Luật Cạnh tranh: Sau 10 năm vẫn còn vướng mắc

LS. Lê Quang Vy – LS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (*)Thứ Hai,  23/11/2015, 10:20 (GMT+7)

(TBKTSG) – Kể từ khi Luật Cạnh tranh xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới (năm 1889 tại Canada), phải mất 115 năm sau, tức vào ngày 3-12-2004 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam mới thông qua Luật Cạnh tranh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2005.

Luật Cạnh tranh của Việt Nam đã trải qua 10 năm thực tiễn áp dụng, bước đầu đã có những chuyển biến trong việc tạo ra môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng, ngăn ngừa các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường.

Tuy vậy, khi so sánh với các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại… Luật Cạnh tranh vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Đánh giá về tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn 2005-2014, ông Phùng Văn Thành – Phó trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh – Cục Quản lý cạnh tranh nhận định cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn tâm lý ngại khiếu nại va chạm, quá trình điều tra việc hợp tác cung cấp thông tin, chứng cứ còn nhiều hạn chế. Tiếp tục đọc “Luật Cạnh tranh: Sau 10 năm vẫn còn vướng mắc”

Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch”

Nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập:

TPOAi sẽ làm nông nghiệp? Câu trả lời rất dễ bật ra: người nông dân. Nhưng người nông dân, thiếu kiến thức và các cơ chế hỗ trợ, sẽ đương đầu như thế nào trong “thế giới phẳng”, khi thị trường nông sản của họ không chỉ là cái chợ cóc đầu làng?


Võ Văn Tiếng: “Lúa của ba em không phải là lương thực”

Chàng nông dân “điên”

Năm 2010, Võ Văn Tiếng hoàn thành khóa nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương Đồng Tháp. Chàng trai trẻ tiếp quản vài héc-ta lúa từ tay cha mẹ, và lựa chọn tưởng như rất đơn giản: tiếp tục cấy trồng trên đó như ngàn đời nay vẫn vậy. Mỗi năm, gia đình Tiếng thu hoạch khỏi 200 tấn lúa – tạo ra một mức thu nhập hoàn toàn ổn định. Nhưng Tiếng phủ nhận thành quả của gia đình: “Lúa của ba không phải lương thực!” – cậu tuyên bố. Tiếp tục đọc “Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch””

Vì sao dự án BT sốt trở lại?

Lê AnhChủ Nhật,  22/11/2015, 08:58 (GMT+7)

Dự án BT xây trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa có vốn đầu tư 4.300 tỉ đồng.

(TBKTSG) – Hàng loạt dự án, không chỉ xây cầu, đường mà xây cả trụ sở cơ quan nhà nước, chống ngập… đang được nhiều địa phương đề xuất làm theo hình thức đầu tư BT (xây dựng – chuyển giao) hay còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng. Vì sao các địa phương và nhà đầu tư đua nhau đề xuất hình thức đầu tư này ở thời điểm hiện nay?

Vì thị trường bất động sản phục hồi?

Cách đây ba năm, phong trào làm dự án BT đã nở rộ tại nhiều địa phương, điển hình là Hà Nội. Khi ấy số dự án nhà đầu tư đề xuất nhiều đến nỗi chính quyền Thủ đô không tìm được đủ quỹ đất để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Tiếp tục đọc “Vì sao dự án BT sốt trở lại?”