Ngày đăng: Tháng Mười Hai 19, 2017
American clergyman leads rare event in Vietnam

More than 10,000 Vietnamese have filled up a stadium Dec. 8, 2017 in a rare Christian evangelistic event led by the Rev. Franklin Graham, who says he wants the communist government to consider Christians its best citizens. (AP Photo/Hau Dinh)
The clergyman told the crowd he wants Vietnam’s communist government to consider Christians its best citizens. Tiếp tục đọc “American clergyman leads rare event in Vietnam”
Mẹ thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long
Không có khu vực đồng bằng nào trên thế giới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu trầm trọng như Sông Cửu Long. Liệu Việt Nam có hành động kịp thời để cứu nơi đây?
Loạt bài của Mongabay – Mongabay series
Tiếng Việt
Phần 1 – Liệu biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long?
Phần 2 – Việt Nam cực kỳ lo lắng vì Trung Quốc và Lào xây đập trên Mekong
Phần 3 – Mẹ Thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long
Phần 4 – Kế hoạch cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long
English
Part 1 – Will climate change sink the Mekong Delta?
Part 2 – Vietnam sweats bullets as China and Laos dam the Mekong
Part 3 – Mother Nature and a hydropower onslaught aren’t the Mekong Delta’s only problems
Part 4 – A plan to save the Mekong Delta
Biến đổi khí hậu và các đập nước ở thượng nguồn đang đe dọa khu vực quan trọng này và vấn đề trở nên khó kiểm soát được. Nhưng có phải những vấn đề lớn nhất của ĐBSCL đều do chính Việt Nam tạo ra?
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi ở của gần 20 triệu người, là một trong những môi trường nông nghiệp có năng suất cao nhất trên thế giới, nhờ vào mạng lưới kênh rạch, đê, cửa cống và rãnh thoát nước phức tạp.
Về thế mạnh nông nghiệp của ĐBSCL, Việt Nam đã đi từ một nhà nhập khẩu gạo lâu năm và trở thành một nước xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, nông dân trong khu vực rất quan tâm đến các chính sách an ninh lương thực của chính phủ, trong đó yêu cầu hầu hết đất đai của ĐBSCL phải được dành cho sản xuất lúa gạo. Và nhiều người trong số họ đang có biện pháp để phá vỡ các quy tắc, theo những cách mà không phải lúc nào cũng thân thiện với môi trường.
Tiếp tục đọc “Mẹ thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long”
Tuyên bố Các tổ chức xã hội Đông Nam Á và Sáng kiến Liên minh các nước Nói không với điện than do Vương Quốc Anh và Canada khởi xướng
Tuyên bố
Các tổ chức xã hội Đông Nam Á và Sáng kiến Liên minh các nước Nói không với điện than do Vương Quốc Anh và Canada khởi xướng
Chúng tôi, những tổ chức kí tên dưới đây, hoan nghênh sáng kiến Liên minh các nước nói không với điện than do Vương quốc Anh và Canada khởi xướng. Những quốc gia này một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của việc cắt giảm cacbon và loại bỏ than đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Đối với các quốc gia phát triển, đây là yêu cầu cấp thiết cần phải hoàn thành trước năm 2030, đối với các quốc gia còn lại thời hạn sẽ là năm 2050. Tuy nhiên chúng tôi kêu gọi các quốc gia đẩy nhanh hơn nữa thời hạn loại bỏ điện than để mục tiêu 100% năng lượng tái tạo có thể được hiện thực hóa trước năm 2030 đối với các quốc gia phát triển và trước năm 2050 đối với các quốc gia đang phát triển.
Tiếp tục đọc “Tuyên bố Các tổ chức xã hội Đông Nam Á và Sáng kiến Liên minh các nước Nói không với điện than do Vương Quốc Anh và Canada khởi xướng”
Thăm quan mô hình năng lượng bền vững cho các nhà báo
Vừa qua ngày 11/11/2017 tại An Giang, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (Change) đã tổ chức chuyến thăm quan thực địa cho các nhà báo về các mô hình NLBV cấp cộng đồng.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án: “Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo chưa nối lưới ở các tỉnh đồng bằng sông Mekong của Việt Nam thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững” với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Bánh mì cho thế giới (BFTW).
Mục tiêu chính của hoạt động nhằm chia sẻ thực tiễn tốt về ứng dụng các giải pháp năng lượng bền vững cấp cộng đồng thông qua mô hình lập kế hoạch năng lượng địa phương tại địa bàn An Giang. Đồng thời, xây dựng mạng lưới kết nối giữa các nhà báo và GreenID, Change nhằm lan tỏa các bài học thành công từ cộng đồng hướng đến giảm thiểu biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững. Tiếp tục đọc “Thăm quan mô hình năng lượng bền vững cho các nhà báo”