Liên doanh chính phủ mở: đạt các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chịu trách nhiệm và minh bạch

English: Open Government Partnership: Achieving Sustainable Development Goals through Accountability and Transparency

and

Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở có thể giúp thúc đẩy thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững.

The Open Government Partnership can help support implementation of the 17 SDGs. Photo by Josh Estey/Australian Department of Foreign Affairs and Trade
Ảnh: Josh Estey/Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc.

Là chương trình hợp tác duy nhất giữa các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations – CSO) nhằm mục tiêu thúc đẩy sự mở cửa, minh bạch, và trách nhiệm của chính phủ các nước, Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở (Open Government Partnership – OGP), hiện đang tổ chức Hội nghị cấp cao toàn cầu tại Thành phố Mexico tuần này. Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở cho rằng các chính phủ có vẻ hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy khi họ sẵn sàng đón nhận các ý kiến đóng góp và sự giám sát của cộng đồng

Mục đích chính của Hội nghị là thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới được thông qua (Sustainable Development Goals – SDGs) để hướng đến xoá nghèo cùng cực trong khi tăng trưởng nền kinh tế và bảo tồn các nguồn tài nguyên  thiên nhiên. Đây là một chủ đề phù hợp – Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở đã đạt được những bước tiến chính trong việc thúc đẩy các chính phủ trở nên mở hơn, và sứ mệnh của chương trình phù hợp với nhiều mục tiêu phát triển bền vững. Thực tế thì Liên  doanh Chính phủ Mở có thể là một cơ chế hiệu quả để làm mạnh cam kết  quản trị tốt của các quốc gia trong khung cảnh phát triển bền vững  khắp thế giới.

Tạo ra ảnh hưởng và tăng cường cam kết

Chỉ trong bốn năm kể từ khi chương trình Liên doanh Chính phủ Mở ra đời, số lượng thành viên của chương trình đã tăng từ 8 lên 66 quốc gia, với hàng trăm tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình thực hiện ở cấp quốc gia. Chính phủ của các nước tham gia đã đề ra hơn 2.500 cam kết về chính phủ mở và minh bạch-nhiều cam kết trong số đó đã được triển khai. Ví dụ, trong năm đầu tiên trở thành thành viên của Liên doanh Chính phủ Mở, năm quốc gia đã thông qua hoặc cải tiến pháp luật về tự do thông tin, bốn nước tiến hành cải cách để tăng cường tminh bạch đối với chi tiêu công, hai nước ban hành cải cách tài chính chính trị và ba nước đưa ra các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy trách nhiệm tập thể.

Một số quốc gia đã tăng số lượng cam kết kể từ khi nộp kế hoạch hành động quốc gia lần đầu. Ví dụ, Anh đã thực hiện các khuyến nghị của cơ chế đánh giá lại của Liên doanh Chính phủ Mở về việc thực hiện tham vấn sâu hơn với các tổ chức xã hội dân sự, trong khi Brazil, Nam Phi và Mỹ đã đề ra thêm những cam kết mới đầy tham vọng trong kế hoạch hành động mới nhất của họ.

Và quá trình vẫn tiếp tục tiến triển. Một số quốc gia ở châu Phi và châu Á bày tỏ quan tâm đối với việc gia nhập Liên doanh Chính phủ Mở ở Hội nghị cấp cao toàn cầu. Ngoài ra, chương trình cũng đang cân nhắc việc thông qua quyết định cho phép các thành phố và chính quyền cấp địa phương ở các quốc gia tham gia vào Liên doanh Chính phủ Mở. Điều này sẽ mở ra một cơ hội mới cho việc thực hiện các cam kết và quá trình học hỏi lẫn nhau về tính minh bạch và chính quyền mở ở cấp địa phương.

Liên doanh Chính phủ Mở và Các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Chương trình nghị sự đến năm 2030 về Phát triển Bền vững mở ra một cơ hội to lớn để nâng cao ảnh hưởng của Chương trình Liên doanh Chính phủ Mở bằng cách thiết lập một bộ các vấn đề ưu tiên toàn cầu nhằm thúc đẩy việc xoá nghèo cùng cực và hướng các quốc gia đến sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người. Nâng cao tính minh bạch của chính phủ là yếu tố quan trọng để đạt được nhiều mục tiêu trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững mới được thông qua. Chương trình nghị sự 2030 đã đưa vào các nguyên tắc của Liên doanh Chính phủ Mở về tính minh bạch, sự tham gia của công dân, các định chế công có trách nhiệm và đổi mới công nghệ theo ba cách:

• Thứ nhất, các nguyên tắc chính phủ mở được nêu rõ ở Mục tiêu 16 về “xây dựng các thể chế hiệu quả, trách nhiệm và dành cho tất cả mọi người ở tất cả các cấp” cũng như ở nhiều tiêu điểm khác của Mục tiêu này. Các tiêu điểm này đưa ra các từ ngữ cụ thể để các chính phủ và công dân thực hiện nhằm thúc đẩy rõ rệt chính phủ mở và thúc đẩy rộng rãi quản trị tốt (good governance). Những tiêu điểm này đặc biệt có giá trị kết nối giữa Liên doanh Chính phủ Mở và các Mục tiêu Phát triển Bền vững bởi vì chúng nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính phủ mở và có trách nhiệm như chính  nó là một mục tiêu.

