(KTSG Online) – GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ – cho rằng việc giao chỉ tiêu GDP từ chính quyền cấp trên xuống cấp dưới với đơn vị là tấn lúa khiến nhiều nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải trồng lúa mà không được làm những việc khác, từ đó dần mắc trong “vòng kim cô” mang tên cây lúa.
Quan điểm này được GS Võ Tòng Xuân nêu tại tọa đàm “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch” sáng 16-12.
Nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh
TTCT – Cách đây 12 năm, các nước giàu có cùng đưa ra một cam kết tốt đẹp để giúp các nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng con số long lanh 100 tỉ USD viện trợ mỗi năm. Lời hứa hoa mỹ hóa ra lại thành quả táo bất hòa, mà hệ quả của nó tới nay vẫn còn.
Một ngôi nhà tạm bị hư hại ở Bangladesh, trong khu vực ven biển đang bị đe dọa bởi xói mòn và xâm nhập mặn. Ảnh: Getty
“Chúng tôi không xin tiền bố thí, chúng tôi yêu cầu tiền bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi thói hoang phí của các quốc gia phát triển. Những kẻ đã thải ra lượng khí thải carbon này, gây ra các hiện tượng khí hậu, phải trả tiền” – Molwyn Joseph, bộ trưởng môi trường của quốc đảo Antigua và Barbuda, nói với báo Financial Times ngày 3-11.
TTCT – Xung quanh Hội nghị COP26, có chuyện dễ hiểu nhầm phổ biến về các mức cam kết khổng lồ và chuyện “thủ phạm” phát thải.
Ảnh: un.org
Đọc tin về COP26 rất dễ bị ấn tượng mạnh bởi mẩu tin hàng trăm ngân hàng, quỹ đầu tư, hãng bảo hiểm có trong tay đến 130.000 tỉ đôla cam kết đặt ưu tiên cho các hoạt động vì khí hậu. Ai cũng nghĩ với những khoản tiền khổng lồ như thế, việc hỗ trợ các nước chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch như than đá sang các nguồn năng lượng tái tạo là dễ như trở bàn tay.
(KTSG) – Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (COP26) tại Glasgow, Vương quốc Anh đang khép lại với những cam kết hành động mạnh mẽ của các lãnh đạo toàn cầu về cắt giảm phát thải, đầu tư tài chính và hỗ trợ chuyển dịch năng lượng. Tương lai năng lượng và mô hình tăng trưởng của Việt Nam sẽ như thế nào sau COP26?
Cam kết “đột phá” của Việt Nam tại COP26
Từ những ngày đầu COP26, những thông tin tích cực từ nước Anh cho thấy sẽ có bước đột phá của Việt Nam về cam kết giảm phát thải khí nhà kính, chung tay cùng nhân loại làm giảm sự nóng lên toàn cầu.
Ngày 1-11, trong bài phát biểu tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra một tuyên bố lịch sử: “Mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050”.
TTCT – Những lời kêu gọi “bảo vệ môi trường cho thế hệ con em chúng ta” vẫn thường được các chính trị gia trên toàn thế giới nhấn mạnh, song những người trẻ, vốn có nhiều thứ để mất hơn bất kỳ ai khác trong cơn khủng hoảng biến đổi khí hậu, lại không nhìn thấy mình trong các quyết sách được nhà cầm quyền đưa ra.
Các đại biểu tại Hội nghị COP26 vào hôm 1-11. Ảnh: Reuters
Ảnh tư liệu chụp ngày 21/09/2009, tại Sài Gòn, Việt Nam, sau một cơn mưa lớn. Do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ngập lụt ở các thành phố miền nam ngày càng trầm trọng. ASSOCIATED PRESS – Le Quang Nhat
Là một trong 4 quốc gia gánh chịu những tác hại năng nề nhất của biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Thượng đỉnh Paris COP 21, Việt Nam đã cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2030 so với năm 2005 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.QUẢNG CÁO
Nhân dịp hội nghị khí hậu COP 26 vừa khai mạc ở Glasgow ngày 31/10/2021, chúng ta hãy tìm hiểu xem các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam có những mặt tích cực và những hạn chế nào? Mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu.
soha – Tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định ban hành nghị quyết số 120. Bản nghị quyết còn có tên gọi đặc biệt khác: “Thuận thiên”, về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo lời kể của vị giáo sư “cây lúa” Võ Tòng Xuân, 2 chữ “thuận thiên” ấy được bắt đầu từ một cuộc trò chuyện ngắn ngủi trên bàn ăn giữa Thủ tướng và ông. Một điều ít ai biết, GS Võ Tòng Xuân đã ấp ủ nó để được “thưa” suốt 30 năm.
