Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn

Tóm tắt tổng quan

Lực lượng lao động gồm 50 triệu người của Việt Nam
đang là nền tảng làm nên thành công kinh tế cho đất
nước. Quá trình chuyển đổi sang lĩnh vực dịch vụ, chế
tạo/chế biến, cùng với năng suất lao động ấn tượng và
mức lương tăng dẫn tới tỉ lệ nghèo giảm mạnh và tốc
độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong vòng mấy thập
kỷ qua. Tỉ lệ có việc làm cao, trong khi tỉ lệ thất nghiệp
thấp theo tiêu chuẩn thế giới.

Thách thức về việc làm là làm sao tạo được những
việc làm có chất lượng hơn và bao phủ hơn. Những
nhà máy khang trang của nước ngoài trả lương công
nhân cao hơn mức lương tối thiểu, kèm theo các chế
độ phúc lợi xã hội, nhiều nhất cũng chỉ tạo được 2,1
triệu việc làm. Doanh nghiệp trong nước có đăng ký
kinh doanh cung cấp không quá 6 triệu việc làm nữa.
Trong khi đó, 38 triệu việc làm ở Việt Nam nằm ở
các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hay việc
làm thuê không hợp đồng. Những loại hình việc làm
truyền thống này thường có đặc trưng năng suất thấp,
lợi nhuận thấp, thu nhập ít ỏi và không có nhiều chế
độ bảo vệ người lao động. Dù đây là con đường để
thoát nghèo nhưng sẽ không phải là phương cách để
đạt đến vị thế tầng lớp trung lưu mà người dân Việt
Nam mong muốn. Người dân tộc thiểu số, phụ nữ và
lao động phổ thông phân bổ rải rác trong nhóm những
việc làm này.
Tiếp tục đọc “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn”