ezlawblog – Tệ nạn hối lộ là một vấn đề nhức nhối và phổ biến của xã hội Việt Nam đương thời. Không chỉ những quan chức nhận hối lộ, mà cả người đưa hối lộ cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trở thành một phạm nhân. Xét cho cùng thì hành vi đưa hối lội của người dân chính là một trong những nguyên nhân chính tạo nên tệ nạn hối lộ tràn lan tại Việt Nam. Hãy đọc bài sau để hiểu thế nào là hối lộ trong Bộ luật hình sự để tránh và kịp thời sửa đổi những hành vi tiêu cực của bản thân, của xã hội.
Đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để người có chức vụ, quyền hạn (công vụ) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng:
Trực tiếp
Qua trung gian
Dưới hình thức quà biếu, cho tặng… (nhiều người không biết rằng hành vi tặng quà cũng có thể được coi là hối lộ)
Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên
Lưu ý rằng nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ. Lưu ý rằng hành vi ở đây không phụ thuộc vào người có chức vụ quyền hạn có đồng ý hay không.
Còn nếu như người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có chức vụ quyền hạn, mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận hối lộ đó.
Lưu ý rằng kể cả khi người đưa hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có khả năng giúp mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền hay khả năng giúp giải quyết yêu cầu, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.
Để khuyến khích việc tố giác tội nhận hối lộ, Bộ luật hình sự có nêu 2 trường hợp người hối lộ được coi là không có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự:
1. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
2. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Mức phạt thấp nhất của tội đưa hối lộ là 1 – 6 năm tù, mức phạt cao nhất là chung thân. Hãy dừng ngay hành vi hối lộ để bảo vệ bản thân và làm sạch xã hội Việt Nam.
ĐÂy không phải là một biện pháp hữu hiệu. Bởi cái luật này là luật dở hơi nhất mà tôi từng thấy.
Muốn tránh tham nhũng thì không ra đời luật này mà ra đời luật khác mới tránh được Tham nhũng. Cho ra đời luật này chẳng khác gì bắt cóc bỏ đĩa. Cho ra đời luật này là không sáng suốt.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Hay lắm Sopha, mình muốn nghe Sopha phân tích thêm.
Trường hợp các quan chức chánh phủ đi thanh tra, kiểm soát, một cơ sở, và đòi phong bì cho mỗi quan với một mức tiền rõ ràng. Không đưa các quan phong bì, thì chắc chắn là sẽ bị hành đến chết. Đưa phong bì như các quan đòi hỏi thì đó có là tội hối lộ hay không?
ThíchThích
Em chào chị Sopha,
Em mong được nghe chị phân tích để được học thêm ạ.
Em chúc chị vui khỏe.
e. Huấn.
ThíchThích
Theo Luật thì có lẽ số lượng người Việt Nam đang chịu “mức phạt thấp nhất của tội đưa hối lộ là 1 – 6 năm tù, mức phạt cao nhất là chung thân” cũng đông đảo lắm!
Nếu gộp chung “tội đưa hối lộ” và “tội nhận hối lộ” thì số lượng người đi tù và số năm tù lại càng nhiều hơn.
Ở Việt Nam rất dễ kiện và lôi một người vào tù. Nhưng cũng rất khó để dẫn ai đó vào toà và bỏ tù họ.
Luật đưa ra để báo cho mọi người biết như thế nào là “tội hối lộ” để tránh không làm. Còn tránh hay không là tuỳ lựa chọn mỗi người.
Khoá cửa để chống trộm, nhưng đã muốn trộm thì không nhất thiết phải có chìa khoá.
Luật người không nghiêm nhưng Luật Trời rất nghiêm. Suy nghĩ kỹ đi rồi sống.
N. Phương
ThíchThích