4 năm sau cuộc gặp ấy, trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông lão 80 tuổi tóc bạc phơ vẫn ngày ngày cần mẫn với công việc nghiên cứu, giảng dạy cho hàng nghìn sinh viên nông nghiệp. Và vẫn tự hào khi nhắc về 80 năm cuộc đời trăn trở cho con đường “thuận thiên”…
Bắt đầu cuộc trò chuyện này, tôi muốn biết từ khi nào “thuận thiên” xuất hiện trong suy nghĩ của giáo sư, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân: Khi 15.000 hecta vùng đất thấp ngập mặn, lúa chết sạch, Sóc Trăng bà con kêu thấu trời xanh.
Một thời Việt Nam ta tự hào vì 9 con rồng đổ mình ra biển Đông, nhưng đến thập kỷ 1960 con rồng Ba Thắc (Sóc Trăng) thực sự đã chết. Thập kỷ 1980 thì tới lượt con rồng Ba Lai (Bến Tre) mười mấy cây số đều bị lấp, không còn đủ chảy nước chảy thành một lòng sông…
Khi ấy, tôi nói đùa với đồng nghiệp: “Cửu Long mất hai, giờ chẳng lẽ đổi tên đồng bằng ta là Thất Long sao?”. Nhưng nói xong, chỉ thấy nhói tận tâm.
Suốt một thời gian dài từ 2000 đến nay, tôi đã chứng kiến ĐBSCL trải qua những mùa khô và hạn hán khốc liệt như thế đấy! Đi đến đâu, gặp bất kỳ người nông dân nào, cũng chỉ nước mắt và lời kêu than không thể nào đau lòng hơn.
Cho đến một buổi sáng tháng 3/2010, tôi tình cờ đọc trực tuyến trên tờ Bangkok Post bản tin về Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi giữa thửa ruộng Vân Nam. Xung quanh bốn bề đất nứt như gót chân người, không còn lấy một giọt nước.
Dưới bức ảnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắn: “Tôi không dám vào viếng một nhà nông dân nào. Vô đó, tôi chắc chắn họ không còn nước mời tôi uống”.
Ngày 25/3/2010, tôi đi viếng vùng nhiễm mặn Sóc Trăng cũng thấy tình trạng cạn khô như vậy.
Khi đó tôi mới vỡ lẽ.
Vỡ lẽ về điều gì, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân: Suốt thời gian dài, chúng ta nói, thượng nguồn Trung Quốc xây đập thuỷ điện chằng chịt, chặn đứng nguồn nước Mê Kông gây hạn hán, ngập mặn. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia nhiều năm nay vẫn kiện cáo, đòi mở đập để “giải cứu” cây lúa miền dưới.
Nhưng thực tế không phải vậy!
Rõ ràng lúc Việt Nam đang gặp hạn thì trên Vân Nam họ cũng thế! Từ sau năm 2015, mực nước sông Mê Kông mùa khô liên tục rơi xuống còn 1.600 m3 – 1.800 m3/s, trong khi trước đây nó từng đạt 40.000 m3/s vào mùa mưa và 2000 m3/s vào mùa khô.
Chúng ta kiện, chúng ta đòi mở nước nhưng Trung Quốc họ đã không còn đủ nước cho cả đất nước họ nữa rồi. Mà cho là có năm dư, khi xuống tới đường ranh Thái Lan – Lào, hàng ngày hàng nghìn trạm bơm vẫn lấy nước đổ vào cho vùng hạn Đông Bắc Thái Lan thì đến lượt Việt Nam liệu có còn nước không?
Đó là tình hình chung thế giới! Và cái biến đổi khí hậu nó đã xảy ra hàng chục năm nay, trên toàn bộ Trái Đất, chứ đâu phải đến tận bây giờ ông trời mới bắt Việt Nam gồng gánh nỗi đau này?
Có thời điểm vì sợ thiếu lương thực, Bộ Nông nghiệp và Hải Quan đề nghị nước ta tạm ngưng xuất khẩu gạo. Hơn một tháng trời, nước ngoài không đợi được, họ liền quay sang Thái Lan mua gạo.
