miami, được thúc đẩy bởi những người từ Nam Mỹ và châu Âu giàu có mua trả ngay bằng tiền mặt. Từ trên thuyền, chúng tôi có thể thấy các cần cẩu xây dựng gây xáo trộn bầu trời dọc theo hòn đảo rìa của Sunny Isles, nơi sự sang trọng chất chồng là xu thế thời đại. Trong một thị trường bất động sản chào đón sự sang trọng – toà nhà Porsche Design Tower đặc trưng với thang máy vách kính cho ô tô dừng lại ở mọi căn hộ – điều đó hoàn toàn không tránh được rằng mối đe doạ lớn nhất tới sự tồn tại của South Florida sẽ được sử dụng làm chiến lược quảng cáo.

Dự án của Dutch nghe như một sự phát triển rực rỡ hơn trong một lịch sử lâu đời phát triển rực rỡ Florida. Nhưng thiết kế về ý thức về khí hậu của dự án đang tạo ra sự khác biệt với hầu hết các toà nhà cao cấp xung quanh, những toà này ít xem xét đến mức nước biển tăng lên có khả năng gây lũ lụt thường xuyên ở South Florida trong thập kỷ tới và sẽ nhấn chìm rất nhiều trong số đó vào cuối thế kỷ này.

Những cách tiếp cận mâu thuẫn này – đang lao về phía trước, thậm chí chỉ một chu kỳ thế chấp nữa, hay nhìn về phía trước, chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra – phản ánh một bước ngoặt trong thảo luận về thay đổi khí hậu. Khi những cảnh báo về hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn và hậu quả ngày càng rõ ràng, càng nhiều doanh nghiệp và giới chức địa phương đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào các quyết định của họ về tương lai. Họ ít tập trung vào việc làm giảm khí thải carbon đang làm trái đất nóng lên – đó là việc của các nhà lãnh đạo chính trị – và tập trung nhiều hơn vào việc thích ứng với thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt đã xảy ra khi mực nước biển dâng lên. Và ở các thành phố như Miami, nơi phát triển bất động sản là một động cơ kinh tế, các doanh nghiệp đang tập trung vào việc làm thế nào để giữ cho sự tăng trưởng đó tăng càng lâu càng tốt.

Behrens, người đã trải qua thời niên thiếu ở Aruba, đã chuyển đến Miami một thập kỷ trước. Ông này đã ký kết với Dutch Docklands vào năm 2013, sau khi mọi việc tỏ rõ rằng các lãnh đạo dân sự của khu vực này đang thức tỉnh đến tận cùng về hảm hoạ sắp xảy ra nơi đây.

Những người nhìn xa trông rộng ở thành phố Delft không khuyến khích ảo tưởng rằng khu phố nổi có thể cứu được South Florida. Đây chỉ là một dự án trên nước sáng tạo trong số rất nhiều dự án của Dutch đã bảo tồn đất nước vùng thấp Hà Lan kể từ thời trung cổ. Tuy nhiên, Behrens cho rằng giá trị của dự án như là một dự án cao cấp thu hút các nhà đầu tư trong khu vực sẽ phải được tái định hình trong những thập kỷ tới. Và nếu khu phổ nổi thành công, hàng loạt các khả năng sẽ mở ra: các cộng đồng nổi với các công viên nổi và trường học nổi. Một bệnh viện nổi. “Bạn sẽ đặt tên cho nó”, người đàn ông có công ty xây dựn một nhà tù nổi bên ngoài Amsterdam cho hay.

“Mọi người chỉ thấy những ảnh hưởng tiêu cực của lũ lụt.” Behrens nói, không có chút mâu thuẫn, “Chúng ta cần cho mọi người thấy có một cách kiếm tiền từ việc này. Đối với chính phủ, có tiền thuế. Đối với các nhà phát triển, đầu tư của họ được đảm bảo trong 50 năm nữa. Có rất nhiều tiền hình thành từ biến đổi khí hậu. Đó sẽ là ngành công nghiệp hoàn toàn mới.”

