Không có khu vực đồng bằng nào trên thế giới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu trầm trọng như Sông Cửu Long. Liệu Việt Nam có hành động kịp thời để cứu nơi đây?
Loạt bài của Mongabay – Mongabay series
Tiếng Việt
Phần 1 – Liệu biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long?
Phần 2 – Việt Nam cực kỳ lo lắng vì Trung Quốc và Lào xây đập trên Mekong
Phần 3 – Mẹ Thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long
Phần 4 – Kế hoạch cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long
English
Part 1 – Will climate change sink the Mekong Delta?
Part 2 – Vietnam sweats bullets as China and Laos dam the Mekong
Part 3 – Mother Nature and a hydropower onslaught aren’t the Mekong Delta’s only problems
Part 4 – A plan to save the Mekong Delta
- Sông Mê Kông là động mạch chủ chốt của vùng đất Đông Nam Á. Dòng sông chảy qua 6 quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống của xấp xỉ 60 triệu người.
- Trung Quốc và Lào đang xây đập thuỷ điện tại rất nhiều nơi trên dòng sông. Và Thái Lan thì đang vạch ra một kế hoạch chuyển đổi dòng nước quy mô lớn mà có thể tiếp tục ảnh hưởng lớn tới dòng chảy của con sông.
- Liệu Lào có ngân sách đầu tư cho các con đập này vẫn là một câu hỏi để ngỏ. Liệu Bắc Kinh sẽ tham gia vào tài trợ?
Đây là bài đăng thứ hai trong loạt gồm 4 bài viết chuyên sâu về những nguy cơ mà Đồng Bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt, và phương cách đối phó.
Không gì ảnh hưởng đến tương lai của đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và gây ra nhiều lo lắng hơn là các dự án đập thủy điện trên dòng chính của sông Mê Kông, từ phía thượng nguồn của vùng châu thổ. Một số chuyên gia Việt Nam từ lâu đã lên tiếng cảnh báo, về viễn cảnh đáng lo ngại cho vùng Châu thổ Mê Kông, liên quan đến các dự án xây đập thủy điện trên dòng chính của dòng sông này. Điều đó lại chưa được đưa vào chính sách ngoại giao một cách hiệu quả bởi chính phủ tại Hà Nội, mà có thể kết luận rằng – có thể một cách chính xác – phản đối (việc xây đập) là vô ích.
Đã có 7 con đập đi vào hoạt động trên sông Lanang (phần thuộc Trung Quốc của song Mê Koong), trong những hẻm núi dốc thuộc tỉnh Vân Nam. Một đập khác trên dòng chính đang dần hoàn thành ở phía thượng Lào, việc xây dựng sẽ sớm bắt đầu tại một khu vực khác ở thềm lục địa Don Sahong ở phía bắc biên giới Lào-Campuchia, và dự kiến sẽ có 9 đập nữa được xây dựng – 7 tại Lào và 2 tại Campuchia.
Hãy tưởng tượng một viễn cảnh mà ở đó, những người nông dân ven lưu vực sông Mekong không còn có thể dựa vào những trận lũ hàng năm giúp ngăn xâm nhập mặn và mang phù sa bồi đắp từ các dãy núi từ xa phía bắc. Và tương lai đó thực tế là đã đến. Tình hình ngày càng xấu đi khi những trận lũ lụt hàng năm đã lên đến đỉnh điểm, lượng trầm tích lòng sông cũng giảm mạnh, thậm chí giảm một nửa. Nếu những con đập này tiếp tục xây trên thượng nguồn, thì những ảnh hưởng của nó đến lượng phù sa nông nghiệp cũng như đến nguồn cá là rất đáng lo ngại.
Tác động của việc xây đập tầng lớp lên Biển Hồ, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á là một ví dụ. Mùa lũ ở đây là một kì quan thủy văn. Hồ nằm trong một vùng trũng khổng lồ ở trung tâm Campuchia. Hồ được kết nối với dòng chính Mekong bởi Sông Sap dài 120 km. Trong mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 6, Biển Hồ rút hết nước. Mùa mưa đến, nước sông Mê Kông lên cao, dòng chảy của sông đảo ngược, và 20% nước từ sông Mê Kông đổ vào Biển Hồ. Lúc này, diện tích hồ mở rộng từ 2.700 km2 đến 16.000 Km2 và thể tích hồ tăng gấp 80 lần.
Theo cách này, Biển Hồ điều hòa lượng nước cấp vào Hạ nguồn sông Cửu Long từ lâu đời khi người dân canh tác ở đây (và không cần hoài nghi là tồn tại hàng kỷ nguyên trước đó), bình ổn và mở rộng theo nhịp lũ. Tuy nhiên, khi những con đập được xây dựng ở vùng trung lưu của sông Mê kông, Biển Hồ sẽ không còn có thể tràn đầy vào mùa mưa cũng như không rút nước vào mùa khô như thường lệ. Nếu điều đó có khả năng cao xảy ra, nhịp điệu thuỷ văn của vùng châu thổ sẽ bị đảo lộn, cùng với đó là các nền tảng kỹ thuật cao của nông nghiệp châu thổ.