Lúc đó, tôi lên tiếng khẳng định luôn: “Nước ta không bao giờ thiếu lúa gạo!”.
Để chứng minh điều này, tôi đã đi dọc các tỉnh ven biên giới Campuchia. Ở đó, khoảng 1,2 triệu hecta đất vùng nước ngọt quanh năm, nước mặn không thể ngập tới, cây lúa vẫn phát triển tốt, thậm chí còn cho năng suất rất cao.
Chỉ duy khoảng 15.000 hecta ở vùng ven biển của mấy ông nông dân “cãi trời”, chính quyền đã cảnh báo nhưng vẫn chăm chăm làm lúa thì giờ mới than trời kêu đất.
Truyền thông không nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh nên đã gây ra rất nhiều hiểu lầm.
Tháng 9/2017, tôi được mời tham dự Hội nghị về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Nhân dịp này tôi mới rút ruột rút gan ra trình bày với Thủ Tướng:
“Nông dân miền Tây mình đang mắc vòng kim cô rất lớn! Thưa Thủ tướng…”
Thủ tướng thấy lạ bèn hỏi lại: “Kim cô gì thầy? Nhờ thầy nói rõ!”
“Kim cô chính là lúa.”.
Tôi giải thích tiếp: “Giờ này chúng ta thặng dư nhiều lúa rồi nhưng Nhà nước cứ buộc nông dân trồng lúa, vùng mặn cũng phải làm. Đó chính là ta đi ngược với thiên nhiên, chống thiên nhiên.”
Thủ tướng hỏi: “Chống như thế nào thầy?”
“Ở các vùng mặn, mùa nắng ruộng chỉ có nước mặn, đáng lẽ người ta phải nuôi tôm, nuôi cá, sinh lời… lại bắt người ta trồng lúa. Đó là không thuận thiên…”
Lúc ấy, Thủ tướng vỡ lẽ.
Kết thúc kỳ họp, Thủ Tướng đồng ý dùng 2 chữ “thuận thiên” làm tôn chỉ cho nghị quyết mới.
Tháng 11/2017 thì nghị quyết 120 do Chính phủ ban hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 chữ “Thuận thiên”.
Bởi khi ấy, nếu nông dân tiếp tục “cãi trời”, ĐBSCL sẽ đi vào thế khó. Thuận thiên thì không những biến nguy thành cơ mà còn là cơ hội “vàng” cho Tây Nam Bộ vươn lên làm giàu.
Trước Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư đã bao giờ đề cập đến con đường “thuận thiên” này lần nào khác?
GS Võ Tòng Xuân: Thú thật, hơn 50 năm “ăn nằm” với cây lúa, tôi chưa bao giờ thôi nghĩ về nó.
Thời kỳ đất nước giải phóng, chúng ta đề ra chính sách đảm bảo an ninh lương thực, chú trọng việc trồng lúa.
Tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội Khóa VII (1981-1987) do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng chủ trì, Chánh phủ báo cáo đã mở rộng sản xuất lương thực vùng Đồng Tháp Mười và vùng lúa Tứ Giác Long Xuyên.
Đến lúc đại biểu Quốc Hội tham luận, tôi đăng ký xin thưa: “2 vùng vừa báo cáo không chỉ không cho kết quả như ý muốn mà còn làm nãn lòng nhân dân”.
Bởi thời điểm đó, những vùng này đất rất phèn, cây tràm đã sống thành rừng mà giờ ta lại chỉ đạo phá rừng, trồng lúa.
Mọi người cứ nghĩ Nam Bộ “cò bay thẳng cánh” thì đâu đâu cũng trồng lúa được. Không phải! Đó là cưỡng trời, là đi ngược thiên nhiên. Bao nhiêu vốn đầu tư nhưng sẽ không lấy lại được bao nhiêu!
Nghe xong, chủ tịch Phạm Văn Đồng nhìn tôi, trách: “Tại sao đến giờ đồng chí mới nói?”.
Lúc đó, tôi thưa: “Dạ! Đây là dịp đầu tiên cháu mới có được môi trường Quốc hội để phát biểu”. Sau đó, ông cười rồi lập tức kêu Ông Phan Xuân Đợt (Bộ trưởng Lâm Nghiệp bấy giờ) và ông Nguyễn Đăng (nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp) đưa ra phương án, nhanh chóng sửa sai vấn đề này ngay.
