“Ảo giác” về vẻ đẹp hoàn hảo

TS – Thu Quỳnh

Sự bùng nổ của các cuộc thi sắc đẹp trong những năm gần đây là biểu hiện cho thấy thị hiếu của công chúng xã hội, xu hướng tôn sùng vẻ đẹp hoàn hảo. Nhưng cùng với việc truyền thông tràn ngập về các cuộc thi sắc đẹp, thì theo TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), các tiêu chí của vẻ đẹp phi thực tế càng gây sức ép lên phụ nữ và xã hội nói chung.

Ảnh: CAND

Tiếp tục đọc ““Ảo giác” về vẻ đẹp hoàn hảo”

“Lạm dụng” là gì?

Bình Định Online

Thứ Bảy, 22/12/2018, 00:35 (GMT+7)

Đây là từ khá quen thuộc trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp, nhất là trong báo chí, nó bị dùng sai một cách… hồn nhiên.

Lạm dụng là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, chữ lạm thuộc bộ thủy (liên quan tới nước), nghĩa gốc là “nước tràn ngập”, sau phái sinh nghĩa “quá mức” (như trong lạm thu, lạm quyền, lạm phát); chữ dụng (chữ cũng là bộ) có nghĩa là “dùng”. Lạm dụng có thể hiểu là “dùng quá mức”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa lạm dụng là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.538).

Tiếp tục đọc ““Lạm dụng” là gì?”

Báo chí vô tình cổ súy buôn bán Động Vật Hoang Dã

TN – 02/01/2019

Trong bối cảnh các thông tin liên quan đến buôn bán Động Vật Hoang Dã (ĐVHD) còn bát nháo trên các mạng xã hội, vai trò của báo chí trong truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐVHD, lên án các hành vi trái pháp luật trong săn bắt, vận chuyển và buôn bán các sản phẩm ĐVHD là vô cùng quan trọng.

Ảnh: PanNature

Tiếp tục đọc “Báo chí vô tình cổ súy buôn bán Động Vật Hoang Dã”

Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?

NCQT08/10/2021

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hồ sơ Pandora, được xuất bản bởi Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế hôm mồng 3 tháng 10, đã làm chấn động toàn thế giới. Báo cáo tiết lộ rằng 336 chính trị gia và quan chức nhà nước, bao gồm 35 lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo quốc gia tại hơn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã sử dụng các thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la. Tuy nhiên, không có chính trị gia hay quan chức Việt Nam nào bị nêu tên trong Hồ sơ. Điều này có đồng nghĩa với việc tham nhũng ở Việt Nam không nghiêm trọng bằng ở một số nước khác hay không?

Tiếp tục đọc “Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?”

Liệu Việt Nam đã cấm buôn bán động vật hoang dã để hạn chế nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai?

Tê giác trắng đực cuối cùng Sudan và nỗ lực cứu loài vật khỏi tuyệt chủng

WCS –  Huyen Hoang | Tháng Bảy 26, 2020

Ngày 23 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã (ĐVHD). Các cơ quan báo chí, truyền thông trên thế giới đã đưa tin rộng rãi và coi đây là lệnh cấm buôn bán ĐVHD trên diện rộng để đối phó với đại dịch COVID-19. Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) hoan nghênh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thêm một lần nữa sự quan tâm của dư luận tới các nỗ lực phòng, chống buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật mà Chỉ thị mang lại. Tuy nhiên, Tổ chức WCS cho rằng vẫn còn một số thông tin các cơ quan báo chí, truyền thông trên thế giới chưa phản ánh chính xác và một số điểm Chính phủ Việt Nam cần chú trọng hơn nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người trong tương lai:

Tiếp tục đọc “Liệu Việt Nam đã cấm buôn bán động vật hoang dã để hạn chế nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai?”

“Poverty porn” và chuyện lợi dụng lòng thương hại

ĐỨC HOÀNG 20/7/2014 12:08 GMT+7

TTCT – Vài năm qua, báo chí thế giới bắt đầu mổ xẻ một khái niệm gọi là “poverty porn” – một loại hình truyền thông luôn đi với vỏ bọc nhân văn nhưng bên trong chứa đầy mặt trái.

