Cẩm nang truyền thông có nhạy cảm giới

April 17th, 2015 by

Làm thế nào để phụ nữ không trở thành tù binh trong chính những lâu đài được dát vàng – với những lời ngợi ca về sự dịu hiền và đức hy sinh thầm lặng?

Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn cẩm nang dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dưới đây.

Cam nang truyen thong co nhay cam gioi 2015

Cam nang truyen thong co nhay cam gioi 2015-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I: NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM TRONG NHIỆM KỲ 2012 – 2017 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM

1. Những cơ hội và thuận lợi
2. Một số thách thức cụ thể trong công tác tuyên truyền

PHẦN II: NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM TRONG NHIỆM KỲ 2012 – 2017 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM

1. Dịch chuyển quan niệm truyền thống về vai trò, trách nhiệm đối với các công việc không được trả công trong gia đình
2. Dịch chuyển nội hàm của quan niệm “công dung ngôn hạnh”
3. Những tấm gương phụ nữ thành đạt – nhìn nhận và đánh giá công bằng hơn với những đóng góp của phụ nữ đối với xã hội
4. Các vấn đề xã hội – được soi chiếu dưới góc nhìn giới

PHẦN III: CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỂ TRUYỀN THÔNG CÓ NHẠY CẢM GIỚI

1. Không nhấn mạnh “vai trò kép” của phụ nữ
2. Không khuyên răn phụ nữ “cam chịu”, “nhẫn nhịn”
3. Không mặc định trách nhiệm nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình chủ yếu là của phụ nữ
4. Thận trọng với các chương trình/phong trào/cuộc vận động dễ gây hiểu lầm chỉ có phụ nữ tham gia
5. Nên có cái nhìn công bằng, khách quan, phù hợp với xã hội hiện đại về đạo đức, vai trò của phụ nữ
6. Nên thận trọng khi xây dựng các nhân vật trong các kịch bản tiểu phẩm truyền thanh, kịch nói, tờ rơi

PHỤ LỤC

Hướng dẫn phân tích giới trong các sản phẩm truyền thông

***

LỜI NÓI ĐẦU

Tại Việt Nam, việc ca ngợi những đức tính truyền thống của phụ nữ đôi khi khiến người phụ nữ trở thành tù binh trong chính lâu đài được dát vàng của mình. Nói đến phụ nữ, người ta thường đề cao sự dịu hiền, nặng tình cảm, tinh thần hy sinh…: điệp khúc đó âm thầm “bài trừ” những người phụ nữ hành xử khác với những chuẩn mực ấy và hàm ý họ thiếu nữ tính. Tôi không thuộc tuýp phụ nữ dịu hiền, nhưng tôi tin tưởng rằng tôi rất nữ tính. Thực chất, tôi nhận thấy sự rập khuôn đó là một dạng “định kiến ngọt ngào” kìm hãm sự phát triển của nữ giới.

(Trích lời Bà Tôn Nữ Thị Ninh trong Lời tựa của cuốn Dấn thân)

Xây dựng một hình mẫu về người phụ nữ lý tưởng, khuyến khích hội viên, phụ nữ sống lành mạnh là nhiệm vụ của những tuyên truyền viên trong Hội LHPN Việt Nam. Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Tuy nhiên công tác tuyên truyền cũng đứng trước những thách thức khi những định kiến đã ăn sâu bám rễ vào mỗi người trong chúng ta. Sự bất bình đẳng giới đôi khi tinh vi và có mặt ở khắp nơi, từ cuộc sống hàng ngày, trong các ngôn từ, trên truyền thông, trong các văn bản, chính sách pháp luật, các chương trình đề án quốc gia… Tiến trình thực hiện bình đẳng giới đòi hỏi những tuyên truyền viên tích cực, dũng cảm dám xóa bỏ những vai trò rập khuôn, quan niệm truyền thống không còn thích hợp và tạo dựng những giá trị mới tốt đẹp hơn với cả nam và nữ.

Ngoài những khó khăn, thách thức thì Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội có nhiều ưu thế để có thể làm tốt vai trò truyền lửa trong sự nghiệp bình đẳng giới. Trong thời điểm bình đẳng giới được coi là một trong những mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ, nhận được sự quan tâm hỗ trợ của quốc gia và nhiều tổ chức khác, Hội LHPN Việt Nam đang đứng trước cơ hội để thực hiện tốt vai trò của mình.

Với cuốn sách nhỏ này, chúng tôi hi vọng cung cấp thông tin để các cán bộ làm công tác tuyên giáo của Hội có thể có thêm công cụ về nhạy cảm giới khi xây dựng các văn bản và sản phẩm truyền thông. Đây là lần đầu tiên chúng tôi viết tài liệu đặc biệt dành riêng cho nhóm này nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc đóng góp khi sử dụng để lần tái bản sau được tốt hơn.

Trân trọng giới thiệu
Thay mặt nhóm biên soạn

Nguyễn Vân Anh

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s