Ngoài tầm kiểm soát: Lộ ra các khoản đầu tư quá bất cẩn của Ngân hàng thế giới cho các công ty ở Đông Nam Á

English: Out of control: The World Bank’s reckless private sector investments in Southeast Asia exposed

Các dự án này bao gồm các đập thủy điện lớn ở Việt Nam và Campuchia, các nhà máy nhiệt điện than ô nhiễm, các dự án khai thác mỏ ở Philippin, Việt Nam và Myanma, và thâu tóm các vùng đất công nông nghiệp khổng lồ ở Campuchia và Lào.

Hàng chục các dự án gây thiệt hại và mạo hiểm cao ở Đông Nam Á đã nhận được các khoản tài trợ ẩn từ Nhóm Ngân hàng Thế giới, một cuộc điều tra đang được tiến hành bởi Tổ chức  Inclusive Development International (IDI) đã tiết lộ điều này. Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một nhánh tư nhân của Ngân hàng Thế giới, đang bí mật chuyển tiền đến các dự án này thông qua các tổ chức tài chính trung gian có lợi nhuận, như các ngân hàng thương mại hay các quỹ đầu tư tư nhân.

Những công ty là khách hàng trong lĩnh vực tài chính của IFC đã tài trợ cho một số dự án có tính huỷ hoại lớn nhất trong  khu vực, trái ngược với các Tiêu chuẩn thực thi cũng như hướng dẫn về xã hội và môi trường của tổ chức này.

Các dự án này bao gồm các đập thủy điện lớn ở Việt Nam và Campuchia, các nhà máy nhiệt điện than ô nhiễm, các dự án khai thác mỏ ở Philippin, Việt Nam và Myanma, và thâu tóm các vùng đất công nông nghiệp khổng lồ ở Campuchia và Lào.
Tiếp tục đọc “Ngoài tầm kiểm soát: Lộ ra các khoản đầu tư quá bất cẩn của Ngân hàng thế giới cho các công ty ở Đông Nam Á”

Đạo đức chung của xã hội

Chào các bạn,

Nếu lấy cách người ta sống chung chung trong xã hội để nhận xét, thì người Việt chúng ta có trình độ đạo đức trung bình rất thấp. Đây là những chuyện rất hiếm hoi tại nhiều quốc gia khác:

– Xe lật là người dân chạy vào hôi của.

– Có người dừng xe lo giúp nạn nhân trên đường, có người khác cướp xe của người cứu hộ.

– Hoa trong chậu trong sân nhà mình, có kẻ vào bưng trộm trong đêm. Tiếp tục đọc “Đạo đức chung của xã hội”

Chuyển đổi từ năng lượng ô nhiễm sang năng lượng tái tạo, người dân có vai trò gì?

Trong 10 năm gần đây Việt Nam nổi lên rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, nói cách khác là khủng hoảng và thảm hoạ môi trường. Và tất nhiên hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân. Từ chính phủ đến xã hội dân sự tìm giải pháp cho chính sách, biện pháp làm thế nào vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống người dân? Hãy cùng tìm hiểu và thảo luận vấn đề này.

Trong bài này chúng ta sẽ đi qua các phương pháp xử lý những vấn đề môi trường hiện nay gây ra bởi nguồn năng lượng mà các doanh nghiệp đang dùng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch – than, dầu xăng, thuỷ điện là các loại năng lượng hoặc gây ô nhiễm lớn và độc hại cho sức khoẻ (than đá, xăng dầu), hoặc ảnh hường tai hại đến môi trường và cuộc sống người dân (đập thủy điện lớn), cho đến việc phát triển năng lượng sạch không gây ô nhiễm ra sao. Và cuối cùng là vai trò người dân trong việc chuyền đổi từ năng lượng ô nhiễm sang sạch nói riêng, và trong các  vấn để môi trường nói chung.

Bảo vệ môi trường như môi trường nước, môi trường không khí, theo một nghĩa hẹp, thực chất cũng là bảo vệ cuộc sống con người gồm sức khoẻ và tất cả các hoạt động của con người. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường từ biện pháp giáo dục, sử dụng công nghệ hay công cụ kinh tế. Tiếp tục đọc “Chuyển đổi từ năng lượng ô nhiễm sang năng lượng tái tạo, người dân có vai trò gì?”

5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch

English: 5 of the Fastest Growing Jobs in Clean Energy

Tìm được một công việc mới có thể rất khó. Một cách để tối đa hóa cơ hội của bạn là tìm kiếm các cơ hội trong ngành năng lượng sạch. Đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đổi mới nhất trong nền kinh tế.

Một báo cáo mới đây của Cơ quan năng lượng Mỹ (DOE) về các nghề nghiệp trong nền kinh tế cho biết có 6,4 triệu người Mỹ làm việc trong ngành năng lượng, với 300,000 công việc được tao ra mỗi năm. Một phần lớn trong số các công việc mới này thuộc về lĩnh vực năng lượng  hiệu quả và năng lượng tái tạo

Hãy cùng xem một số nghề phát triển nhanh nhất trong ngành này.

