Amiăng: Biết độc vẫn dùng – 2 kỳ

  • Kỳ 1 – Amiăng: Biết độc vẫn dùng
  • Kỳ 2 – Thế giới cấm từ lâu

***

Kỳ 1 – Amiăng: Biết độc vẫn dùng

NLD – Hàng vạn người dân trong cả nước dùng nước bị nhiễm amiăng nhưng họ lại không hề biết gì về tác hại của nguồn nước này

Tấm lợp bằng amiăng
Tấm lợp bằng amiăng

Tiếp tục đọc “Amiăng: Biết độc vẫn dùng – 2 kỳ”

Định giá đúng cho giá năng lượng: Từ nguyên tắc đến thực tiễn

English: Getting Energy Prices Right : From Principle to Practice

Chương I: Tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách

Dữ liệu công bố tại đây

Các loại thuế năng lượng có thể mang lại lợi ích đáng kể về môi trường và doanh thu và là một thành phần quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia. Mặc dù nguyên tắc cũng được thành lập về việccác khoản thuế này cần phản ánh vấn đề nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn gia thông, và những tác động xấu đến môi trường khác của việc sử dụng năng lượng, rất ít các nghiên cứu và báo cáo trước trước đây cung cấp các hướng dẫn để các nước có thể đưa nguyên tắc này vào thực tế.

Cuốn sách này xây dựng một phương pháp thực tế, và các công cụ liên quan, để cho thấy những thiệt hại chủ yếu về môi trường từ nguồn năng lượng có thể được định lượng ở các quốc gia khác nhau và phương pháp được sử dụng để thiết kế các chính sách hiệu quả về thuế năng lượng.

Kết quả, được minh họa cho hơn 150 quốc gia, báo cáo đề cập đến sự đinh giá năng lượng chênh lệch một cách phổ biến về giá năng lượng giữa các nước phát triển và đang phát triển cũng như là sự chênh lệch trong trong các chính sách cải cách. Ở cấp độ toàn cầu, thực thi giá năng lượng hiệu quả sẽ làm giảm lượng khí thải cácbon ước tính đến 23% và giảm số lượng người tử vong do ô nhiễm không khí gây bởi nguyên liệu hóa thạch tới 63%, trong khi nâng cao doanh thu (rất cần thiết để củng cố tài chính và giảm các loại thuế) trung bình 2,6 % GDP. Tiếp tục đọc “Định giá đúng cho giá năng lượng: Từ nguyên tắc đến thực tiễn”

Xử lý vấn nạn rác thải nilon/nhựa ở các Đại dương trên thế giới

English: Solving the Problem of Plastic Waste in the World’s Oceans

Là sản phẩm hợp tác với Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinseyMcKinsey Center for Business and Environment, báo cáo vạch ra một số giải pháp trên đất liền cụ thể cho vấn đề rác thải ô nhiễm plastic ở đại dương, bắt đầu với việc loại bỏ rò rỉ rác plastic ở 5 nước cần ưu tiên (Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Việt Nam, Thái Lan)

DOWNLOAD báo cáo tại ĐÂY

Đây là báo cáo, lần đầu tiên, vạch ra một con đường cụ thể nhằm giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ, rác nilon – plastic ở các đại dương”, Andreas Merkl, CEO của Tổ chức Bảo tồn Đại dương phát biểu.

“CÁC KẾT QUẢ CỦA BÁO CÁO KHẲNG ĐỊNH NHIỀU ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC NGHĨ ĐẾN TỪ LÂU – RẰNG CÁC GIẢI PHÁP VỚI PLASTIC TRÊN ĐẠI DƯƠNG THẬT RA BẮT ĐẦU TỪ ĐẤT LIỀN. ĐIỀU NÀY SẼ CẦN ĐẾN SỰ NỖ LỰC HỢP TÁC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ CHÍNH PHỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐANG GIA TĂNG VỀ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG NÀY.

Tám triệu khối tấn nilon – plastic rò rỉ ra đại dương mỗi năm và lượng này vẫn tiếp tục gia tăng. Nếu không có hành động phối hợp toàn cầu, có thể sẽ có 1 tấn plastic trên mỗi 3 tấn cá vào năm 2025, dẫn tới các vấn đề trầm trọng về sức khoẻ, kinh tế và môi trường. Tiếp tục đọc “Xử lý vấn nạn rác thải nilon/nhựa ở các Đại dương trên thế giới”