English: Solving the Problem of Plastic Waste in the World’s Oceans
Là sản phẩm hợp tác với Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey – McKinsey Center for Business and Environment, báo cáo vạch ra một số giải pháp trên đất liền cụ thể cho vấn đề rác thải ô nhiễm plastic ở đại dương, bắt đầu với việc loại bỏ rò rỉ rác plastic ở 5 nước cần ưu tiên (Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Việt Nam, Thái Lan)
Đây là báo cáo, lần đầu tiên, vạch ra một con đường cụ thể nhằm giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ, rác nilon – plastic ở các đại dương”, Andreas Merkl, CEO của Tổ chức Bảo tồn Đại dương phát biểu.
“CÁC KẾT QUẢ CỦA BÁO CÁO KHẲNG ĐỊNH NHIỀU ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC NGHĨ ĐẾN TỪ LÂU – RẰNG CÁC GIẢI PHÁP VỚI PLASTIC TRÊN ĐẠI DƯƠNG THẬT RA BẮT ĐẦU TỪ ĐẤT LIỀN. ĐIỀU NÀY SẼ CẦN ĐẾN SỰ NỖ LỰC HỢP TÁC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ CHÍNH PHỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐANG GIA TĂNG VỀ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG NÀY.
Tám triệu khối tấn nilon – plastic rò rỉ ra đại dương mỗi năm và lượng này vẫn tiếp tục gia tăng. Nếu không có hành động phối hợp toàn cầu, có thể sẽ có 1 tấn plastic trên mỗi 3 tấn cá vào năm 2025, dẫn tới các vấn đề trầm trọng về sức khoẻ, kinh tế và môi trường.
Với ít nhất 80% lượng Plastic trên Đại dương phát sinh từ những nguồn trên đất liền, báo cáo đề xuất một giải pháp 4-điểm nhằm cắt giảm rò rỉ tới 45% trong 10 năm tới, giảm nhanh chóng lượng rác thải đại dương vào năm 2025 với mục tiêu cuối cùng là giải quyết triệt để vấn đề vào năm 2035.
Báo cáo ước lượng tổng chi phí để thực hiện các giải pháp này có thể lên tới 5 tỉ Đô la Mỹ mỗi năm, với một lượng đáng kể tái quay lại nền kinh tế toàn cầu.
“Coi đây là thách thức môi trường toàn cầu ảnh hưởng đến việc cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khoẻ, giá đất, các nguồn protein quan trọng toàn cầu, và sự gia tăng các sản phẩm tiêu dung và công nghiệp đóng gói, một sự can thiệp có trị giá đượ ước tính 5 tỉ Đô la Mỹ khiến cho điều này trở thành thách thức môi trường có khả năng giải quyết nhất chúng ta từng đối mặt”, Tiến sĩ Martin Stuchley, giám đốc Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey, đã nói.
“NGĂN CHẶN THỦY TRIỀU” ĐẶC BIỆT NHẤN MẠNH VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG việc THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP VÀ THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG VÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RÒ RỈ PLASTIC RA ĐẠI DƯƠNG.
Rác thải không thuộc về Đại dương – Video
“Chúng tôi cam kết làm việc hướng đến tương lai của một đại dương không plastic”, Jeff Wooster, giám đốc bền vững toàn cầu, , Dow Packaging and Specialty Plastics, một bên cộng tác của báo cáo, đã nói. “Các công ty không làm ra plastic nhằm mục đích thải chúng ra đại dương, và chúng tôi nhận thức được vai trò quan trọng mà công nghiệp cần gánh vác nhằm loại bỏ plastic trên đại dương vào năm 2035.”
Trong ngắn hạn và trung hạn, báo cáo kêu gọi sự tăng cường nhanh việc thu gom rác và bịt lại những điểm rò rỉ đã biết, theo sự phát triển và triển khai những lựa chọn xử lý có thể thương mại hoá. Về dài hạn, báo cáo xác định những nhu cầu trọng yếu phải cải tiến các công nghệ xử lý và khôi phục, phát triển các nguyên liệu mới và các thiết kế sản phẩm dễ dàng được tái sử dụng hoặc tái chế.
Xa hơn, báo cáo nhấn mạnh nhu cầu cần tất cả các cách tiếp cận và giải pháp có thể được thực hiện ở cấp địa phương, đặc biệt tại 5 nước được xác định cần ưu tiên, những nước chịu trách nhiệm về một nửa lượng plastic rò rỉ toàn cầu. Trong khi nhiều nước đã thực hiện những cải tiến lớn trong hạn chế rò rỉ plastic, sự hỗ trợ toàn cầu lớn hơn nữa là cần thiết nhằm ngay lập tức tăng cường tác động ở những vùng ưu tiên này.
“Vấn đề rác plastic trên các đại dương của chúng ta đang đưa lại những hậu quả trầm trọng và nhanh chóng lên sinh kế và sức khoẻ con người ở Dagupan”, Belen Fernandez, Thị trưởng thành phố Dagupan, một cộng đồng ven biển của Philippin, đã nói.
“Thị trấn của chúng tôi đã có một bãi rác trên bãi biển này hơn 50 năm. Chúng tôi làm việc vất vả để đóng cửa bãi rác, và tăng khả năng xử lý rác thải ở Dagupan. Xử lý vấn đề plastic đại dương sẽ có những lợi ích thiết thực không chỉ cho môi trường, mà còn cho công dân của chúng tôi – bằng cách cải thiện chất lượng cuộc sống. Tôi hy vọng thành phố chúng tôi và những việc chúng tôi làm sẽ trở thành hình mẫu có thể áp dụng trên thế giới.”
BÁO CÁO NHẤN MẠNH RẰNG 10 NĂM TỚI LÀ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ VẤN ĐỀ PLASTIC ĐẠI DƯƠNG – MỘT VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI CỦA ĐỊA PHƯƠNG, MÀ HIỂN NHIÊN LÀ CỦA TOÀN CẦU.
Để đạt được thành công, báo cáo yêu cầu một phản ứng phối hợp toàn cầu được dẫn dắt bởi một liên minh quốc tế của các công ty, chính phủ và NGOs, thúc đẩy những cam kết của các nhà lãnh đạo của chính quyền, cung cấp những mục tiêu địa phương, cung cấp hỗ trợ công nghệ quản lý rác thải và dành ưu tiên vấn đề rác plastic đại dương như một phần của mục tiêu chính sách toàn cầu về đại dương và môi trường.
Báo cáo là một nỗ lực của Trash Free Seas Alliance, một nỗ lực của Tổ chức Bảo tồn Đại dương nhằm liên kết nền công nghiệp, khoa học và các nhà lãnh đạo bảo tồn – những người có cùng mục tiêu vì một đại dương sạch không có rác.
Báo cáo được hoàn thành nhờ có sự hỗ trợ của các bên hợp tác, bao gồm Công ty Hóa chất Dow, Công ty Coca-Cola, Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ, REDISA và Quỹ Động vật hoang dã Thế giới WWF, cũng như các nhà tài trợ sau: Quỹ Adessium, 11th Hour Racing, Quỹ Hollomon Price, Quỹ Forrest C. & Frances H. Lattner and Quỹ Mariposa.