Kỹ thuật viên tua-bin gió – Wind Turbine Technician

Với 25,000 công việc tăng thêm trong năm ngoài, ngành điện gió Mỹ giờ có 102,000 lao động. Kỹ thuật viên tua-bin gió không chỉ là một trong những công việc phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch – nó còn là nghề phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Theo Cục thống kê lao động, nhân sự của nghề này tăng 108% đến năm 2024..

Xem một kỹ thuật viên điện gió đang làm việc!

Để tìm hiểu thêm về các cơ hội trong ngành điện gió, xin mời xem Bản đồ Nghề điện gió của DOE.

Nhân viên lắp pin năng lượng mặt trời – Solar Installer Tiếp tục đọc “5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch”

Việc làm trong lĩnh vực Xanh có những gì?

Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO

Việc làm trong lĩnh vực Xanh hay Việc làm Xanh là những công việc chính đáng góp phần bảo vệ hoặc tái tạo môi trường, là những công việc thuộc các ngành truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc là thuộc các lĩnh vực xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả.

Việc làm xanh giúp:

• Cải thiện hiệu suất năng lượng và hiệu suất sử dụng của các nguyên liệu thô
• Hạn chế phát thải khí nhà kính
• Giảm đến mức thấp nhất chất thải và ô nhiễm
• Bảo vệ và phụ hồi các hệ sinh thái
• Hỗ trợ việc thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu

Ở cấp độ doanh nghiệp, việc làm xanh có thể sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ có lợi cho môi trường, ví dụ như các tòa nhà xanh hay vận tải sạch. Tuy nhiên, những sản phẩm xanh này (hàng hóa và dịch vụ) không phải luôn luôn dựa trên các quy trình và kỹ thuật sản xuất xanh. Vì thế các việc làm xanh có thể được phân biệt bởi những đóng góp của công việc cho các quy trình thân thiện với môi trường hợn.

Ví dụ, các việc làm xanh có thể giảm thiểu việc tiêu thụ nước hoặc cải thiện các hệ thống tái chế. Do vậy, các việc làm xanh mà được định nghĩa thông qua các quy trình sản xuất thì không nhất thiết phải sản xuất các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến môi trường.
Như minh họa trong biểu đồ dưới đây, một sự phân biệt có thể xảy ra giữa việc làm trong các khu vực kinh tế xanh từ quan điểm về đầu ra và các chức năng công việc trong tất cả các lĩnh vực từ quan điểm về quy trình thân thiện với môi trường. Theo với ILO, các việc làm xanh là những việc rơi vào vùng gạch chéo trong biểu đồ này:

Tiếp tục đọc “Việc làm trong lĩnh vực Xanh có những gì?”

6 bài học về phát triển bền vững từ Diễn đàn chính trị cấp cao

English: 6 Lessons on Sustainable Development from the High-Level Political Forum

Diễn đàn chính trị cấp cao năm 2016 về phát triển bền vững đã nhóm họp tại Liên Hợp Quốc vào Tháng 7 vừa qua.

Gần 1 năm  trước tại Liên Hợp Quốc, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) nhằm đưa kinh tế thế giới vào con đường bền vững. Trong tháng 7, im lặng hơn rất nhiều, Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững đã họp tại UN để giúp chuyển lời hứa này thành hiên thực qua việc xem xét lại những nỗ lực của các nước và đề xuất một địa điểm cho những người hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới trao đổi các ý tưởng làm thế nào để bước chuyển giao này tiến triển nhanh hơn. Tiếp tục đọc “6 bài học về phát triển bền vững từ Diễn đàn chính trị cấp cao”

Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao

Axel van Trotsenburg's picture
Also available in: English

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới 13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Tiếp tục đọc “Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao”

Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ: Tốt cho kinh doanh

English:UN Sustainable Development Goals: Good For Business

Khi nghĩ về từ “bền vững” điều gì ập tới trong tâm trí? Đối với nhiều người, từ đó có nghĩa là “xanh”, chấp nhận sự cần thiết phải sử dụng cẩn trọng hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn. Cụ thể hơn, nó là từ đồng nghĩa với các chương trình năng lượng mới và hiệu quả, khai thác năng lượng ánh nắng mặt trời, nước và gió.Những người ủng hộ các chương trình này cho rằng các chương trình là nền tảng tốt cho những điểm mấu chốt. Tuy nhiên, có những người – và còn nhiều người ở khắp các phòng họp trong những doanh nghiệp toàn cầu – đã cảnh báo rằng sự bền vững có thể là một sườn dốc trơn tuột, khiến tập đoàn thực hiện những khoản đầu tư có thể có ích cho xã hội, nhưng lại gây bất lợi cho cổ đông.

