Vấn nạn tham nhũng của Việt Nam

English – Vietnam’s Corruption Problem

Việt Nam chật vật đấu tranh chống tham nhũng trong khi công chúng không được biết về tài sản của quan chức.

By Dien Luong February 29, 2016

Người được giao trọng trách chống tham nhũng có khuôn mặt lạnh lùng của Việt Nam có thể không ngờ rằng nghệ thuật chính trị của mình nhằm bảo vệ những nỗ lực chống tham nhũng của quốc gia lại trở thành đề tài cho những châm chọc rộng rãi và chế giễu của xã hội năm vừa qua.

Vào tháng 12/2014, Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra chính phủ, đã cố gắng đưa ra một bình luận tích cực về thứ hạng nghèo nàn của Việt Nam trên thước đo tiêu chuẩn quốc tế về hành vi sai trái của quan chức nhà nước bằng cách câu nói “Tham nhũng ở Việt Nam đã đạt mức ổn định”. Ông đang nhắc đến Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2014 đã xếp Việt Nam ở vị trí 119 trên 175 quốc gia và vùng lãnh thổ; Việt Nam xếp hạng 116 vào năm 2013 và 123 vào năm trước đó. Vị trí này hầu như không thay đổi, chỉ tăng lên đến 112 vào năm 2015.

Chính trong bối cảnh này quan điểm của ông Tranh về tình hình chống tham nhũng của Việt Nam đã vừa gây giận dữ vừa gây buồn cười cho công chúng, những người vốn đã mất hết hy vọng với sự sáo rỗng của chính phủ trước tình trạng tham nhũng tràn lan. Ở một đất nước mà có đến khoảng 30 triệu người dùng Facebook với khiếu chế giễu sâu cay, khái niệm “tham nhũng ổn định” đã trở thành đề tài ưa thích của những cây châm biếm và được lan truyền nhanh chóng. Cụm từ này còn được đưa vào vở hài kịch rất được trông đợi gần đây được truyền hình trên toàn quốc hàng năm vào đêm giao thừa, và nhận được rất nhiều lời bình luận.

Năm dương lịch mới cũng không báo hiệu điều tốt đẹp cho ông Tranh. Tháng một vừa rồi, ông bị loại ra khỏi Uỷ ban Trung ương, một nhóm quyền lực gồm 200 thành viên của Đảng Cộng sản đang nắm quyền. Điều này nghĩa là ông dường như không thể giữ được chức vụ khi Quốc hội, cơ quan lập pháp của Việt Nam, thông qua hàng ngũ lãnh đạo mới vào cuối năm nay.

Những khó khăn bủa vây vị lãnh đạo của chính cơ quan được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng cho thấy tiến triển chống tham nhũng của Việt Nam tắc lại như thế nào. Gần như cùng lúc ông Tranh đưa ra cụm từ “tham nhũng ổn định” vào tháng 12/2014, người tiền nhiệm đang gặp rắc rối của ông, ông Trần Văn Truyền, bị khiển trách bởi Đảng Cộng sản vì đã cố gắng che đậy khối bất động sản khổng lồ của mình. Các báo cáo tài chính cũng chỉ ra rằng ông Truyền, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến 2011 đã kiếm được dưới 9000 đô la Mỹ một năm, có hàng trăm nghìn đô la tiền mặt bên cạnh khối bất động sản và cổ phiểu khổng lồ.

Nhưng chỉ khi giới truyền thông vào cuộc thì sự giàu có bất hợp pháp của ông Truyền mới được đưa ra ánh sáng. Tình trạng đáng hổ thẹn của ông Truyền là điển hình cho một vấn đề cố hữu khác: Đây không phải là lần đầu tiên kiểm toán chính phủ tỏ ra kém hiệu quả hơn so với giới truyền thông trong việc vạch trần những vụ nghi tham nhũng. Và đây là lực cản chính đối với chiến dịch chống tham nhũng nhận được sự quan tâm lớn của công chúng Việt Nam trong nhiều năm.

Vào năm 2013, một nghị định của chính phủ bắt đầu yêu cầu quan chức nộp bản kê khai tài chính. Nghị định buộcc khoảng 1 triệu quan chức kê khai thu nhập và tài sản của họ có giá trị tương đương hơn 2400 đô la Mỹ, bao gồm tiền mặt, quà tặng, tiết kiệm, cổ phiếu và phương tiện đi lại mà họ nắm giữ cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả hàng năm của những cuộc kê khai tài chính này luôn hoàn toàn tương phản lại kết quả xếp hạng tham nhũng nghèo nàn của Việt Nam. Trong số 1 triệu quan chức được yêu cầu kê khai tài sản năm ngoái, chỉ có 5 người bị phát hiện là kê khai sai. Và chỉ có một người bị phạt vào năm 2014.