Một hình ảnh thường thấy trong những môtip quảng cáo phổ biến mà Srivastava gọi là “poverty porn” - Ảnh: magazine.good.is
Một hình ảnh thường thấy trong những môtip quảng cáo phổ biến mà Srivastava gọi là “poverty porn” – Ảnh: magazine.good.is

 Camera hướng từ trên cao xuống một cô bé da màu. Cô bé đứng đơn độc trên một cánh đồng ở một nơi vô danh, nhìn về xa với ánh mắt tuyệt vọng, không bao giờ hướng mắt vào máy quay. 

Tiếp tục đọc ““Poverty porn” và chuyện lợi dụng lòng thương hại”

Báo chí khoa học ở Việt Nam: Ước mơ còn dang dở

tia sáng – 02/05/2021 07:12 – Trần Thị Yến Minh*

Báo chí khoa học Việt Nam đã ít nhiều đem khoa học đến gần hơn với công chúng nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ giúp người dân thực sự hiểu về khoa học một cách toàn vẹn và sâu sắc.


Ảnh: wfsj.org

Tháng 12/2019, một loại virus gây bệnh viêm đường hô cấp cấp được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. Hơn một năm qua, bóng ma của loại virus mà sau này được định danh là Covid-19 vẫn đang bao phủ toàn cầu. Tính đến tháng 4/2021, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 2.9 triệu người chết, 136 triệu người nhiễm bệnh, đình trệ các hoạt động thương mại, dịch vụ, giáo dục, xáo trộn cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới1.


Trong lúc gồng mình chống lại virus, thế giới cũng chao đảo bởi một cơn đại dịch khác: đại dịch thông tin (infodemic) – mà trong kỉ nguyên truyền thông xã hội, mức độ lan truyền còn khủng khiếp hơn virus. Khi hiểu biết của giới chuyên môn về loại virus này còn hạn chế, sự bùng phát của tin đồn, tin bịp, tin xuyên tạc không chỉ khiến dư luận hoang mang mà còn cản trở công tác phòng và chống dịch. Đến mức WHO đã cảnh báo rằng đại dịch thông tin có thể phải trả giá bằng mạng sống của rất nhiều người.


Trong bối cảnh đó, vai trò của truyền thông trở nên vô cùng quan trọng. Một hệ thống truyền thông khoa học minh bạch và chuyên nghiệp sẽ góp phần lọc bỏ thông tin độc hại, tạo ra những người đọc thông minh, đủ năng lực thẩm định những thông tin sai trái, bảo vệ bản thân và gia đình trước cơn đại dịch.

Tiếp tục đọc “Báo chí khoa học ở Việt Nam: Ước mơ còn dang dở”

Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé 

soi.today – Sáng Ánh – 08. 01. 18 – 5:53 pm

“1 người chết ở New York bằng 10 người chết ở London, 100 người chết ở châu Âu và 1000 người chết ở đâu đó” là thước đo thông dụng của truyền thông Hoa Kỳ. Chuyện này cũng dễ hiểu, khi ta ngồi buôn chuyện thì 1 con bé nhà bên mới có bồ sẽ đáng nói hơn 10 con bé ở ngoài đường, hơn 100 con bé khác mới có bồ ở trong quận, và 1000 con bé mới có bồ ở khắp thành phố. Tuy nhiên, nếu nguồn tin “1 con bé ở hẻm X của Brooklyn mới có bồ” mà đến cả Cầu Giấy hay phố nào Myanmar, Phi Châu cũng xôn xao thì mới là bất thường. Tình trạng hiện nay của truyền thông thế giới là như vậy. Quan tâm hay không quan tâm của Tây phương trở thành quan tâm hay không quan tâm của mọi người.