Florida là một nơi tốt để thấy chi phí và lợi nhuận tiềm năng của biến đổi khí hậu đang tăng lên trong một cái nhìn sắc bén. Nhiều vùng ven biển chịu nguy hiểm, nhưng Florida là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất. Trong khi các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới, ở Washington, thậm chí ở toà nhà chính phủ của Florida ở Tallahassee cũng chóng mặt trước biến đổi khí hậu, ở đây đầu phía nam của Florida nhiều hơn một vị lãnh đạo dân sự đang chuẩn bị. Tương lai của Florida sẽ được định nghĩa bằng một cuộc tranh luận công cộng ồn ào về thuế, phân vùng, dự án công trình công cộng, và quyền tài sản – một cuộc tranh luận bắt buộc bởi nước đang dâng cao.

Cùng với nước biển dâng cao, Florida sẽ bị tàn phá trong những thập kỷ tới bởi thời tiết khắc nghiệt – những đợt hạn hán mùa khô và những trận lụt mùa mưa – Cơ quan Dự đoán Khí hậu Quốc gia của chính phủ Mỹ dự báo. Nhiệt và hạn hán đe doạ ngành công nghiệp nông nghiệp cung cấp cho bờ Đông những rau quả mùa đông và nó cũng làm suy yếu 3 nông sản chính của Florida – cà chua, mía, và cam quýt. Mùa mưa sẽ thêm bão, với những cơn bão dữ dội và sức gió mạnh hơn.

Ảnh hưởng lớn nhất sẽ xảy ra dọc theo 1350 dặm đường bờ biển của tỉnh bang này. Ba phần tư trong số 18 triệu người ở Florida sống ở các thành phố ven biển tạo ra bốn phần năm giá trị nền kinh tế. Phát triển vùng bờ biển, bao gồm các toà nhà, đường sá, và cầu, đã được đánh giá trong năm 2010 ở mực 2 nghìn tỉ đô la. Đã có hơn một nửa của 825 dặm bãi cát biển của bang đã bị xói mòn.

Bốn quận phía Nam = Mổne, Miami-Dade, Broward, và Palm Beach – nơi cư trú cho khoảng 1/3 dân số Florida, và khoảng 2,4 triệu người sống dưới mực 4 feet cao hơn mực nước thuỷ triều lên. Các đường phố của Fort Lauderdale, Hollywood, và Miami Beach thường bị ngập lụt trong những đợt “thuỷ triều vua”, là mực cao hơn nhiều so với mực “thuỷ triều lên”.

Mực nước đại dương có thể tăng 2 feet vào năm 2060, theo như Đánh giá Khí hậu Quốc gia, khi nước biển ấm lên và mở rộng và khi các lớp băng ở Greenland và băng ở cực tan ra. vào năm 2100, nước biển có thể tăng đến 6,6 feet. Điều này sẽ nhấn chìm gần hết Miami dưới  nước. Với mỗi foot nước biển dâng lên, đường bờ biển sẽ lấn vào đất liến từ 500 đến 2000 feet.

Mức tăng 2 feet sẽ đủ để nhấn chìm nhà máy cxử lý nước thải quận Miami-Dade ở Virginia Key và nhà máy điện hạt nhân ở Turkey Point, và hai đều ở vịnh Biscayne.

“Ở mức tăng 2 feet, các nhà máy sẽ ở ngoài đại dương”, ông Hal Wanless, chủ tịch khoa Địa chất đại học Miami cho biết. “Hầu hết các đảo vùng rìa sẽ không ở được. Sân bay sẽ bị vấn đề ở mức tăng 4 feet. Chúng ta sẽ không thể giữ nước ngọt phía trên mực nước biển, vì vậy chúng ta sẽ bị nước mặn xâm nhập vào nguồn cung cấp nước uống của mình. Mọi người đều muốn một kết thúc tốt đẹp. Nhưng đó không phải là thực tế. Chúng ta đang ở trong tình trạng đó. Chúng ta thực sự đã làm đại dương nóng lên, và nó sẽ trả đũa lại chúng ta.”

