Hoà Thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu và chùa Thiên Mụ

Nguyễn Hữu Vinh biên soạn

Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung.  Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ”.

Tiếp tục đọc “Hoà Thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu và chùa Thiên Mụ”

Khóc thét giữa phố vì phải nhịn… “xả”

12/12/2015 06:30 GMT+7

TTO – “ Con gái tôi khóc thét khi tôi tìm mãi không thấy nhà vệ sinh công cộng” – chị Đoàn Thu Hoài bức xúc. Còn nhiều bạn đọc khác thú nhận đôi khi mình phải xả bậy… vô tường.

Nhà vệ sinh trong công viên Hoàng Văn Thụ - Ảnh: Tài Phong
Nhà vệ sinh trong công viên Hoàng Văn Thụ – Ảnh: Tài Phong

Vòng quanh nhiều tuyến đường trong thành phố, đỏ mắt chúng tôi mới tìm thấy một nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên cái mọi người thường thấy là chữ ” cấm đái”, “cấm đái bậy”, “cấm tiểu bậy”… trên tường rào nhiều căn nhà, trường học, cơ quan, cột điện gần nhà dân.

Trên địa bàn TP.HCM có 208 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), theo số liệu của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. Thấy gì qua con số 208 nhà vệ sinh công cộng trên 8 triệu dân? Tiếp tục đọc “Khóc thét giữa phố vì phải nhịn… “xả””

Công bố danh sách các loài linh trưởng

30/11/2015 9:06:25 AM

MT – Các chuyên gia linh trưởng trên thế giới đã công bố Danh sách 25 loài linh trưởngnguy cấp nhất toàn cầu, trong đó có ba loài ở Việt Nam – Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) – Chương trình Việt Nam cho biết.

Trong tuần trước, các chuyên gia linh trưởng đã họp tại Singapore để đánh giá hiện trạng tất cả các loài linh trưởng ở Châu Á và thảo luận về Danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất.

Các chuyên gia linh trưởng trên khắp thế giới đã đánh giá các mối đe dọa của 182 loài linh trưởng ở Nam Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm cả 25 loài phân bố ở Việt Nam.

Kết quả thảo luận cho thấy linh trưởng ở Việt Nam đang ở tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Số loài được xếp ở mức Cực kỳ nguy cấp toàn cầu đã tăng lên từ 7 loài năm 2008 lên 11 loài năm 2015.

Gìn giữ tiếng Việt nơi xứ người – 7 kỳ

Tiếng nước tôi, xin giấu vào lòng

Gìn giữ tiếng Việt nơi xứ người – Kỳ 2: Sao Mai ở Berlin

Gìn giữ tiếng Việt nơi xứ người – Kỳ 3: Cho và nhận

“Sự tích chú Cuội” giữa lòng Warsaw

Nối lại nhịp cầu

Một đề án dở dang

Để “tiếng nước tôi” vang mãi nơi xa…


Tiếng nước tôi, xin giấu vào lòng

16/11/2013 09:05 GMT+7

TTNửa thế kỷ qua, hành trình gieo chữ Việt cho người Việt trên đất Thái Lan đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Nhớ lại những tháng ngày gian nan đi học, đi dạy phải giấu giấu giếm giếm, nhiều thầy cô không giấu được những giọt nước mắt hạnh phúc…

Cô giáo Đào Thanh Tẻo (phải) và một cô giáo dạy tiếng Việt ở Đài Loan - Ảnh: Nguyễn KhánhPhóng to
Cô giáo Đào Thanh Tẻo (phải) và một cô giáo dạy tiếng Việt ở Đài Loan – Ảnh: Nguyễn Khánh

Thương nhớ “tiếng nước tôi…”

Bà Đào Thanh Tẻo giờ đã ngoại ngũ tuần. Người phụ nữ thấp đậm, gương mặt tươi tắn, nói tiếng Thái sõi hơn tiếng Việt, khiến phần lớn người gặp bà lần đầu đều lầm tưởng bà là người Thái Lan. Ở lớp bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài tại Hà Nội những ngày tháng 10-2013, bà Tẻo tự nhận là “nói tiếng Việt kém trôi chảy nhất”. Nhưng ít ai biết đó là cô giáo đặc biệt trên đất Thái. Trong câu chuyện lan man với cô giáo Tẻo, chúng tôi mới vỡ lẽ người phụ nữ này đã phải nhiều năm trời giấu thân phận mình dưới vỏ bọc của một người Thái Lan…

Tiếp tục đọc “Gìn giữ tiếng Việt nơi xứ người – 7 kỳ”