Các ngân hàng có công cụ để phát hiện tội phạm buôn người chuyển lợi nhuận phi pháp

English: Banks get tools to spot human traffickers moving illicit profits

>> Bài liên quan: Chống nạn buôn người: Ngân hàng và các dịch vụ chuyển tiền có thể làm gì?

(Thomson Reuters Foundation) – Một bộ công cụ tinh vi sẽ giúp các tổ chức tài chính khám phá được lợi nhuận của các tổ chức buôn người – ước tính khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm – đang được chuyển qua hệ thống tài chính, một liên minh chống buôn người thông báo vào năm 2018.

Các công cụ phát hiện các giao dịch đáng ngờ sẽ cho phép các công ty dễ dàng phát hiện ra tội phạm buôn người sử dụng dịch vụ ngân hàng hoặc dịch vụ chuyển tiền để xử lý lợi nhuận, tổ chức của Liên minh Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết.

Hơn 40 triệu người đã bị bắt làm nô lệ (hiện đại) trên toàn thế giới vào năm 2016, theo ước tính của Tổ chức Walk Free Foundation và Tổ chức Lao động Quốc tế Liên Hợp Quốc (ILO).

Tội phạm buôn người có vai trò quan trọng trong việc ép buộc nhiều người trở thành nô lệ, bao gồm công việc tại nhà và nhà máy, nô lệ tình dục và hôn nhân mà họ không đồng ý.

Ngành công nghiệp buôn người thu về 150 tỷ đô la mỗi năm lợi nhuận bất hợp pháp, theo ILO.
Tiếp tục đọc “Các ngân hàng có công cụ để phát hiện tội phạm buôn người chuyển lợi nhuận phi pháp”

Buôn bán và bóc lột người – “hy vọng cô đã sẵn sàng lấy chồng” – cuộc tìm kiếm những cô dâu Việt Nam bị bắt cóc

Con gái của Phượng bị bắt cóc tại một ngôi làng ở Việt Nam và bị bán làm cô dâu ở Trung Quốc. Phượng có thể tìm được con gái mình không – liệu có thể bắt đầu từ Facebook?

Vào một buổi sáng sớm cuối tháng Tư, Phượng tỉnh dậy thấy trên 100 cuộc gọi nhỡ trong máy điện thoại di động của mình, tất cả đều của cô con gái cả – tên Lý. “Mẹ!” Lý gào lên, khi cô gọi lại. “Mẹ đã ở đâu vậy? Cẩm đang mất tích! “Giọng của Lý đứt đoạn cùng sự hoảng loạn vì việc biến mất của em gái mình.”Em gọi cho con từ biên giới và nói rằng em đã bị lừa! Em đã bị bán! ”

Phượng biết ngay điều gì đã xảy ra với con gái mình. Họ sống ở Sapa, một vùng nông thôn nghèo ở miền núi tây bắc của Việt Nam, và nơi đây, nhiều cô gái đã biến mất như thế: nạn nhân của nạn buôn bán cô dâu, vận chuyển đến Trung Quốc và cuộc sống trong tình trạng nô lệ, ô sin trong nhà và nô lệ tình dục. Phượng sẽ phải hành động một cách nhanh chóng nếu muốn tìm lại được con. Những kẻ buôn người di chuyển với tốc độ nhanh, và Cẩm 16 tuổi có thể ở đằng sau một chiếc ô tô, lao nhanh về nông thôn Trung Quốc, “người mua” cô đang chờ đợi để giao cô với nhiệm vụ mới của mình: lao động, người giúp việc, vợ, mẹ – thậm chí có thể là đồ chơi tình dục cho những người đàn ông khác trong gia đình. Tiếp tục đọc “Buôn bán và bóc lột người – “hy vọng cô đã sẵn sàng lấy chồng” – cuộc tìm kiếm những cô dâu Việt Nam bị bắt cóc”

Báo động tình trạng lao động nô lệ của người Việt ở các tiệm làm móng tại Anh

English: Slavery report sounds alarm over Vietnamese nail bar workers

Lời kêu gọi có một cơ chế cấp phép để ngăn chặn tội ác buôn người nhập cư để làm việc trong điều kiện nô lệ

Nail bar
Nghiên cứu phân tích những kinh nghiệm từ hơn một chục cá nhân đã trải qua chế độ lao động nô lệ hiện đại trong các cửa hiệu làm móng. Hình ảnh: Graham Turner của the Guardian

Thứ Hai, 11 Tháng 9 năm 2017

Các cửa hiệu làm móng tại Anh đang đối mặt với nguy cơ cao về tình trạng lao động nô lệ hiện đại, mà cần phải có một cơ chế cấp phép nhằm ngăn chặn những người Việt nhập cư bị buôn bán làm việc trong điều kiện như nô lệ, theo một cố vấn chống buôn người tại Anh. Tiếp tục đọc “Báo động tình trạng lao động nô lệ của người Việt ở các tiệm làm móng tại Anh”

Inside Vietnam City, the French holding camp for vulnerable UK-bound migrants

Hidden in woodland, camp houses up to 100 Vietnamese people allegedly on their way to work illegally in Britain

theguardian – by 

Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017

English: Trafficking in Persons Report 2017 

Chính phủ Việt Nam chưa đạt đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người; tuy nhiên, đã có những nỗ lực đáng kể. So sánh với kỳ báo cáo trước, chính phủ VN đã thể hiện nỗ lực ngày càng tăng; vì vậy, Việt Nam vẫn được duy trì ở nhóm 2.