Để đặt vấn đề vào sự tương quan, xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế không chỉ là tiêu chuẩn so sánh duy nhất để đánh giá sự gia tăng tham nhũng ở Việt Nam. Theo một báo cáo quốc gia gần đây nhất về nhân quyền được đặt hàng bởi Cơ quan Quốc gia Mỹ (U.S. State department), tham nhũng vẫn là “một vấn đề trầm trọng chủ yếu” ở Việt Nam. Năm ngoái, Chỉ số Cạnh trạnh Cấp tỉnh Việt Nam cho thấy mức độ phổ biến của tình trạng hối lộ đã tăng vọt. Trong gần 10 nghìn doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào cuộc khảo sát năm 2014, 66 phần trăm cho biết họ thường xuyên phải trả thêm những chi phí không chính thức cho quan chức nhà nước để hoạt động kinh doanh được thuận lợi; trong năm trước nữa, 41 phần trăm người tham gia phỏng vấn cho biết họ phải làm như vậy. Việt Nam không đưa ra bất kỳ ước tính nào về lượng tiền mà các quan chức nhà nước nhận từ người dân mỗi năm.

Đây là bối cảnh mà luật về công khai tài chính của Việt Nam, vốn được mô tả là một trong những công cụ mạnh nhất để giải quyết vấn đề tham nhũng, trở nên mất hiệu quả. Có lẽ một trong số những bất cập rõ ràng nhất trong quá trình này là “kê khai tài chính không được công bố cho người dân xem xét” Sarah Dix, chuyên gia tư vấn chính sách chống tham nhũng cho Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết.

Thay vào đó, báo cáo tài chính của từng quan chức được nộp để chờ “phê chuẩn của lãnh đạo các cơ quan tương ứng”trong suốt quá trình rà soát hàng năm. Quá trình xác thực chỉ được tiến hành khi có sự thăng chức hay có sự chỉ định, hoặc có sự than phiền liên quan tới một quan chức.

Điều này đặt ra một vấn đề khác. Mỗi năm những cơ quan này tiếp nhận (và phải xử lý) khoảng 1 triệu báo cáo kê khai tài chính. “xét đến số lượng người kê khai và bản chất của sự việc, việc xác thực các kê khai không phải là nhiệm vụ đơn giản mà chỉ riêng ai đó có thể làm”, Trần Thị Lan Hương, một chuyên gia về quản trị ở Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết.

Tại những nơi khác ở Châu Á, ví dụ như Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước này chỉ công khai hồ sơ của một tá quan chức hàng đầu khi được yêu cầu. Indonesia công khai các bản kê khai thông qua một website kết nối với một trang mạng được duy trì bởi cơ quan chống tham nhũng của quốc gia này.

Trong khi đó, “tiếp cận với các bản kê khai tài chính của quan chức nhà nước là quyền theo hiến pháp ở Phillippines, nhưng điều này là không tồn tại ở Việt Nam”, Dix nói. “Tự do thông tin là nhân quyền quốc tế, nhưng các chính phủ cũng có quyền đặt ra những giới hạn đối với sự tiếp cận của công chúng đến những thông tin nhạy cảm” bà nói.

Báo cáo của Cơ quan Quốc gia Mỹ cũng nhấn mạnh rằng luật Việt Nam không cho phép công chúng tiếp cận các thông tin của Chính phủ, và chính phủ thường không trao quyền tiếp cận cho công dân. Việc không có giải pháp nào trước mắt sẽ khiến “hàng triệu bản kê khai tài sản sẽ tiếp tục bám bụi và công chúng sẽ mất niềm tin vào chính phủ”, Dix nói.

Minh bạch nhờ các vụ trộm

Trong bối cảnh trên, những kẻ ăn trộm có thể có cơ hội tốt hơn các nhà điều tra trong việc tìm ra các quan chức nhà nước đang tích luỹ bao nhiêu tiền ở một quốc gia mà thu nhập bình quân đầu người chỉ tương đương 2000 đô la một năm. Thực tế, một vài vụ trộm nổi tiếng nhằm vào các quan chức chính phủ đã làm lộ ra tham những và sự châm biếm.

