English: Will Vietnam Legalize Prostitution? Việt Nam đang tranh luận về vấn đề – không thể tưởng tượng được 10 năm trước ở một quốc gia được thống trị bởi Khổng giáo. Tác giả Dien Luong 13/4/2016 thediplomat – Đã quá nửa đêm và Ngô Thi Mộng Linh đã đi ngủ thì chuông điện thoạt của cô đột ngột reo. Linh biết quá rõ điều gì chờ đợi ở đầu dây kia. “Một cô gái bán dâm – a sex worker – khẩn thiết gọi tôi đến cứu cô ấy”, Linh hồi tưởng lại trong cuộc phỏng vấn. “Khách của cô ấy đã cướp toàn bộ số tiền của cô ấy sau khi đánh đập thậm tệ cô ấy. Khi tôi đến đó, tất cả những gì cô ấy có thể làm là ôm lấy tôi và khóc”. Công việc thường nhật của Linh tiết lộ một cái nhìn sơ bộ về những gì xảy xảy ra vô số lần đối với hàng chục nghìn người hành nghề mại dâm tại Việt Nam, những người trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực chân tay, cưỡng hiếp và HIV. Theo một cuộc khảo sát mới đây do Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội trực thuộc chính phủ Việt Nam thực hiện đối với 150 người hành nghề mại dâm, gần 44% chịu bạo lực từ khách hàng của mình. Gần 46% trong số họ không báo cáo việc bị hành hung đến chính quyền bởi vì họ không biết luật, hoặc không tin tưởng vào chính quyền. Ở một đất nước mà mại dâm là bất hợp pháp thì người hành nghề mại dâm phải tự tìm đường để bảo vệ mình khỏi tình trạng bạo lực tình dục. Linh, một cô gái đã từng hành nghề mại dâm và nay là thành viên tích cực của Mạng lưới người hành nghề mại dâm Việt Nam – Vietnam Network of Sex Workers, nói: “Chúng tôi cung cấp cho họ những kỹ năng tự bảo vệ và khuyến khích họ tập hợp lại với nhau để chống lại những khách hàng vô lương tâm bằng cách bêu tên và khiếm cho họ xấu hổ giữa nhóm chúng tôi”. Đã có những trường hợp mà một nhóm các cô gái bán dâm tập hợp lại để đánh khách hàng đã lấy trộm tiền của các cô bán dâm khác. “Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền rằng nếu các cô gái bán dâm không sát cánh cùng nhau vì người khác thì sẽ không ai bận tâm làm điều đó. Tôi rất mừng khi thấy rằng bây giờ họ quan tâm đến đồng nghiệp của mình nhiều hơn trước, Linh nói. Thái độ của những người hành nghề mại dâm Việt Nam đối với đồng nghiệp khác đang thay đổi. Cũng như vậy là thái độ của chính quyền của một quốc gia chủ yếu tuân theo những lề thói xã hội Khổng giáo và là nơi mà mại dâm được coi là điều xấu xa. Trong năm 2013, Việt Nam đã bãi bỏ việc cải tạo bắt buộc đối với người hành nghề mại dâm, thay vào đó là phạt một khoản tiền khá lớn tương đương với từ 25 đến 100 đô la Mỹ. Động thái này từ đó đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận quyết liệt giữa những nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và các nhà làm luật về việc liệu Việt Nam có nên hợp pháp hoá nghề mại dâm hay không. Những người đề xuất hợp pháp hoá mại dâm tại Việt Nam nói rằng động thái này rất quan trọng bởi vì nó có thể giúp làm giảm đáng kể việc lây nhiễm HIV đối với người hành nghề mại dâm. Những người ủng hộ trích dẫn những nghiên cứu chỉ ra rằng ở những nơi mà mại dâm là bất hợp pháp, người hành nghề mại dâm dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn. Họ cũng cho rằng mặc dù Việt Nam đã tuyên bố “cuộc chiến chống mại dâm, hoạt động mại dâm bất hợp pháp này dù sao vẫn tiếp tục phát triển. Mục đích ở đây không phải là đẩy lùi nạn mại dâm, mà là làm sao để quản lý nghề mại dâm tốt hơn. “Hợp pháp hoá mại dâm cũng sẽ làm giảm tội phạm tình dục và bạo lực như cưỡng hiếp và bạo lực tình dục”, Kimberly Kay Hoang, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Chicago, tác giả của một nghiên cứu năm 2011 về người hành nghề mại dâm ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Người hành nghề mại dâm sẽ cảm thấy yên tâm khi gọi cảnh sát để trình báo tình trạng bạo lực và lạm dụng bởi người mua, những kẻ buôn người và môi giới trung gian đến những nhân viên thi hành pháp luật”. Tuy nhiên những người theo quan điểm đối lập kiên quyết rằng mại dâm là biểu hiện của sự băng hoại đạo đức và thường gắn liền với các loại tội phạm có tổ chức như buôn lâu thuốc phiện, buôn người và rửa tiền. Le Duc Hien, Phó Cục trưởng một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, làm rõ vấn đề này bằng cách phát biểu với phóng viên trong nước: “Sẽ là một sai lầm lớn nếu biến mại dâm thành một ngành thúc đẩy doanh thu du lịch. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta coi mại dâm là một nghề nhưng không quản lý nó được sau đó?” Khoảng 70 quốc gia ở khắp năm châu lục đã hợp pháp hoá mại dâm, bao gồm Brazil, Hà Lan, E-ti-ô-pi-a, Singapore và Úc. Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), mại dâm hợp pháp một phần ở gần một nửa trong số 11 quốc gia Đông Nam Á, điều này nghĩa là bán dâm ở những quốc gia này là hợp pháp, nhưng gạ gẫm bán dâm, điều hành nhà chứa hay các dạng cò mồi thì không. Theo UNAIDS, cơ quan phòng chống AIDS của Liên hợp quốc, tình trạng bạo lực đối với người hành nghề mại dâm không chỉ đến từ người mua, mà còn đến từ những người quản lý địa điểm, những người hành nghề khác, người thân quen, nhân viên cảnh sát, nhân viên mặc đồng phục và các nhân viên chính quyền khác. Và đây là vấn đề toàn cầu. Cơ quan của Liên hợp quốc thừa nhận rằng người hành nghề mại dâm phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn mà có thể làm thổi phồng nguy cơ HIV và làm trầm trọng tình trạng không được hưởng các dịch vụ y tế thiết yếu. Việc tội phạm hoá sẽ khiến người hành nghề mại dâm bị tổn thương dưới sức ép tình dục không an toàn, bao cao su bị cảnh sát tịch thu làm bằng chứng mại dâm, và tình trạng bạo lực tình dục mà người mua lại không bị phạt. “Chúng ta không thể chấm dứt AIDS mà không chấm dứt tình trạng bạo lực tình dục đối với những phụ nữ bị gạt ra ngoài lề”, Angela Trenton-Mbonde, tư vấn cấp cao của UNAIDS, phát biểu ở một sự kiện bên lề của Uỷ ban Tình trạng Phụ nữ, một uỷ ban hoạt động hàng năm của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, diễn ra vào tháng ba tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Tuy nhiên, những thay đổi đang sắp sửa diễn ra ở Việt Nam. Chính quyền ở những trung tâm kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất thử nghiệm thiết lập “khu đèn đỏ” như những khu ở Singapore để tạo ra những khu vực có mại dâm được quản lý. Vào tháng ba, chính phủ cho biết một cách mập mờ trong một văn bản rằng sẽ cho phép một số địa phương thử nghiệm quản lý các khu mại dâm để đảm bảo quyền của người hành nghề ở những khu đó và hỗ trợ cho họ tốt hơn. Số liệu chính thức cho biết hiện tại có hơn 33 nghìn người hành nghề mại dâm tại Việt Nam, và khoảng 2,6% trong số họ bị nhiễm HIV, theo một cuộc khảo sát tại 41 tỉnh thành vào năm 2013. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết con số thực tế có thể cao hơn 200.000 và 40% trong số họ được cho là dương tính với HIV. Nguyên nhân nhiễm HIV có sự khác nhau, nhưng chủ yếu là do phần lớn người hành nghề mại dâm có nhiều đối tác không sử dụng bao cao su phù hợp. Trong một số trường hợp, họ phải chiều theo yêu cầu của khách là không sử dụng bao cao su. Cũng có một số người hành nghề mại dâm tiêm thuốc và dùng chung kim tiêm, mà điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. “Việt Nam vẫn thiếu quyết tâm chính trị cao nhất để hợp pháp hoá mại dâm”, Khuat Thi Hai Oanh, người