Mặc dù cả Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã cam kết năm 1995 trong “Hợp tác trong việc giữ dòng chảy trên dòng song chính…và để có thể tạo tình trạng đổi dòng tự nhiên một cách chấp nhận được vào mùa mưa ở Biển Hồ (Tonle Sap)”, theo quy định quốc tế, Lào là nước nắm đằng chuôi, Thái Lan đứng ở nước đôi; còn những quốc gia hạ nguồn như Việt Nam và Campuchia chỉ có thể phản đối một cách bất lực.
Các vấn đề bắt đầu vào năm 2011. Khi đó, trong các cuộc họp của Uỷ ban sông Mê Kông (MRC), các nhà ngoại giao cấp cao và các bộ trưởng từ các vùng ven sông đã xem xét việc bắt đầu xây dựng một con đập và nhà máy thủy điện 1285 MWgần Xayaburi, một thị trấn phía bắc Lào. Nhận được sự ủng hộ từ phía Campuchia, Việt Nam lập luận về việc xây dựng đập nên trì hoãn 10 năm nữa, khi có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của việc xây đập đến vùng hạ lưu sông. Những đại diện từ Thái Lan xoay về cả hai phía một cách miễn cưỡng. Mặc dù nhận thức được sự phản đối từ các nhà môi trường và nông dân tại các tỉnh phía đông bắc, giới chức Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi những người phát triển đập Xayaburi và khách hàng đang nhắm tới của họ, là công ty điện lực Thái Lan. Các quan chức Lào đã lắng nghe, phản đối và tuyên bố rằng sau khi từ bỏ nghĩa vụ cam kết của quốc gia trong quá trình tham vấn tới MRC, họ sẽ bật đèn xanh cho dự án.
Vì vậy, Lào tỏ ra không mặn mà với áp lực của phương Tây, dù là từ các chính phủ, các ngân hàng đa phương hay các phương tiện truyền thông quốc tế. Thật dễ dàng nhận ra cái bóng khổng lồ của người bảo trợ từ Trung Quốc ở đằng sau những đại diện phía chính phủ Lào. Phần còn lại của thế giới đều quay lưng lại với các dự án Con đập khổng lồ. Nhưng những xây dựng đập thuỷ điện đang là một lĩnh vực đáng sợ của ngành công nghiệp phức hợp ở Trung Quốc . Cuộc tìm kiếm cho cơ hội kinh doanh mới của họ ở giữa Me Koong song hành tuyệt vời với cuộc chạy đua để thống trị tầm ảnh hưởng ở vùng Đông Nam Á của chính phủ Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo Lào bị cuốn hút bởi lý tưởng rằng một nước Lào nghèo, bao quanh chỉ có đất có thể trở thành “quả pin trữ năng lượng của Đông Nam Á” và sử dụng thu nhập từ việc bán điện để hỗ trợ cho phát triển kinh tế. Nỗ lực vận động hành lang tự do của các công ty Trung Quốc có lẽ đã làm tê tiệt các quan chức Lào để làm ngơ những tác động xấu đến môi trường và cộng đồng dân cư, ngay chính ở Lào.
Độc giả phương Tây theo dõi những diễn biến xung quanh đập Mekong cũng hiểu về vấn đề bảo tồn vùng đánh bắt cá nước ngọt giàu có và phong phú nhất thế giới này. Không quá bất ngờ, bởi các phương tiện truyền thông phương Tây tậo trung vào cá, và các tổ chức phi chính phủ Tây phương đặt tại Campuchia. Và thực tế, tác động của việc xây đập lên luồng cá di cư đang là mối quan tâm đáng lo ngại. Người dân Campuchia dựa vào đánh bắt cá cho 80% lượng protein động vật trong khẩu phần ăn của họ. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, có ít nhất một nửa số lượng đánh bắt đó đang gặp nguy hiểm.
Những ngụ ý về ảnh hưởng của đập Xayaburi đối với nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trong khi nhận được rất ít chú ý ở bên ngoài VN, và chỉ mới đây thấy ở trong Nước. Hà Nội đã đặt quá nhiều niềm tin vào cơ chế tham vấn của MRC và ngây thơ về sự can thiệp của chính phủ phương Tây. Phản ánh về điều này trong cuộc họp thượng đỉnh của MRC năm 2011, một nhà báo Việt Nam viết “Việc kinh doanh trên đập Xayaburi đã đi đến hồi kết. Bây giờ Việt Nam phải khẩn trương đưa ra một kế hoạch hành động để đối phó với những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.”
TÌNH TRẠNG KHÓ XỬ CỦA BẮC KINH
Không có tiến trình chính trị nào mang lại hy vọng, nhưng ta vẫn có thể tránh được những ảnh hưởng kinh tế xấu nhất tới các nước vùng hạ lưu. Cụ thể, đập ở vùng trung lưu Mekong hiện nay ít có khả năng chi trả về kinh tế hơn so với trước đây. Theo trích dẫn chi phí môi trường và xã hội, năm 2014 Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đã quyết định sẽ không tài trợ cho các đập lớn trên sông Mekong hoặc bất cứ nơi nào khác. Gần đây hơn, các ngân hàng thương mại khu vực, cân nhắc sự không chắc chắn của nhu cầu điện phụ tải nền nhiều năm trong tương lai và các vấn đề chính trị liên quan đến xây dựng các đập thủy điện khổng lồ, từ đó cho thấy khá ít sự quan tâm trong việc tài trợ cho xây đập.