Vào năm 2014, một quan chức cấp cao của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo bị mất trộm khoảng 77.000 đô la Mỹ tiền mặt, người này nói rằng số tiền đã biến mất khỏi ngăn kéo bàn cơ quan. Một năm trước đó, bốn tên trộm đã bị tóm trong lúc đang đột nhập vào nhà của một quan chức tài chính ở tỉnh miền trung cao nguyên Kon Tum để ăn trộm tài sản đáng giá gần 143.000 đô la Mỹ. Cũng trong năm 2013, một người đàn ông nhận án tù 7 năm vì ăn trộm hơn 472.000 đô la Mỹ từ một vài quan chức chính phủ ở tỉnh miền trung Đà Nẵng và tỉnh lân cận Quảng Nam kể từ năm 2010.

Các nhà phân tích nói rằng không có sự giám sát kỹ càng của công chúng, tham nhũng sẽ tiếp tục không bị ảnh hưởng gì và sẽ lan tràn trong toàn mạng lưới từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao, gây thiệt hại đến những người ở giữa nhất. Chỉ số Quản trị và Điều hành Quản lý Công gần đây nhất của Việt Nam xác nhận rằng khoảng một phần tư (24%) công dân tham gia khảo sát cho biết phải trả “những chi phí không chính thức” để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khoảng 12% cho biết phải hối lộ trong các dịch vụ y tế, trong khi gần một phần ba (30%) số người tham giả khảo sát có con em học cấp một cho biết họ bị đòi hỏi một cách ngấm ngầm bởi những nhà giáo dục.

“Chỉ số cho thấy rất rõ ràng rằng tham nhũng là đặc tính cố hữu ở Việt Nam”, Zachary Abuza, một nhà phân tích Đông Nam Á ở Washington nói. “Nhưng khi nhìn vào xu hướng trong bốn năm qua, điều gây phiền hà nhất là mối liên hệ chặt chẽ cùng chiều giữa tham nhũng và đói nghèo. Các tỉnh nghèo nhất cũng có kết quả nghèo nàn nhất trong bốn năm khảo sát” ông nói. Ở một quốc gia mà tham nhũng đầy rẫy trong các dự án hạ tầng công cộng, những người dân thường vẫn phải chịu đựng việc thiếu thốn những cây cầu thiết yếu. Không phải là bất thường khi thấy trẻ con và người lớn qua suối theo những cách lạ lùng.

Một đoạn video lan truyền trong năm 2014 cho thấy học sinh và sinh viên ở một tỉnh phía bắc băng qua dòng nước bằng cách ngồi trong túi bóng. Mỗi chiếc túi được kéo ngang qua dòng sông bởi một vài người đàn ông địa phương khoẻ mạnh bơi bằng một tay và dùng tay kia để túm chắc cái túi, đoạn trên đầu của người ngồi trong. Ở chỗ khác, câu chuyện về những người dân địa phương ở các vùng xa xôi băng suối bằng các đoạn dây căng hai đầu lác đác xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội, làm khuấy lên sự phẫn nộ của công chúng.

Những số liệu cao cấp nhất của quốc gia thường thừa nhận rằng tham nhũng dần dần làm mất đi sự tin tưởng của công chúng. Họ nhắc lại điều này tại đại hội Đảng Cộng sản vào tháng một, khi lớp lãnh đạo mới được bầu.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng đây là lúc được ăn cả ngã về không cho Việt Nam để sửa chữa niềm tin đã tan vỡ của công chúng, khi Việt Nam đang xem lại luật chống tham nhũng của mình sau một thập niên thực hiện. Những lỗ hổng trong các quy định về kê khai tài chính nên được giải quyết trong luật sửa đổi, các chuyên gia phân tích nói.

Nếu không làm được điều đó thì “chính quyền trở thành trò hề”, Abuza một chuyên gia phân tích ở Washington nói. “Sự phiền toái đối với Đảng Cộng sản là họ biết tham nhũng là mối đe doạ sống còn, là vấn đề có thể khiến họ mất sự ủng hộ của công chúng, nhưng họ cũng biết rằng những thành viên của họ là những người có thể được lợi nhiều nhất từ sự tắc nghẽn kinh tế giữa kế hoạch và thị trường”.

“Nhà nước vẫn còn kiểm soát nền kinh tế quá nhiều, điều này cho phép những người bên trong có sự móc nối với nhau để được hưởng lợi.”

Dien Luong là ứng viên thạc sỹ tại Trường báo chí Columbia, New York.

1 bình luận về “Vấn nạn tham nhũng của Việt Nam

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s