Đến cuối năm 1989, nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo. Ngặt cái, trồng lúa ở miền Bắc thì cứ như chống giặc vậy! Vụ đông xuân thì chống rét, hạ chống hạn, thu đông thì chống bão lũ… Lúc đó tôi mới thấy sao nông dân mình khổ quá! Suốt đời cứ chống, đi đánh thế thì bao giờ mới có ăn. Tôi liền nghĩ đến phương án giảm trồng lúa.
Năm 1990, tôi đổi tên “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa” của mình thành “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác”. Trong những lần ra nước ngoài, tôi vận động Australia giúp kinh phí chi Viện Lúa Quốc tế (IRRI) và Canada tài trợ chương trình nghiên cứu khoa học. Về nước tôi mời các khoa Nông nghiệp của đại học Việt Nam thành lập Mạng Lưới nghiên cứu hệ thống canh tác xoay quanh cây lúa cho từng vùng. Chủ yếu là để giảm bớt một, hai vụ lúa nhằm luân canh cây trồng khác hoặc nuôi tôm, cá.
Nhưng cuối cùng dự án đó mãi mãi không thực hiện được…
Sang kỳ họp Quốc hội thứ 8, tôi tiếp tục đề cập vấn đề cắt giảm nhu cầu trồng lúa, chuyển sang canh tác cây ăn quả, thâm canh tôm, cá giá trị cao. Lúc đó, một đại biểu Quốc Hội đứng lên phản bác rất gay gắt: “Mình là con người, con người phải ăn cơm ăn gạo, chỉ có con khỉ mới ăn quả”.
Vậy đó, họ nói tôi như thế đó!
Tôi về, đi ra đồng thì ông nông dân vẫn hỏi: “Bây giờ mình dư nhiều gạo, xuất khẩu nhiều quá rồi, sao nhà nước còn khuyến khích trồng lúa?”. Có lúc tôi không biết trả lời họ câu hỏi đó sao cho phải…
Một đời người nghiên cứu về cây lúa nhưng năm lần bảy lượt ông lại ủng hộ quan điểm Việt Nam không nên tiếp tục trồng nhiều lúa. Điều đó có mâu thuẫn quá không, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân: Đúng! Đúng là có lúc tôi từng mâu thuẫn như thế!
Thời điểm năm 1975, chính sách đảm bảo an ninh lương thực khiến dân ta không có lựa chọn nào ngoài chuyện trồng lúa. Miền Bắc thì tập trung lo đê điều, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thì thuỷ lợi, ngọt hoá. Hơn 70% kinh phí nhà nước cấp cho ngành nông nghiệp khi ấy chỉ để xây thủy lợi, làm lúa nước.
Dân phá rừng trồng lúa, thậm chí nhà nào có vườn hoa đẹp phải cuốc lên, có vườn trái cây đều đào gốc, trồng rau, khoai. Nhiều gia đình thèm có một cái cây ăn trái lắm, phải lén đắp mô ở trong ruộng, chỗ này một ít, chỗ kia một ít để có cây nhãn, cây xoài ăn chơi.
Bởi khi ấy, chúng ta còn quá ám ảnh cái đói sau 2 cuộc thế chiến! Cái chính sách an ninh lương thực là cần thiết. Nhưng suốt 30 năm, từ khi chúng ta đủ ăn, dư ăn và xuất khẩu gạo rồi, chúng ta vẫn duy trì chính sách ấy, vẫn trồng lúa mọi nơi, thậm chí còn tốn nhiều tiền để ngọt hóa vùng mặn để trồng thêm.
Nếu tôi vì bản thân mình thì tôi đã nhắm mắt cho qua. Nhưng không phải! Tôi đã chứng kiến nhiều câu hỏi không biết trả lời thế nào từ những nông dân như thế rồi.
Đúng như ý nguyện của Bác Hồ “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, tôi nghĩ đã đến lúc nhà nước ta, các doanh nghiệp và cả người nông dân đều cần thay đổi.
Con đường thay đổi đó thực hiện như thế nào?
GS Võ Tòng Xuân: Trước đây, người Việt hay có quan niệm: “Không học thì đi làm nông dân”. Bởi ngày xưa, ông bà ta chỉ làm nông theo hình thức tự phát, kinh nghiệm, bắt chước.
Nhưng giờ Việt Nam đã qua cái thời “thất học ra đồng”! Chúng ta có rất nhiều cơ sở để tri thức hoá người nông dân như các nước châu Âu.