sáng lập và điều hành Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng, một nhóm ủng hộ theo đuổi việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho những cư dân ngoài lề xã hội nhất cho biết. Bà Oanh nói:“Có lẽ một động thái như vậy đồng nghĩa với quá nhiều rủi ro chính trị mà có lẽ làm suy giảm lợi ích có thể có của chính quyền”. “Nhưng công bằng mà nói, những chính sách liên quan của Việt Nam về mại dâm đã mở ra những tiến bộ đáng kể”, bà Oanh nói thêm. “Có những lý do và dấu hiệu của hy vọng, thậm chí cho một sự thay đổi tốt hơn trong tương lai”. Nhưng Linh, một người hành nghề mại dâm cũ, có thể không thể sống đến khi chứng kiến những thay đổi mà cô đang đấu tranh cho. Sau khi kiểm tra dương tính với HIV vào năm 2007, Linh đã dự đoán rằng cô sẽ chết sau năm năm. Sau khi từ bỏ mại dâm, cô trở thành một nhân viên xã hội. Cô tham gia Mạng lưới người hành nghề mại dâm Việt Nam vào năm 2013, và cống hiến phần đời còn lại để hỗ trợ cho những cô gái bán dâm trên cả nước. “Tôi có một mơ ước”, cô nói, “rằng một ngày nào đó, những người bạn hành nghê giống như tôi sẽ không còn phải chịu đựng bạo lực tình dục hay mắc HIV vì bán dâm. Sẽ không còn sự xúc phạm từ xã hội đối với chúng tôi. Sẽ không có người hành nghề phải nhận đến 35 khách một ngày”, cô nói, ngầm nhắc đến một cô gái bán dâm 23 tuổi mà cô đã phỏng vấn năm ngoái ở Đồ Sơn, một điểm nóng mại dâm ở thành phố cảng phía Bắc, Hải Phòng. Trong số 250,000 người Việt Nam ước tính bị HIV/AIDS, lao động tình dục nữ nằm trong số ba nhóm dễ bị tổn thương nhất, cùng với nhóm người dùng thuốc và nhóm tình dục đồng giới. Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi hơn 90% quỹ quốc gia dành cho cuộc chiến chống HIV/AIDS đến từ các nhà tài trợ nước ngoài, những người đã dừng cấp quỹ từ năm 2015 do kết quả Việt Nam mới được Ngân hàng Thế giới xếp hạng thu nhập trung bình. Trong bối cảnh này, Linh nói rằng cô tin là việc hợp pháp hoá mại dâm sẽ là con đường tốt nhất để bảo vệ những người như cô. Bằng cách vận động cho điều này, Linh hiểu rõ rằng cô và những người ủng hộ đang đối mặt với một cuộc chiến khó khăn. “Hình dung một ngày chúng tôi được bảo hiểm, được kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, và được bảo vệ khỏi những mối đe doạ thường trực của bạo lực tình dục bởi khách hàng, cò trung gian, và những người khác”, cô nói. “Con đường phía trước đầy sỏi đá. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi còn có thể”. Dien Luong là ứng viên thạc sỹ tại Trường báo chí Columbia, New York. —
Rethink on prostitution: Officials say Vietnam needs legal red-light districts Tác giả: Hai Nam – Thu Hang – Nhu Lich, Thanh Nien News HO CHI MINH CITY – Thứ bảy, 22/8/2015 18:12 Những vũ công ở một quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà quản lý cho biết rất nhiều câu lạc bộ và quán bar đêm đang cung cấp dịch vụ tình dục, bất chấp lệnh cấm. Ảnh: Nguyen Ba Vũ công ở một quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân viên xã hội tại một cuộc họp quốc gia hôm thứ sáu nói rằng chính phủ nên hợp pháp hoá mại dâm và thành lập khu đèn đỏ ở các thành phố lớn để quản lý ngành công nghiệp tình dục này hiệu quả hơn. Các nhà quản lý tại một cuộc họp do Bộ lao động, thương binh và xã hội tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết số lượng người hành nghề tình dục ở Việt Nam đã vượt qua 11.240 người, dựa trên ước tính của họ. Họ nói rằng lệnh cấm mại dâm hiện tại đã tạo ra hàng nghìn hoạt động kinh doanh trá hình nơi mà người lao động chủ yếu là cung cấp dịch vụ tình dục. Đã có một cuộc tranh luận sôi nổi tại cuộc họp khi những nhà quản lý không thể nhất trí về