Liên doanh chính phủ mở: đạt các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chịu trách nhiệm và minh bạch

English: Open Government Partnership: Achieving Sustainable Development Goals through Accountability and Transparency

and

Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở có thể giúp thúc đẩy thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững.

The Open Government Partnership can help support implementation of the 17 SDGs. Photo by Josh Estey/Australian Department of Foreign Affairs and Trade
Ảnh: Josh Estey/Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc.

Là chương trình hợp tác duy nhất giữa các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations – CSO) nhằm mục tiêu thúc đẩy sự mở cửa, minh bạch, và trách nhiệm của chính phủ các nước, Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở (Open Government Partnership – OGP), hiện đang tổ chức Hội nghị cấp cao toàn cầu tại Thành phố Mexico tuần này. Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở cho rằng các chính phủ có vẻ hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy khi họ sẵn sàng đón nhận các ý kiến đóng góp và sự giám sát của cộng đồng Tiếp tục đọc “Liên doanh chính phủ mở: đạt các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chịu trách nhiệm và minh bạch”

43 triệu người thoát khỏi nghèo đói ở Việt Nam: Báo cáo MDG mới nhất

UN – Mười lăm năm thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đúc kết nhiều bài học giá trị cho tương lai

imageHà Nội ngày 21 tháng 9 năm 2015 – Theo Báo cáo “Kết quả 15 năm thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam” được Chính phủ và Liên hợp quốc công bố hôm nay, khoảng 43 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói trong giai đoạn 1993-2008.

Theo báo cáo, tỉ lệ nhập học đúng tuổi bậc tiểu học đạt được 99%; tỉ lệ đi học của các em trai và các em gái nhìn chung là ngang bằng nhau; và tỉ lệ tử vong ở bà mẹ đã giảm được ba phần tư. Tiếp tục đọc “43 triệu người thoát khỏi nghèo đói ở Việt Nam: Báo cáo MDG mới nhất”

Ba ưu tiên của Việt Nam

04/10/2015 10:22 GMT+7

TTViệc các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phát động các mục tiêu toàn cầu cho giai đoạn từ 2015 đến 2030 có ý nghĩa then chốt đối với Việt Nam.

Công nhân đưa con cái đến nhà trẻ khang trang do Công ty Pouyuen Việt Nam xây dựng cho công nhân của mình tại TP.HCM - Ảnh: Tự Trung
Công nhân đưa con cái đến nhà trẻ khang trang do Công ty Pouyuen Việt Nam xây dựng cho công nhân của mình tại TP.HCM – Ảnh: Tự Trung

Bà Pratibha Mehta - Ảnh: UNDP tại VN cung cấp

Bà Pratibha Mehta –
Ảnh: UNDP tại VN cung cấp

Điều đó tái khẳng định và mở rộng những cam kết trong Tuyên bố thiên niên kỷ, và thay thế các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) sẽ hết hạn trong năm nay. Tiếp tục đọc “Ba ưu tiên của Việt Nam”

Bốn nguyên tắc của Lý Thuyết Thay Đổi trong phát triển toàn cầu

ENGLISH: Four principles for Theories of Change in global development

Vậy chúng ta đi đâu từ đây?

Những nguyên tắc dưới đây (không phải luật) hướng tới các cách tiếp cận nền tảng Lý Thuyết Thay Đổi (Theory of Change) theo những kiến thức mới nổi lên gần đây– và được bắt nguồn từ mối quan tâm đối với những vấn đề đang liên tục gây ra thiệt hại trong ngành phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, mục đích không phải là để đưa ra các quy tắc: mà để tranh luận, phản biện các nguyên tắc này và tự phát triển nguyên tắc của các bạn.

1. Tập trung vào quá trình

Như David Mosse đã ghi nhận vào năm 1998, các công cụ quản lý chương trình thông thường có khuynh hướng lờ đi “các yếu tố quá trình”, coi các dự án như “các hệ thống đóng, bị kiểm soát và không thay đổi” Tiếp tục đọc “Bốn nguyên tắc của Lý Thuyết Thay Đổi trong phát triển toàn cầu”

Hòa bình là điều kiện tiên quyết cho phát triển

TNBảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, là thông điệp được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra trong bài phát biểu chiều 25.9 (giờ New York) tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ - Ảnh: L.H.QChủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ – Ảnh: L.H.Q

Đây là thông điệp được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra trong bài phát biểu quan trọng chiều 25.9 (giờ New York) tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Chủ tịch nước khẳng định văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể được hội nghị thông qua trước đó đã đề ra tầm nhìn chiến lược mới, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại được sống trong một thế giới hòa bình, an toàn, công bằng, xanh và sạch. Tiếp tục đọc “Hòa bình là điều kiện tiên quyết cho phát triển”