Ông Wanless, năm này 72 tuổi, đã không nghĩ rằng ông sẽ chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong cuộc đời ông. Trong 3 thập niên, ông là một tiếng nói cô đơn cảnh báo rằng đại dương đang nóng lên có thể gây lụt ở Nam Florida. Vào những năm 1980, ông đã ghi lại việc những con hàu bị mắc kẹt ở nơi cao hơn so với những năm 1940 trên những cây cầu ở Coral Gables, nơi ông sống. Những năm gần đây, ông phân tích các sông băng đang thu hẹp lại ở Greenland và kết luận rằng mô hình khoa học chính được sử dụng để tính mực nước biển dâng cao đã không tính đến chuyện băng tan nhanh chóng. Năm ngoái, Uỷ ban Liên chính phủ Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu đã chú trọng hơn đến vấn đề băng tan trong cách tính toán này, làm tăng dự báo mực nước biển dâng.

Bờ biển dài và thấp của Florida có thể làm cho nó dễ bị tổn thương hơn, nhưng không có nơi nào không bị ảnh hưởng. Trong năm 2012, lũ lụt, cháy rừng, hạn hán và bão trên toàn quốc đã gây ra thiệt hại lớn hơn 110 tỷ đô la, đây là năm tốn kém thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong dự báo thời tiết khắc nghiệt sắp tới trên toàn cầu, bão Haiyan đã luân chuyển khắp Đông Nam Á vào năm 2013 và tấn công Phi Luật Tân, giết chết 6.200 người. Năm đó cũng chứng kiến ​​những đợt hạn hán tàn phá mùa màng ở hầu hết các lục địa, đặc biệt là ở Châu Phi và Nam Á. Cao nguyên Braxin, trung tâm của vùng gió mùa Nam Mỹ, trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1979, khiến cho việc phân phối nước bị hạn chế. Sự tan băng nhanh chóng ở vung núi Andes và Himalaya sẽ làm trầm trọng tình trạng thiếu nước ở Peru, Ấn Độ và Nepal.

Những thập kỷ tiếp theo, Ngân hàng Thế giới dự đoán, sẽ thấy sự bất ổn về chính trị, thiếu lương thực, và nạn đói, dẫn đến sự di dời của hàng triệu người. Bờ biển đông dân cư của Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là ở Bangladesh và Việt Nam, có thể bị nhấn chìm. Tồi tệ hơn, biển cả có thể xâm chiếm vùng đồng bằng các sông lớn, đầu độc những vùng này bằng nước muối và phá hủy một số vùng đất nông nghiệp giàu nhất thế giới. Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam, nơi có 17 triệu người sống và một nửa lượng gạo của cả nước này được trồng ở đây, đang chống lại sự xâm nhập của nước mặn.

Tại Nam FLorida, các lãnh đạo dân sự đã bắt đầu vẽ ra tương lai của chính họ. Cũng có sự hỗ trợ nho nhỏ từ có quan lập pháp của bang này, do Đảng Cộng hoà kiểm soát, nhiều người trong số họ vẫn hoài nghi về khoa học khí hậu. Rick Scott, thống đốc Cộng hòa, chủ yếu tránh chủ đề này, tuyên bố liên tục: “Tôi không phải là một nhà khoa học.” Mùa hè năm ngoái, sau khi 5 nhà khoa học về khí hậu hàng đầu của Florida, trong đó có Wanless, nói với Scott, ông cảm ơn họ và không nói gì khác.

Bốn quận phía nam đã soạn thảo một danh sách công việc chung để “tổ chức lại” khu vực, từng bước, đến năm 2060. Một kế hoạch chi tiết là năm thực hiện công việc đó. Nhưng cách tiếp cận phần lớn là quen thuộc.

Joe Fleming, luật sư sử dụng đất ở Miami, nói: “Chúng tôi sẽ làm những gì chúng tôi luôn làm. “Chúng tôi sẽ nạo vét và chống đỡ mọi thứ.”

Harvey Ruvin, một cựu ủy viên quận, đứng đầu đội đặc nhiệm chống nmực nước biển dâng cho Quận Miami-Dade, phác thảo suy nghĩ cho tới nay: “Toàn bộ ý tưởng là làm kế hoạch vốn toàn diện bao gồm tất cả các thứ – cây khử muối, nâng đường, nơi nâng cao đất, nơi tạo kênh ngòi. Một phần của tương lai là phải nâng cao một số vùng đất bằng các vùng đất khác.”