Nói vậy không phải là bắt ông nông dân phải đi học đại học, cao đẳng. Mà ông ấy chỉ cần qua các lớp đào tạo do doanh nghiệp, nhà nước địa phương tổ chức nhằm làm sao cho nguyên liệu do nông dân làm ra đạt đủ tiêu chuẩn yêu cầu thì xem như đã qua lớp và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện “hành nghề ”.
Thứ hai, trong tương lai gần, với tình trạng hạn mặn và sạt lở diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL như hiện nay, để phát triển toàn diện thì cần phải giảm lúa gạo. Tại vùng ven biên giới Campuchia, là vùng luôn luôn có đủ nước ngọt và không bị nước mặn xâm nhập, thì chúng ta nên thiết kế 1.2 triệu hecta lúa, trồng 2-3 vụ/năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần.
Còn những tiểu vùng gần biển thì nên trồng lúa vào mùa mưa, mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm, nuôi cá thâm canh hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu mặn. Vùng giữa thì bắt đầu lên liếp đất để hạn chế nước mặn và có rảnh mương dự trữ nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng.
Thứ 3, nhà nước cần nắm được các khuynh hướng nông nghiệp trên thế giới. Từ đó, tạo điều kiện liên kết vùng, nông dân-nông dân (dồn điền -PV), nông dân-doanh nghiệp, doanh nghiệp-doanh nghiệp để sản xuất trên diện tích lớn bằng cơ giới và công nghệ 4.0.
Ngược lại, phía doanh nghiệp phải được đào tạo thành nhà doanh nhân giỏi, là đơn vị tiên phong trong chế biến sản phẩm có thương hiệu, năng nổ khám phá và sẵn sàng tìm đầu ra cho sản phẩm.
Cuối cùng là công cuộc chiếm lĩnh thị trường 100 triệu dân trong nước. Sự thật là những năm qua, ngành nông nghiệp đang dần chiếm được tình cảm của người tiêu dùng Việt bởi những sản phẩm an toàn vệ sinh, ngon, hấp dẫn, không kém sản phẩm ngoại nhập.
Vậy trong 3 năm thực hiện nghị quyết 120, con đường “thuận thiên” ấy đã để lại cho chúng ta tín hiệu đáng mừng như thế nào rồi, thưa GS?
GS Võ Tòng Xuân: Nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL đã và đang phấn khởi với những vùng chuyển đổi mà Đảng và Nhà nước quy hoạch mới, hàng ngàn hecta lúa-tôm đã đem lại lợi tức gấp 4-5 lần trồng lúa độc canh trước đây.
Bến Tre ngoài cây dừa đã trồng thêm cây ăn trái như bưỡi, xoài, sầu riêng bằng bón phân hữu cơ sinh học chống mặn tốt. Trên các cánh đồng lúa bát ngát ở Châu Đốc (An Giang), Tháp Mười (Đồng Tháp) cũng bắt đầu nhen nhóm những vườn xoài, chuối. Nhiều doanh nghiệp như Vinamit, vua chuối Út Huy, công ty Cỏ May (Đồng Tháp), Trung An (Cần Thơ),… đã áp dụng nông nghiệp “sạch”, chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng con đường “chất lượng thắng số lượng.”
Năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 chúng ta đã xác lập nhiều kỷ lục khi sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã vươn xa tới gần 190 thị trường thế giới, xuất khẩu nông sản đạt mốc 41,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Nhiều loại quả như vải thiều, chôm chôm, thanh long, vú sữa, xoài, nhãn… đã có mặt tại những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…, giá trị còn tăng gấp 20-30 lần so với trong nước.
Về gạo, khối lượng gạo xuất khẩu giảm 3,5% nhưng tăng 9,3% về giá trị, trong đó gạo chất lượng cao chiếm 85% gạo xuất khẩu. Một khoảng thời gian, chúng ta đã vượt hẳng qua Thái Lan. Như hôm qua (ngày 22/2), tôi vừa xem giá gạo thì Việt Nam đạt 536 USD/ tấn, cao hơn hẳng nước bạn.
Đó đều là tín hiệu đáng mừng!
Và từ năm 2020 trở đi, với điều kiện thuận lợi của Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, CPTPP… nông sản Việt vào thị trường EU không bị đánh thuế, thì chúng ta có quyền hy vọng con đường đến top 15 nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Ở tuổi 81 này, GS còn điều gì trăn trở cho cuộc sống và nền nông nghiệp Việt Nam?