Chính phủ thể hiện sự tăng thêm nỗ lực thông qua việc xác định các nạn nhân; mở rộng các chương trình đào tạo về chống buôn người và chiến dịch nhận thức cho các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ địa phương, thành viên của các nhóm có nguy cơ bị buôn bán; và ban hành hướng dẫn tới các bộ liên quan, lãnh đạo các tỉnh về kế hoạch hành động quốc gia chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ đã không đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu ở một số lĩnh vực chính. Nỗ lực chống nạn buôn người bị cản trở do thiếu sự hợp tác giữa các ngành, các cán bộ tỉnh chưa nắm rõ luật chống buôn bán người, thủ tục xác định nạn nhân, và thu thập dữ liệu chưa đầy đủ.
Tiếp tục đọc “Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017”

Phim ngắn: “Câu chuyện của những giấc mơ”

Bạn có biết?

– Hơn 1,4 triệu người Việt Nam đã và đang làm việc ở nước ngoài từ năm 1992 đến nay.
– Hàng năm có khoảng trên dưới 100.000 lao động Việt Nam xuất ngoại.
– Lượng kiều hối gửi về vào năm 2015 đạt 275 nghìn tỉ đồng (12,25 tỉ USD).

Tuy nhiên, không phải ước mơ lao động ngoài nước nào cũng đem lại quả ngọt, khi có nhiều rủi ro rình rập người di cư trái phép: bóc lột lao động, bạo lực hoặc thậm chí mua bán người. Bên cạnh ngăn ngừa những rủi ro này, di cư hợp pháp và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân người lao động và cả xã hội. Tận tụy với sứ mệnh ấy, Tổ chức Di cư Quốc tế IOM, cơ quan di cư Liên Hợp Quốc, cùng với các chính phủ các quốc gia thành viên, các tổ chức xã hội và cộng đồng quốc tế luôn nỗ lực hỗ trợ người dân. Tiếp tục đọc “Phim ngắn: “Câu chuyện của những giấc mơ””

Flight attendant saves teenage girl from human trafficking after seeing secret note

Ms Frederick noticed a ‘dishevelled’ looking girl accompanied by a well-dressed man and immediately knew something was wrong

indepentdent.co.uk_A flight attendant rescued a victim of human trafficking after she spotted the girl looking “dishevelled” on a plane accompanied by a well-dressed man.

Sheila Frederick, 49, was working on an Alaska Airlines flight from Seattle to San Francisco when she noticed the girl, who looked around 14 or 15 years old, and immediately knew something was wrong, according to 10 News.

“Something in the back of my mind said something was not right. He was well-dressed. That’s what got me because I thought why is he well-dressed and she is looking all dishevelled and out of sorts?” Ms Frederick told the programme.

When she tried to speak with the two passengers, the man reportedly became defensive and the girl wouldn’t engage in

Continue reading at indepentdent.co.uk

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

vn.usembassyBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Cục Theo dõi và Chống buôn người

Thông điệp từ Ngoại trưởng Kerry

Bạn đọc thân mến:

Nếu có một chủ đề duy nhất trong Báo cáo về Nạn buôn người năm nay, thì đó chính là niềm tin rằng không điều gì là không thể tránh được trong vấn nạn buôn bán con người. Tiếp tục đọc “Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016”

Hành trình cứu người của một luật sư – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Hành trình cứu người của một luật sư
  • Kỳ 2: Không còn đường lùi
  • Kỳ 3: Chạy trốn trong đêm
  • Kỳ 4: Theo dấu kẻ bệnh hoạn lạm dụng tình dục trẻ em
  • Kỳ 5: Trở lại “địa ngục tình dục”
  • Kỳ cuối: Ngày trở về

***

Hành trình cứu người của một luật sư

28/02/2015 10:20 GMT+7

TT – Gần 400 phụ nữ và trẻ em bị lừa bán, lạm dụng tình dục và bóc lột sức lao động đã được Tạ Ngọc Vân giải cứu và giúp đỡ làm lại cuộc đời…

Tạ Ngọc Vân trong một lần sang Trung Quốc tìm cứu cô gái Việt bị lừa bán – Ảnh: N.T.H.