Ông Ruvin biết mình đang chống lại cái gì. Trì hoãn. Tranh chấp quyền sở hữu. Trận chiến dài hơi về việc thay đổi các quy tắc phân vùng và xây dựng để ngăn cấm xây dựng trong những khu vực không thể bảo vệ được. Và ông không muốn nói về chi phí của tất cả những việc tái cơ cấu. “Tôi thậm chí không thể cung cấp cho bạn một số thực. Có thể là 50 tỷ đô la?” Ruvin thì thầm, mặc dù anh biết giá đó là thấp. Ông tập trung vào cách làm sao trả cho các dự án dài hạn ở một nơi  thường hoạt động dựa vào những khoản thu ngắn hạn. “Làm thế nào để đưa điều này đến cử tri về vấn đề trái phiếu khi các ủy viên quận sợ bị tăng thuế tài sản một chút để tạo quỹ cho các thư viện?”

Giờ đây, thư ký Tòa án Quận Miami-Dade, Ruvin, ở tuổi 77, là một trong những chính trị gia khéo léo nhất trong khu vực. Ông đã cố gắng sử dụng các hậu quả của việc không làm gì cho biến đổi khí hậu để thúc đẩy vấn đề này. Đây cũng là chiến lược mà Michael Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố New York đã sử dụng, và Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ; năm 2014, họ tập hợp những chi phí tài chính nặng ký để liệt kê chi phí không hành động đối với sự thay đổi khí hậu ở mọi khu vực của đất nước.

Năm ngoái, Ruvin đã mời hai giám đốc điều hành của Swiss Re, công ty tái bảo hiểm toàn cầu, để nói qua công việc của ông về tương lai bấp bênh của Florida. Các vị cứng cựa này đã tạo ra một mô hình dự đoán cho thấy khu vực này có thể dự báo những tổn thất hàng năm từ các sự kiện liên quan đến bão đạt đến mức 33 tỷ đô la vào năm 2030, tăng so với mức 17 tỷ đô la năm 2008. Họ cũng nói rằng những tổn thất đó có thể giảm xuống 40 phần trăm nếu khu vực đã hành động sớm để bảo vệ bất động sản dễ bị tổn thương. Mark Way, một chuyên gia về sự bền vững cho Swiss Re, nói: “Những vấn đề này không thể để lại cho 10, 20 hay 30 năm sau giải quyết.”

Ông Way nói một yếu tố khác là các chương trình bảo hiểm trợ cấp của chính phủ ở Florida đã làm lệch thị trường, dẫn đến tỷ lệ thấp hơn và nó không phản ánh những rủi ro thực tế. “Điều đó gây ảnh hưởng làm khuyến khích phát triển trực tiếp hay gián tiếp trong khu vực mà không có ý nghĩa gì.”

Các nhà lãnh đạo dân sự đang củng cố các bức tường biến và lắp đặt bơm. Sau đó tới phần khó khăn hơn: di chuyển các tiện ích từ bờ biển và bảo vệ các bất động sản giá trị cao: các trường đại học, bệnh viện, sân bay và khu du lịch lèo lái nền kinh tế Florida. Quan điểm của họ là “bảo vệ”, “thích nghi” và “chữa bệnh”, nghe có vẻ giống như một phiên bản của các giai đoạn đau buồn. Nhưng nhóm là một nhóm lạc quan.

Kristin Jacobs, cựu Ủy viên Hạt Broward và là thành viên của nhóm đặc nhiệm về thay đổi khí hậu của Tổng thống Barack Obama, người đã được bầu vào cơ quan lập pháp của Florida vào mùa thu năm ngoái, nói: “Không có gì tốt khi đặc biệt tập trung vào thứ mà đã xảy ra qua 70 năm.”

Cô ấy đặt niềm tin vào công nghệ. “Nếu bạn nhìn vào sự định cư trên khắp hành tinh từ khi bắt đầu, chúng ta tiến triển đến những thứ ta cần”, cô nói, “Các quốc gia khác, như Hà Lan, đã tìm ra một cách để có thể thích nghi. Chúng tôi đang tìm kiếm sự thích nghi.”