GS Võ Tòng Xuân: Năm 1991, tôi sang Mỹ, có dịp gặp một vài anh bạn người Việt gốc Hoa làm chủ chuỗi siêu thị Á Châu. Ngồi nghe tâm sự, các anh ấy đều nói:“Bây giờ thầy phải làm thế nào đi thầy? Tụi con thèm bán gạo Việt lắm mà Việt Nam không có giống gạo ngon nào, siêu thị tụi con toàn phải mua gạo Thái Lan”.
Câu hỏi ấy cứ theo tôi mãi!
Năm 2019, khi Hồ Quang Cua – sinh viên của tôi, lai tạo thành công “giống gạo ngon nhất thế giới” ST25, tôi mới có thể tự tin giới thiệu với các siêu thị Á Châu.
80 năm cuộc đời, tôi đã đặt chân đến trên 80 nước để mang về những cải tiến cho nền nông nghiệp Việt Nam. Tôi vui khi hoàn thành được những hoài bão. Nhưng sẽ càng hạnh phúc hơn nhiều nếu đi đâu đâu trên khắp thế giới này tôi đều thấy nông sản Việt Nam, thấy người ta hào hứng lựa chọn nó, tôi hay tưởng tượng đến những nụ cười sung sướng của người nông dân đã và đang sản xuất nguyên liệu an toàn, chất lượng để cung cấp cho nhà doanh nghiệp, cùng nhau làm ra những sản phẩm có thương hiệu nổi trội.
Đó là những người tiếp tay làm nên sự giàu có của chính họ và của đất nước Việt Nam.
Bây giờ, mỗi ngày tôi vẫn làm việc bình thường. Nói chuyện với bạn hôm nay, lát nữa sẽ về Cần Thơ để mai gặp sinh viên. Kế hoạch cuối tuần này thì lên Nhà máy đường Gia Lai tính chuyện hợp tác với người dân tộc tại Huyện Eatun trồng cây mía,… Ngày nào còn sức khỏe và trí óc minh mẫn, ngày ấy tôi sẽ còn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho thế hệ sau bấy lâu.
Như Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử của ngày xưa mong muốn tìm người tiếp nối. Tôi chỉ mong một mai sẽ có đôi mắt thay tôi nhìn ngắm những cánh đồng Việt Nam phát triển thế nào…
By Jakob Askou Bøss, Senior Vice President for Corporate Strategy and Stakeholder Relations, Ørsted and Jennifer Layke, Director of Global Energy Program, World Resources Institute
The technologies and the capital are available to accelerate the green energy transition, but the global transformation from fossil fuels to clean energy is not moving forward quickly enough. Governments need to adjust their institutional and regulatory framework to pave the way for the necessary private investments to get the job done.
Vietnam’s greenhouse gas emissions are set to grow significantly by 2030, under an updated climate plan submitted to the UN.
The country’s large cement sector is factored into the plan for the first time, which experts welcomed. But they said the overall target was not substantially more ambitious than the previous version.
Under the new plan, Vietnam committed to cut its emissions growth by 9% or nearly 84 million tonnes of CO2 by 2030 compared with business as usual projections, using a 2014 baseline. Emissions are still expected to grow by 844 million tonnes of CO2 during that time.
(TN&MT) – Ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ.
Mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. NDC cập nhật của Việt Nam xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu thiệt hại do các tác động liên quan đến những thay đổi của khí hậu gây ra trong tương lai được xác định cụ thể cho từng lĩnh vực. Tiếp tục đọc “Hoàn thành cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC): Nâng mức đóng góp của Việt Nam cho ứng phó với BĐKH toàn cầu”→
When Larry Fink announced in mid-January he’d be putting solving the climate emergency at the center of his US$7.43 trillion investment company BlackRock’s strategy, even long-time critics acknowledged it was a huge deal. “It takes leadership and a certain kind of courage to admit that change is needed,” wrote Sierra Club executive director Michael Brune at CNBC. “Now we must keep the pressure on.”
BlackRock had earlier stated a commitment to “sustainability,” yet for years faced pressure from the Sierra Club and others over its investments in fossil fuels and Amazon deforestation. In a letter last month to shareholders, Fink promised measurable change: BlackRock would no longer invest in companies deriving 25% or more of their revenues from thermal coal.