việc Việt Nam nên nhìn nhận mại dâm ra sao. Le Van Quy, một quan chức cao cấp từ một đơn vị các vấn đề xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết mại dâm đã tồn tại quá lâu “chúng ta phải chấp nhận nó và quản lý nó bằng các quy định”. Ông Quy nói rằng nên có quy định và kế hoạch gom tất cả các hoạt động kinh doanh cung cấp “dịch vụ nhạy cảm” như quán bar, câu lạc bộ hay tiệm mát-xa vào một khu vực duy nhất. Ông nói chính phủ cần có động thái “sắc nét” và thử thành lập những khu vực như vậy ở các thành phố lớn, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Việt Nam hiện đang áp dụng hình thức phạt tiền đối với người hành nghề mại dâm trong khi những người môi giới mại dâm có thể bị đi tù. Ông Quy nói rằng với chính sách hiện tại, mại dâm sẽ vẫn xuất hiện ở khắp nơi. “Nếu chúng ta không thay đổi, chúng ta sẽ phải đuổi theo nó mãi mãi”, ông nói. Tuy nhiên ông Quy không chắc về tên gọi của những khu vực như vậy. “Chúng ta có thể không gọi nó là “khu đèn đỏ” như ở các nước khác, nhưng có thể gọi là “khu vực tập trung dành cho hoạt động bán dâm”. Trieu Huy Tao, một công chức ở tỉnh miền trung Thanh Hoá, cũng đồng tình với ý tưởng hợp pháp hoá mại dâm. Ông nói “Mại dâm vẫn tồn tại dù chúng ta có thừa nhận nó hay không”. Trieu Huy Tao cho biết các cơ quan khác nhau đã mất nhiều năm chiến đấu chống mại dâm mà không hiệu quả. “Thay vì chống lại nó, chúng ta nên tập trung vào các biện pháp để giảm bớt tác động tiêu cực”, ông nói, ám chỉ đến những hoạt động buôn người, lạm dụng tình dục và bệnh lây nhiễm tình dục. Nhưng những nhà quản lý khác, những người nói rằng họ muốn bảo vệ “những giá trị tốt đẹp” của Việt Nam, phản đối Quy và Tao. Phung Quang Thuc, phụ trách về kiểm soát tình trạng bạo lực xã hội tại Hà Nội, nói rằng cuộc chiến chống mại dâm chỉ cần “quyết liệt hơn”. “Chúng ta không thể coi mại dâm là điều mà chúng ta phải chấp nhận. Nếu không nó sẽ phát triển và huỷ hoại những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam”, Thuc nói. Phung Quang Thuc cho rằng chính phủ nên chỉ thay đổi cách giải quyết đối với những người hành nghề mại dâm và nỗ lực hơn trong việc tìm việc cho họ. Phạt tiền họ sẽ chỉ ép họ làm việc nhiều hơn để bù đắp lại khoản tiền đã mất, ông nói. ‘Tư duy mở’ Nguyen Xuan Lap nói với báo Thanh Niên trong cuộc phỏng vấn sau cuộc họp hôm thứ sáu rằng ông đã thấy nhiều người hành nghề mại dâm bị bóc lột và lạm dụng và không một ai bảo vệ họ. Ông nói rằng lệnh cấm nghiêm ngặt hoạt động mại dâm không nhất quán với các điều khoản trong hiến pháp Việt Nam về quyền con người. “Chúng ta nên có tư duy cởi mở hơn về vấn đề này. Chúng ta nên cân nhắc lại về việc này để có thể quản lý nó tốt hơn”, ông Lap nói. Các nhà xã hội học được báo Thanh Niên phỏng vấn có những ý kiến khác nhau đối với việc đất nước nên làm gì với những người hành nghề mại dâm. Trong khi một số quan ngại rằng hợp pháp hoá mại dâm có thể gây ra tác hại cho xã hội, những người khác lập luận rằng nó thực tế có thể bảo vệ người hành nghề mại dâm và cộng đồng nói chung. Khuat Thi Thu Hong, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, cho rằng lệnh cấm nghiêm ngặt sẽ không bao giờ hoạt động được. “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy dù mại dâm có bị đặt ra ngoài vòng pháp luật hay không, nó vẫn sẽ hoạt động dưới những dạng bí mật mà không thể kiểm soát được”. Bà cho biết những hoạt động riêng lẻ có thể dẫn đến nạn buôn người, lạm dụng tình dục, nô lệ tình dục và nhiều phụ nữ và trẻ em sẽ bị bóc lột. Bà Hong nói rằng việc cung cấp dịch vụ tình dục trong những khu vực đặc biệt là việc mà các quốc gia khác đã làm và đã hoạt động tốt.
|