Các nhà phân tích chính sách công tại Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu (thinktank) có trụ sở tại Washington, kết luận sau những cuộc đối thoại với các ngân hàng Trung Quốc và giám đốc điều hành các công ty xây dựng vào giữa năm 2015. Theo đó, những công ty này, cũng trở nên ngày càng cảnh giác với rủi ro, và linh hoạt nhiều hơn để chống lại áp lực của chính phủ Trung Quốc tài trợ xây dựng đập trên sông Mekong. Và cuối cùng, chính phủ Lào cũng không thể bảo đảm rằng việc đầu tư này sẽ giúp Lào trở nên một “Vùng tích trữ năng lượng của Đông Nam Á.”
Cho dù nhiều đập trên dòng chính được xây dựng, do đó có vẻ phụ thuộc nhiều vào liệu Bắc Kinh có sự sẵn sàng, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) mới thành lập, để đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc khỏi những thiệt hại. Không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ trò chơi. Họ có khả năng xây dựng đập, có thể tận dụng một vị trí thống lĩnh tại Lào để xiết chặt Việt Nam, đồng thời ngày càng hút các quốc gia Đông Nam Á khác vào quỹ đạo chính trị và kinh tế siêu cường của mình.
THAY ĐỔI DÒNG NƯỚC
Siêu dự án Kong-Loei-Chi-Mun, đề xuất của Dự án Thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu Thái Lan (RID) để chuyển hướng dòng chảy của Mekong, cũng chỉ như một đám mây nhỏ trên đường chân trời. Nước sẽ được bơm từ ngã ba sông Mekong với sông Loei, một chi lưu nhỏ ở phía bờ thuộc địa phận Thái Lan của con sông dài khoảng 125 km từ Viên Chăn về phía thượng nguồn. Các vùng nước được chuyển hướng như vậy, sẽ đi ngang qua một dãy núi nhỏ và vào trong các đầu nguồn của hệ thống sông Chi-Mun ở đông bắc Thái Lan. Các báo cáo đã nói rằng, dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn 75 tỷ đô la, mất khoảng 16 năm để hoàn thành và có thể phục vụ cho hệ thống tưới tiêu rộng 5 triệu héc-ta, rộng bằng vùng Châu thổ hạ lưu sông, gồm cả một phần lãnh thổ Campuchia. Vậy có lẽ nó cũng đáng chi phí xây dựng.
Đề án chuyển nước của Ban Thuỷ lợi đã lên cách đây vài năm nhưng sau đó được rút lại, để sửa chữa thêm, hoặc vì Bangkok cảm thấy nản chí bởi phản ứng tiêu cực của các quốc gia láng giềng. Mặc dù vậy, đề án vẫn còn đó.
Mùa xuân này đã chứng kiến một đợt hạn hán nghiêm trọng ở đông bắc Thái Lan cũng như vùng hạ lưu sông Mê Kông. Vào tháng 3, khi mọi thứ đang trở nên tuyệt vọng, thì các báo điện tử hay tin chính phủ Thái Lan đã cho phép phân phối 47 triệu mét khối nước từ sông Mê Kông. Nhưng số đó, tương đương với chỉ 18.000 hồ bơi Olympic, cũng chỉ như giọt nước giữa lòng đại dương, đủ để thử nghiệm cho ý niệm bơm nước qua đỉnh núi; và nguy cơ đối mặt với Hà Nội, Phnom Phenh có thể thêm cả Lào.
Một quan chức phía RIDC đã giảm nhẹ mức độ các vấn đề, nói rằng, nó sẽ “không có tác động đáng kể” ở hạ nguồn, và “dù sao đi nữa, việc chuyển dòng nước quy mô lớn ít nhất cũng trong hai năm nữa.”
Nếu thực hiện đầy đủ, siêu dự án này dự kiến sẽ chuyển 4 tỷ mét khối nước hàng năm sang các tỉnh phía đông khô hạn ở Thái Lan. Bốn tỷ mét khối là bốn ki lô mét vuông, bằng một phần trăm lượng xả lũ trung bình hàng năm vào vùng Châu thổ.
Thái Lan đã hứa sẽ tham vấn. Nhưng nếu họ nghĩ Việt Nam sẽ không hề phàn nàn, thì họ đã hoàn toàn lầm.
Sau trận hạn hán lịch sử vụ mùa đông xuân, các nông dân đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng đổ lỗi cho dòng chảy và đập nước vùng thượng lưu, thay vì cho biến đổi khí hậu do hiện tượng xâm nhập mặn chưa từng thấy. Họ cũng nhận thức sâu sắc được rằng, nhịp điệu thông thường giữa các mùa đang bị gián đoạn. Đây là thời điểm rất đáng lo ngại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.