Một nghiên cứu năm 2007 về giai đoạn 1968-2002 trên các đài TV chính của Mỹ đã thử tìm thước đo này trong lãnh vực thiên tai. Bao nhiêu người chết thì đáng được đề cập, và sơ đồ dưới đây cho thấy 1 người thiệt mạng vì núi lửa ngang với 39.000 người chết đói. Núi lửa phun khói rất ăn hình, còn em bé bụng ỏng nằm chỏng chơ coi rất kém thẩm mỹ.

.

Tiếp tục đọc “Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé “

Dỡ bỏ định kiến tộc người: Bắt đầu từ đâu?

tiasang – 08/05/2020 07:30 – Nguyễn Công Thảo

Trước hiện trạng nhiều trang mạng xã hội xây dựng hình ảnh méo mó, thậm chí có phần miệt thị về người dân tộc thiểu số (DTTS), ngày 17/4, Ủy ban Dân tộc đã phải ra văn bản nhấn mạnh, điều này đã “bôi nhọ văn hóa các tộc người” và kiến nghị Bộ Thông tin và truyền thông xử lý, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và nhà nước. Đây không phải là hiện tượng mới mà đã dai dẳng nhiều năm nay.

Hàng loạt kênh Youtube hoặc facebook có nhiều video miệt thị người DTTS mà UB Dân tộc đã đề nghị xử lý trong đó tiêu biểu là A Hy TV (ảnh chụp màn hình).

Tiếp tục đọc “Dỡ bỏ định kiến tộc người: Bắt đầu từ đâu?”

Ghi chép nhiều kỳ – Sự thật ? Hành trình trần ai !

Kỳ I- Nhà báo ơi, cứu bệnh nhân

Lời tòa soạn: 

Sau gần 5 năm kể từ ngày Tiền Phong đăng bài đầu tiên phản ánh dấu hiệu tham nhũng trong việc đấu thầu thuốc chữa bệnh 2014-2015 do Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức, 10 người liên quan vừa bị khởi tố. Từ số này, báo Tiền Phong khởi đăng loạt ghi chép do nhà báo Hoàng Thiên Nga kể lại hành trình 5 năm đấu tranh tìm sự thật. 

I-Nhà báo ơi, cứu bệnh nhân

Từ đầu năm 2015, nhiều bác sĩ đã gửi cho tôi (khi đó là Trưởng Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên) những tin nhắn khẩn thiết về việc thiếu thuốc chữa bệnh nghiêm trọng trong hệ thống cơ sở y tế công lập trên toàn tỉnh Đắk Lắk. Có người nhắn khẩn thiết “nhà báo ơi, cứu bệnh nhân”…

Một bệnh nhân nghèo suy kiệt chờ chết tại khoa Ung Bướu bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Ghi chép nhiều kỳ – Sự thật ? Hành trình trần ai !”

THẬN TRỌNG KHI ĐƯA TIN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19

 

Mạng lưới Báo chí Quốc Tế IJNet đưa ra 10 lời khuyên dành cho các nhà báo khi đưa tin về dịch bệnh COVID-19. Đây là kinh nghiệm từ nhiều phóng viên từ vùng dịch và đã từng đưa tin các dịch bệnh trước như Ebola. Media Climate Net dịch và giới thiệu.
—————-
“Nhiệm vụ của nhà báo là truyền đạt thông tin đáng tin cậy và có trách nhiệm tới công chúng. Đối diện với một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, giống như hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với COVID-19, vai trò này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

“Có rất nhiều lớp ‘sương mù thông tin’ trong khoảng thời gian này, và bạn có trách nhiệm băng qua lớp mây mù đó để có được một bức tranh rõ ràng.” – Michael Standaert, một nhà báo tự do tại Thâm Quyến, đã viết cho Bloomberg, The Guardian, Al Jazeera và nhiều báo khác cho hay. Anh đã viết về virus corona ở Trung Quốc kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 12/2019.

Đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng, các nhà báo cần phải biết cân bằng giữa việc thông báo cho công chúng và gieo rắc nỗi sợ hãi – mặc dù việc này khó như đi trên dây. “Bạn muốn tránh ru ngủ mọi người trong sự tự mãn,” TS.Stephen Morse, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Columbia cho biết. Tuy vậy bạn cũng không muốn thổi phồng nó lên đến mức tạo ra sợ hãi hoặc hoảng loạn vô căn cứ, ông nói thêm.