Người Hà Lan đã giăng lưới tìm kiếm kinh doanh tại các thành phố ven biển từ Jakarta đến San Francisco. Họ đã thiết lập một nơi tiền phương tại South Florida cách đây vài năm khi Behrens thành lập một phòng thương mại Hà Lan ở Miami.

Tại Hà Lan, nơi có 2/3 dân số sống dưới hoặc dưới mực nước biển, khoảng 450 công ty lấy nước làm kinh doanh, chiếm khoảng 4% nền kinh tế. Đó là ngang bằng với ngành công nghiệp ô tô ở Hoa Kỳ.

Piet Dircke, công ty của họ, Arcadis, đã giúp New Orleans thiết kế những con đê mới sau cơn bão Katrina, đã thực hiện chuyến đi thứ tư từ Hà Lan đến Miami vào mùa hè năm ngoái để tham dự một hội thảo với các kiến ​​trúc sư và kỹ sư. Dircke và đại diện của bốn công ty khác của Hà Lan đã vẽ các bản phác thảo đẹp cho thấy thiết kế thích nghi cho các khu vực dễ bị tổn thương.

“Khu vực đồng bằng của chúng tôi là một trong những nơi tốt nhất để đầu tư tiền của bạn,” ông nói. “Rotterdam là nơi giới thiệu cho thế giới về một thành phố thích nghi. Singapore, Copenhagen, Stockholm – những thành phố này đều nhấn mạnh đặc trưng về nước và làm cho nước trở thành mục tiêu bán hàng. Miami có thể trở thành một thành phố nước.”

Sẽ cần công nghệ mà chúng ta chưa tưởng tượng ra được để vượt qua những thách thức gây ra bởi địa chất bất thường của Nam Florida: đá tảng đá vôi vừa là một lời chúc phúc vừa là một lời nguyền. Khoáng chất, đá vôi cung cấp vật liệu đầy đủ để xây dựng đường sá và tạo ra những thứ tạo nên nền đất cao. Trong trạng thái tự nhiên của nó, đó là một miếng bọt biển xốp. Nước chảy được qua nó. Nhưng không thể cắm vào nó. Những con đê chắn sóng có thể được dựng lên – giống như thành phố Miami đã xếp đặt. Tuy nhiên, các đê chắn sóng, dù cao đến đâu, cũng không thể ngăn nước bọt lên từ bên dưới.

Ngay cả người Hà Lan cũng sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ hòn đảo hẹp và dài bảy dặm là Miami Beach, một điểm đến du lịch hàng đầu.

Bruce Mowry, một kỹ sư của thành phố này cho biết khi tôi gặp ông ta ở goc đường số 20 và đường Purdy, một trong những điểm thấp nhất ở Miami Beach: “Chào mừng bạn đến với vùng đất thấp nhất của vùng đất thấp nhất.” Ông đang gặt hái thành công: 100 triệu đô la và 20 máy bơm mới đã khiến thành phố hầu như khô cạn trong thời kỳ thủy triều của tháng 10. Một năm trước, có một người lái thuyền kayak đã lướt dọc theo đường Purdy – đó không phải là hình ảnh thu hút khách du lịch.

Những chiếc máy bơm mới này là một phần của cuộc cải tổ trị giá 300 triệu đô la cho hệ thống thoát nước mưa của thành phố. Với 80 máy bơm mới, Mowry hy vọng sẽ mua lại Miami Beach thêm hai hoặc ba thập kỷ nữa. Đến lúc đó, theo Liên hiệp các nhà khoa học có mối quan tâm, thành phố có thể phải đối mặt với 237 trận lụt/năm.

Ông nói: “Miami Beach sẽ không bao giờ biến mất. Nhưng nó sẽ tồn tại theo một cách khác.Chúng tôi có thể có khu dân cư nổi. Chúng tôi có thể có những con đường cao được xây dựng trên những chiếc cọc. Chúng ta có thể biến hành lang vận chuyển thành nước. Mọi người hỏi tôi, ‘Bruce, có thể làm được điều đó không?’ Tôi nói, ‘Nó có thể được thực hiện, nhưng liệu bạn có thể mua được nó?”