Shortly after, however, the environmental and human rights group Urgewald calculated that less than 20% of the coal industry would be affected. “The scope of the policy is still far too limited and further steps will need to follow quickly,” it argued.
In January, CEO Larry Fink announced that BlackRock would make the environment a key consideration in shaping its investment policy. Photo courtesy of BlackRock, Inc.
This is a familiar cycle these days: A large company makes an impressive-sounding climate commitment, but on closer inspection the reality ends up being messier and less inspiring than it first appeared. For example: Microsoft pledges to go “carbon negative” by 2030, removing more carbon from the atmosphere than it emits, while donating to the election campaign of U.S. Senator Mitch McConnell, who has questioned the science of climate change and has a 7% lifetime score from the League of Conservation Voters.
Nhu cầu năng lượng mặt trời quy mô lớn đang tăng ở Việt Nam, nhưng các rào cản vẫn tồn tại ở một thị trường phát triển mạnh về năng lượng tái tạo cho các doanh nghiệp lớn. Làm thế nào Việt Nam có thể dịch chuyển nhanh hơn để thực hiện tham vọng năng lượng sạch của mình?
Một cánh đồng điện gió ở tỉnh Ninh Thuận, miền Nam Việt Nam. AEON, nhà phát triển trung tâm mua sắm Nhật Bản và Anheuser-Busch InBev, nhà máy bia lớn nhất thế giới, có sự hiện diện lớn ở Việt Nam và cam kết chỉ mua năng lượng sạch.
Thị trường Việt Nam cho năng lượng tái tạo quy mô lớn đang trên đà .
Chưa đầy một năm từ khi chưa có trang trại năng lượng mặt trời quy mô lớn nào, thì Việt Nam dự kiến sẽ có hơn 4.200 megawatt (MW) năng lượng mặt trời được triển khai và cung cấp điện cho lưới điện quốc gia vào cuối tháng 6 năm 2019 khi Chương trình giá bán điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo (FIT) hết hạn. Thúc đẩy FIT trong và ngoài nước gần đây đã tăng lên, thu hút quan tâm của các nhà đầu tư và ước tính rằng hơn 4.600 MW dự án điện gió có thể được hoàn thành vào năm 2021. Bằng nhiều biện pháp nào, việc Việt Nam bổ sung hơn 8.000 MW điện mặt trời và gió mới vào mạng lưới chung trong một vài năm là rất ấn tượng, đặc biệt là khi Việt Nam nỗ lực giảm phát thải tới 25% trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu về điện dự kiến sẽ tăng trung bình 8% mỗi năm vào năm 2035. Tiếp tục đọc “Điều gì cản trở các doanh nghiệp lớn chuyển sang năng lượng sạch tại Việt Nam?”→
Given the growing international pressure to mitigate climate change and increasing fears around climate impacts, expectations of continued investment in fossil fuels in Southeast Asia’s power sector appear puzzling. This paper explores how power sector investors perceive climate-related risks and how they factor these risks into investment decision-making.
A farmer in a paddy field hit by drought in the Mekong Delta’s province of Soc Trang, June 2019. Photo by VnExpress/Thanh Nguyen.
Vietnam’s Mekong Delta is bracing severe drought and salinity in the coming months, and local authorities have been told to take every step possible to mitigate the damage.
For this dry season, which has already started in southern Vietnam and normally lasts until late April, drought conditions are likely to be more severe, resulting in more salinity in the delta, which spreads over 40,577 square kilometers (15,670 square miles).
The nation’s most fertile region for long, the Mekong Delta has been called the Vietnam’s rice granary. It is also the nation’s aquaculture hub.
New research shows that the increasing vulnerability of the Mekong delta to floods, salt intrusion and erosion is caused by insufficient sediment in the river not climate-induced rise in sea levels.
Published in the journal Nature Scientific Reports, the findings of the Rise and Fall Project at Utrecht University are clear: the growing threat to the Mekong Delta – and the communities, cities, rice fields and biodiversity that depend on it – posed by higher tides and salt intrusion is almost entirely due to the loss of river sediment because of upstream dams and sand mining in the delta.
Rising tides in the delta have major ramifications for flooding in subsiding and increasingly vulnerable cities, and river bank erosion. While sea level rise and climate change have received most attention in relation to the sinking and shrinking of the Mekong delta, the research shows that in the last 20 years, they have driven less than 5% of these trends. Tiếp tục đọc “Gravest threat to Mekong delta today is sediment starvation not rising seas”→