• Thứ hai, các nguyên tắc của chính phủ mở được lồng ghép vào rất nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững, nơi mà tính minh bạch, sự tham gia của cộng đồng và các thể chế công có trách nhiệm là các công cụ để đạt được một mục tiêu cụ thể. Ví dụ, các mục tiêu liên quan đến thu nhập, đói nghèo, nước, giáo dục, năng lương và đô thị tất cả đều bao hàm các tiêu điểm về cung cấp dịch vụ công và khả năng tiếp cận khắp nơi đối với các dịch vụ đó. Chính phủ mở thường là yếu tố thiết yếu cho việc cung cấp dịch vụ ở khắp nơi và chất lượng cao. Các dịch vụ từ giáo dục đến cơ sở hạ tầng là các dịch vụ không thể thiếu để xoá đói nghèo, và các dịch vụ này sẽ được thúc đẩy bởi sự tham gia và giám sát của công dân.

• Thứ ba, việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 dựa trên cốt lõi các nguyên tắc của Liên doanh Chính phủ Mở. Chương trình nghị sự 2030 kêu gọi quá trình đánh giá và triển khai liên tục “mở, đại chúng tham dự, minh bạch và dành cho tất cả mọi người và [điều đó] sẽ giúp ích cho việc góp ý của tất các các bên liên quan.” Ở cấp độ quốc gia, chương trình dựa vào các nước để tiến hành những đánh giá thường xuyên về tiến triển của các mục tiêu lớn, nhỏ, và tổng hợp kết quả từ tất cả các thành viên. Bằng cách thúc đẩy quá trình ra quyết định mở, kéo mọi thành phần vào, đại chúng tham dự nhiều hơn , Liên doanh Chính phủ Mở có thể giúp tạo  ra môi trường đúng để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Một cách cụ thể hơn nữa, nhận thức về tầm quan trọng của dữ liệu mở đối với sự phát triển, thứ rất gần với mục tiêu minh bạch của Liên doannh Chính phủ Mở, đang ngày càng gia tăng.

Thúc đẩy Đối tác Chính phủ Mở và các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Nhiều mục tiêu của Liên doanh  Chính phủ Mở và các Mục tiêu Phát triển Bền vững có tính bổ trợ lẫn nhau. Tuyên bố “Chính phủ Mở để Thực thi Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững” là một tuyên bố chính trị được thực hiện bởi các thành viên uỷ ban điều phối Liên doanh Chính phủ Mở. Tuyên bố khẳng định rằng quy định của pháp luật, các nguyên tắc về tính minh bạch và chính phủ mở và sự tham gia của công chúng là các công cụ quan trọng để triển khai hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Các cam kết và hành động cụ thể của Liên doanh Chính phủ Mở liên quan trực tiếp đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững bao gồm:  chấp thuận các cam kết liên quan vào kế hoạch hành động Liên doanh Chính phủ Mở của quốc gia, thúc đẩy tính minh bạch và sự tham gia của công chúng, kết hợp chính phủ mở vào việc theo dõi  Chương trình nghị sự. Tuyên bố của Liên doanh Chính phủ Mở thúc đẩy việc kết hợp các nguyên tắc chính phủ mở vào các chỉ tiêu chính thức nhằm đo lường tiến triển của Chương trình nghị sự.

Tại sao WRI tham gia vào các chương trình nghị sự này?

Dữ liệu mở, tính minh bạch và tính trách nhiệm là trọng tâm của cách tiếp cận của Tổ chức tài nguyên thế giới (WRI – World Resource Institute) nhằm đạt được các kết quả tham vọng về môi trường, đất, rừng và nước. Thông qua các cam kết này, WRI hướng đến giúp đỡ các nước thành viên của Liên doanh Chính phủ Mở duy trì cam kết của quốc gia của họ về khí hậu và môi trường, giúp các thành phố và chính quyền địa phương tham gia vào quá trình cải tiến tính minh bạch và tận dụng các cơ hội sinh ra từ các thoả thuận toàn cầu mới trong các vấn đề về nguồn tài chính cho phát triển, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững đề ra mục tiêu cho 15 năm tới thật sự tham vọng – chấm dứt nghèo cùng cực, giảm một nửa sự lãng phí thức ăn, kiềm chế phát thải khí nhà kính và nhiều hơn thế. Việc đạt được những mục tiêu này là có thể, và cần thiết, nhưng cần có hành động phối hợp ở các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tổ chức nghiên cứu như WRI và sáng kiến minh bạch toàn cầu như Liên doanh Chính phủ Mở đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy các mục tiêu này. Thực sự thì các tổ chức và các sáng kiến như vậy có vai trò then chốt trong sự thành công của các mục tiêu này.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s