Thành phố đã bắt đầu thí nghiệm nâng cao đường xá và vỉa hè, bắt đầu từ Đại lộ Purdy, nơi có tòa nhà với quán cà phê, cửa hàng rượu và cửa hàng trang phục bị ngập nặng trong năm 2013. Vỉa hè và đường phố sẽ được nâng lên hai feet, ngăn được nước không chảy vào các cửa hàng. Hai feet sẽ không giải quyết được vấn đề. Nhưng với sự hỗ trợ tài chính và hỗ trợ của cộng đồng, các quan chức quyết định bắt đầu từ việc nhỏ. Mowry nói, “Mức nâng 2 feet sẽ cứu được toà nhà này. Bạn không thể bước vào và thay đổi triệt để ngay.”

Nếu Miami có một tương lai là một trong những thành phố nước của thế giới, nó có thể sẽ giống như Florida Keys hơn là Stockholm. Vì vậy tôi quyết định làm một chuyến xuống cao tốc Overseas đi Key West, ngang qua các nhà sàn, các cửa hàng thiết bị hàng hải và những cây thông chết vì ngộ độc nước mặn. Các sân gôn ở Keys giờ đây được trồng bằng cỏ chịu muối.

Các hòn đảo này là những tàn dư của một rạn san hô cổ đại. Hầu hết ở độ cao dưới 5 feet trên mực nước biển. Các rạn san hô có thể bảo vệ vùng duyên hải khỏi những cơn bão mạnh. Nếu khoẻ mạnh, các rạn san hô có thể theo kịp với mực nước biển dâng lên, lớn nhanh hơn khi nước biển dâng. Nhưng phần lớn các rạn san hô ngoài khơi Florida đã chết vào cuối những năm 1970 do bệnh tật.

Chris Langdon, một nhà nghiên cứu hải dương học của Đại học Miami, nói: “Khi bạn lặn trên những rạn san hô hôm nay, đó hoàn toàn là bãi xương của những san hô chết”.  Đại dương nóng hơn và có tính axit hơn đang ngăn không cho những rạn san hô hồi phục. Langdon đang làm công việc xác định ra rạn san hô nào có thể chịu đựng được những điều kiện đó.

Ông nói: “Cách nghĩ về giá trị kinh tế của san hô là hình dung nếu việc này được giao cho các Quân đoàn, và họ phải xây dựng một con đê biển dài 150 dặm, và vài năm một lần họ đã phải xây dựng nó cao hơn một chút. Các rạn san hô làm điều đó miễn phí cho chúng ta.”

Đường cao tốc, còn gọi là US1, kết nối chuỗi đảo với 42 cây cầu. Dân số của Keys được giới hạn trong số người có thể được di tản bằng phương tiện giao thông trong vòng 24 giờ, trước khi các cơn bão ập tới.

Ông Chris Bergh từ Bảo Tàng Thiên Nhiên gặp tôi tại Big Pine Key. Anh ta đã đến Keys từ Pennsylvania từ khi là một đứa trẻ mới biết đi ngồi ghế sau chiếc buýt Volkswagen 1973 của ba mẹ và không có kế hoạch di chuyển. “Tôi có một đứa con sáu tuổi,” anh nói. “Tôi dự kiến tôi sẽ sống ở đây, và nó thì không. Ở một khía cạnh nào đó, một nhà kinh tế sẽ nói, ‘Hãy nhìn xem, nó sẽ tốn 1 tỉ đô la để làm lại đường US1, và ta chỉ mua nó thêm 20 năm nữa thôi.’ Câu hỏi đặt ra là: Cái giá phải trả để mua thời gian như vậy, thì ta có tiếp tục làm nó hay không?”

Cuối hành trình là Key West, gần Havana hơn là Miami. Tại City Hall, chúng tôi gặp Don Craig, một người lập kế hoạch làm việc cho thành phố trong hơn hai thập kỷ. Thành phố đã chi hàng triệu đô la trong những năm gần đây để thêm máy bơm, xây dựng một trạm cứu hỏa ở độ cao cao hơn, và xây dựng lại các phần của đê biển hầu như bao quanh đảo này. Nhưng các lựa chọn còn rất hạn chế.