Tiếp tục đọc “Hành trình cứu người của một luật sư – 6 kỳ”

Chuyện đời qua ảnh của những phận người bị bán

(VE) – Nếu nhìn qua dãy số “8932006280207” thì ai cũng nghĩ đó là mã vạch ghi trên hàng hóa. Thực tế nó kể lại cảnh đời của “món hàng” đặc biệt – một em bé 6 tuổi.

Trong đó, 893 là con số thông báo xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam, 2006 là năm sinh và 280207 là ngày, tháng, năm định mệnh mà em bé bị bán. Đây là thông điệp trong triển lãm ảnh “Mã Vạch” của nhiếp ảnh gia Na Sơn về nạn buôn bán người ở khu vực biên giới vùng núi Hà Giang.

Chuyện đời qua ảnh của những phận người bị bán
Tiếp tục đọc “Chuyện đời qua ảnh của những phận người bị bán”

Nam giới thường bị lừa ra nước ngoài để bán nội tạng

Trong bản đồ về tình trạng mua bán người trên thế giới, Việt Nam là một trong các nguồn cung, và điểm đến của các nạn nhân Việt Nam là Trung Quốc (65%), Campuchia (11%), Lào (6%), Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao… (18%).

Click vào đây để xem hình lớn.

***

Nam giới thường bị lừa ra nước ngoài để bán nội tạng

14/07/2016 11:58 GMT+7

TTO – Không chỉ có phụ nữ, trẻ em, đàn ông cũng đang trở thành nạn nhân của hoạt động tội phạm buôn bán người.

Ngoài ra, bào thai, nội tạng và dịch vụ đẻ thuê cũng đang là những hình thức buôn bán người được các cơ quan chức năng cảnh báo.

Chợ đen nội tạng người – 3 kỳ

Chợ đen nội tạng người (K1): Bùng nổ

Chợ đen nội tạng người (K2): Điểm đen Trung Quốc

Chợ đen nội tạng người (K3): Tranh cãi pháp lý


Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen trình bày về vấn đề mổ cướp tạng ở Trung Quốc tại Đồi Capitol.

***

Chợ đen nội tạng người (K1): Bùng nổ

(ĐTTCO) – Ngày 4-7, cảnh sát Italia cho biết vừa triệt phá đường dây gồm 38 tên buôn người, chuyên bán di dân cho các “lò mổ người” để thu hoạch nội tạng, với mức giá bình quân 15.000USD/người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tin tức ghê rợn này hé lộ một phần ánh sáng về thị trường chợ đen nội tạng người trên toàn cầu, nơi nguồn cung luôn thiếu hụt. Tiếp tục đọc “Chợ đen nội tạng người – 3 kỳ”

Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ ở miền núi Nghệ An

KỲ 1: Tan nát vì nạn buôn người sang Trung Quốc

QUANG ĐẠI 9:38 AM, 31/05/2016

Thời gian gần đây, tại các huyện miền núi Nghệ An liên tục xẩy ra các vụ bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc gây hoang mang cho các gia đình. Đầu tháng 5.2016, công an huyện Tương Dương đã giải cứu thành công một vụ bắt cóc trẻ em bán sang Trung Quốc, bắt giữ 3 đối tượng, trao trả bé gái 3 tuổi cho gia đình. 

Tiếp tục đọc “Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ ở miền núi Nghệ An”

Việt Nam sẽ hợp pháp hoá nghề mại dâm?

English: Will Vietnam Legalize Prostitution?

Việt Nam đang tranh luận về vấn đề – không thể tưởng tượng được 10 năm trước ở một quốc gia được thống trị bởi Khổng giáo.

Tác giả Dien Luong 13/4/2016

thediplomat – Đã quá nửa đêm và Ngô Thi Mộng Linh đã đi ngủ thì chuông điện thoạt của cô đột ngột reo. Linh biết quá rõ điều gì chờ đợi ở đầu dây kia.

“Một cô gái bán dâm – a sex worker – khẩn thiết gọi tôi đến cứu cô ấy”, Linh hồi tưởng lại trong cuộc phỏng vấn. “Khách của cô ấy đã cướp toàn bộ số tiền của cô ấy sau khi đánh đập thậm tệ cô ấy. Khi tôi đến đó, tất cả những gì cô ấy có thể làm là ôm lấy tôi và khóc”.

Công việc thường nhật của Linh tiết lộ một cái nhìn sơ bộ về những gì xảy xảy ra vô số lần đối với hàng chục nghìn người hành nghề mại dâm tại Việt Nam, những người trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực chân tay, cưỡng hiếp và HIV.

Theo một cuộc khảo sát mới đây do Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội trực thuộc chính phủ Việt Nam thực hiện đối với 150 người hành nghề mại dâm, gần 44%  chịu bạo lực từ khách hàng của mình. Gần 46% trong số họ không báo cáo việc bị hành hung đến chính quyền bởi vì họ không biết luật, hoặc không tin tưởng vào chính quyền. Tiếp tục đọc “Việt Nam sẽ hợp pháp hoá nghề mại dâm?”