Ở Trung Quốc, nhiệm vụ này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi đối mặt với sự kiểm duyệt của chính phủ. Standaert đã nhận thấy ngày càng khó khăn để thuyết phục các nguồn tin trả lời phỏng vấn, vì nhiều công dân Trung Quốc sợ bị cảnh báo hoặc khiển trách. “Thật điên rồ và đáng lo ngại khi một người dân bình thường nghĩ rằng họ không thể nói lên suy nghĩ của mình khi quan chức chính quyền địa phương chưa cho phép.” – Standaert nói với IJNet.

Tuy điều kiện khó khăn, các phóng viên như Standaert vẫn phải tiếp tục viết những câu chuyện về coronavirus. Để giúp các nhà báo trên toàn thế giới đưa tin tốt hơn về dịch bệnh này, IJNet đã biên soạn một danh sách các lời khuyên, những thận trọng cần có khi viết về COVID-19.

—————-
1. HIỂU ĐÚNG TÌNH HÌNH THỰC TẾ

Như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trên toàn thế giới, có rất nhiều thông tin và không phải tất cả đều tốt. Thông tin tràn lan trên Internet có thể đánh lừa khán giả, giống như hình ảnh người đàn ông nằm chết trên đường phố ở Vũ Hán được bao quanh bởi các nhân viên y tế. Bức ảnh này được mệnh danh là hình ảnh của cuộc khủng hoảng coronavirus Vũ Hán bởi tờ The Guardian – mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy người đàn ông thực sự đã chết vì coronavirus.
Tiếp tục đọc “THẬN TRỌNG KHI ĐƯA TIN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19”

Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng

Kết quả hình ảnh cho đâm trâu cvdvn
Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên

tiasang – 10/03/2016 08:24 – Nguyễn Văn Chính

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, trong đó các tộc người thiểu số chiếm khoảng 14% tổng dân số cả nước. Bình đẳng, đoàn kết, chống kỳ thị và phân biệt dân tộc luôn được đề cao như là những nguyên tắc nhất quán trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, những thông điệp và hình ảnh về các tộc người thiểu số đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng đôi khi có thể đưa lại những hệ quả không như mong đợi. Tiếp tục đọc “Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng”

Nhận diện “đầu nậu” báo “lá cải”

Trên Facebook của mình, cô Trịnh Kim Tiến, con gái của người bị hại trong vụ án “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, đã phẫn nộ vì hình ảnh cô khóc cha bị báo C. dùng để minh họa cho bài “Mảnh khăn tang cho người tình”. Ảnh: ĐH

(PL)- Những “đầu nậu” đứng sau mới là người quyết định nội dung lẫn nhân sự “tòa soạn” tờ phụ bản “lá cải”.

Những ngày qua, dư luận phản ứng dữ dội với tình trạng những phụ bản có xu hướng “lá cải” hóa, giật gân, vô bổ xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều ý kiến đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh.

Tiếp tục đọc “Nhận diện “đầu nậu” báo “lá cải””

Quảng cáo bất lương dọa người tiêu dùng, làm thương tật nền kinh tế

13:15 19/06/2017

PN Ngày 16/6 vừa qua, báo Phụ Nữ TP.HCM đã có đề cập đến vụ việc Unilever quảng cáo quá lố khiến nhiều người ghê rợn về nguồn nước uống. Cũng trong ngày này, dư luận phản ứng dữ dội trước chiêu PR-marketing rải tiền từ khinh khí cầu…

Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng tung chiêu quảng cáo bất chấp cảm nhận người tiêu dùng, thậm chí là cả nền kinh tế, văn hóa bị “thương tật” ra sao!

Quang cao bat luong doa nguoi tieu dung, lam thuong tat nen kinh te

Tiếp tục đọc “Quảng cáo bất lương dọa người tiêu dùng, làm thương tật nền kinh tế”