Nâng độ cao trên bất kỳ quy mô lớn nào đều nằm ngoài tầm với. Ông nói: “Chúng tôi không có nguồn nguyên liệu để lấp đầy. Chúng tôi ở cách xa những mỏ đá lớn 118 dặm.”

Khi Craig nói với mọi người rằng đường sống của Keys, những con đường cao tốc, sẽ nằm dưới nước một ngày nào đó, nó gợi lên 4 phản hồi: “Một số người hoảng sợ. Một số thì nói ‘Ồ, tôi sẽ chết, vậy tôi không quan tâm’. Số người khác thì nói ‘Không có sự thống nhất rằng điều này sẽ xảy ra, vậy tại sao bạn lại nói điều này với chúng tôi?’. Những phản hồi khác là im lặng hoàn toàn.”

Phản ứng riêng của Craig: di cư.

Ông ấy biết về điều đó. “Cha mẹ tôi thì không sao,” Ông nói: Trong những năm bão Dust Bowl, họ đã mất trang trại gia đình ở Oklahoma và chuyển đến California, nơi Craig sinh ra. Khoảng 2,5 triệu người rời Great Plains trong những năm 1930 để thoát khỏi thảm hoạ môi trường do con người tạo ra lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến nay.

Có một cái gì đó siêu thực về tốc độ xây dựng trong một khu vực có thể bị ngập nước vào năm 2100. Trong một chuyến bay sáng sớm qua hướng tây bắc quận Broward, tôi quan sát một chiếc tàu nạo vét lấy lên những thứ lấp đầy để tạo thành các bán đảo ngư cụ trên một hồ nước nhân tạo trong khu vực nhà ở được xây dựng chống lại Everglades. Trên một chiếc thuyền đi lên con sông Miami ở trung tâm thành phố Miami, tôi đi ngang qua một lô đất rộng 1.25 mẫu Anh ngay cạnh bờ sông đã bán với giá 125 triệu đô le vào mùa xuân năm ngoái – mức giá kỷ lục ở đây. Gần đó, Trung tâm thành phố Brickell trị giá 1 tỷ đô la, đang được xây dựng trên 9 mẫu Anh, nó to đến mức nó có một nhà máy xi măng tại chỗ đó. Xuyên suốt thành phố, một trung tâm hội nghị trị giá 600 triệu đô la với một khách sạn 1.800 phòng được lên kế hoạch.

Thách thức kinh tế lớn nhất của Biến đổi khí hậu ở Nam Florida có thể là việc mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rất phớt lờ không nói tới –  rằng nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng tốc độ chậm này có thể cản trở sự phát triển.

“Nó giống như là, ‘Suỵt, đừng nói về điều đó’, và như vậy nó không có thật.” Ông Richard Grasso, giáo sư luật môi trường tại Đại học Nova Southeastern của Fort Lauderdale nói.

Nhưng các cuộc trò chuyện riêng tư  và thầm thì vẫn đang được tiến hành. Mùa thu năm ngoái các giám đốc điều hành từ các ngân hàng lớn, các công ty bảo hiểm và các công ty phát triển trong khu vực đã triệu tập hội nghị bàn tròn chỉ dành cho người có giấy mời ở Miami với Lloyd’s của London. Một giám đốc bảo hiểm nói với nhóm rằng chủ nhà ở một số khu vực dễ bị tổn thương đã đóng phí bảo hiểm cao hơn khoản thanh toán thế chấp của họ.

Kerri Barsh, luật sư sử dụng đất tại Miami, đại diện cho Dutch Docklands, nói: “Có mối lo ngại rằng việc tăng phí bảo hiểm  là không bền vững và mọi người sẽ bị không còn nguồn tài nguyên nhưng phải rời Miami hoặc không được bảo hiểm, điều này không phải là một chọn lựa đối với người có bất động sản. Nếu chi phí bảo hiểm tiếp tục tăng lên, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế South Florida và xa hơn thế nữa.”

Bảo hiểm ở mức cao khó trả nổi có khả năng gây ra thảm hoạ kinh tế tạo ra tình trạng sụp đổ thị trường nhà năm 2008 ở đây dường như là sự bất tiện. Nếu chủ nhà không thể mua được bảo hiểm, các ngân hàng sẽ ngừng cho vay, điều này sẽ tạo ra sự thiếu hụt tiền mặt, làm giá trị bất động sản suy giảm và nền kinh tế của khu vực sẽ tồn đọng.

Một cách để duy trì sự bùng nổ của tòa nhà là để các nhà lãnh đạo dân sự không nhìn quá xa về tương lai. Do đó, bốn quận phía nam tập trung vào năm 2060 thay vì năm 2100. Có 1 logic chắc chắn cho điều đó. Tuổi thọ trung bình của hầu hết các tòa nhà là 50 năm, và Miami, mới chỉ 119 tuổi, đang liên tục xây dựng lại chính nó.

“Họ không muốn nhìn xa hơn hai feet mực nước biển dâng. Đây là một vấn đề có chủ ý không quá đáng sợ”, Wanless nói. “Vì vậy, sẽ có nhiều tiền ném xuống nước trước khi chúng ta nhận ra rằng đã đến lúc phải đi tiếp.”

Phil Stoddard, trong nhiệm kỳ thứ ba của ông làm thị trưởng Nam Miami, là một trong số ít các chính trị gia sẵn sàng nói về thời điểm đó có thể sẽ tới. Ông ấy gặp tôi tại nhà ông, một ngôi nhà gỗ vữa xi măng một tầng với sàn đá (Flood Prep 101), pin mặt trời trên mái nhà, và một cái ao lớn chiếm hầu hết sân sau, nơi ông và vợ cùng bơi với chú cá Lola và chú cá bass 8 tuổi tên Ackwards.

Ông nói cách khéo léo, ngưng lại để xen vào các câu bông đùa: “Tôi kêu họ mua giá cao rồi bán giá thấp.”

Stoddard, cũng là giáo sư sinh vật học tại Đại học Quốc tế Florida ở Miami, đã đưa ra viễn cảnh riêng của ông trong một cuộc họp dài vô nghĩa chán ngắt về biến đổi khí hậu  hiện diện trong cây yến mạch biển, một loài cỏ bản địa có rễ giữ cồn cát tại chỗ. “Tôi tự nói với mình, Chúng ta đang nhìn vào một thảm hoạ ở đây – và chúng ta lại đang nói đến những cây yến mạch biển?”, ông nhớ lại.

Ông đã vẽ một đồ thị với ba dòng hiển thị dân số, giá trị tài sản, và mực nước biển tất cả cùng tăng. Sau đó đột ngột, tăng trưởng dân số và giá trị tài sản giảm mạnh.

Ông nói: “Có cái gì đó đang bị huỷ hoại. Một cơn bão, một trận lụt, nước biển dâng 1 foot nữa, mất nước ngọt. Mọi người sẽ không còn đến đây và thoát khỏi đây.”

Ông nghĩ rằng việc bán tháo bất động sản là không tránh khỏi. Trước khi điều đó xảy ra, ông muốn người dân được biết. “Mọi người hỏi tôi câu này, ‘Tôi X tuổi. Tôi có X tiền trong nhà. Tôi nên làm cái gì?’, tôi bảo, ‘Nếu anh cần trị giá của ngôi nhà để nghỉ hưu hoặc sống tiếp, tức là anh muốn rút tiền ra tại một số thời điểm. Đó không phải là năm nay. Nhưng đừng đợi đến 20 năm.”

Cách đây không lâu Stoddard tham dự một cuộc họp mà Wanless trình bày phân tích cho thấy sự tan rã nhanh chóng của các tảng băng sẽ dẫn đến sự gia tăng mực nước biển nhanh hơn và cao hơn dự đoán của chính phủ liên bang. Đêm đó, khi Stoddard và cô con gái tuổi teen bước đi trên bãi biển Miami đêm trăng non, anh chia sẻ những gì anh đã nghe.

“Con bé im lặng, và sau đó nói với tôi, ‘Con sẽ không sống ở đây, phải không ạ?’ Và tôi bảo, ‘Không, con sẽ không ở đây.’ Bọn trẻ hiểu điều đó. Bạn có nghĩ chúng ta nên nói với bố mẹ tụi nó không?”

/////

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s