Công lý vượt qua pháp luật

14/01/2022 09:30

(Pháp lý) – Là một Thẩm phán, làm đến Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nhưng suốt cả cuộc đời gắn bó với hoạt động xét xử  ông chưa từng tuyên một bản án tử hình nào, trường hợp nào ông cũng tìm thấy lý do để họ được sống…

image001-1642127300.jpg
PGS.TS Trần Văn Độ

Những bản án sinh tử

Mỗi lần gặp Trung tướng Trần Văn Độ, tôi thường hỏi chuyện ông về pháp luật, về các vụ án mà ông đã xét xử hoặc chỉ đạo, ông kể nhiều chuyện, có chuyện rất hay nhưng không tiện công bố. Một trong những ấn tượng khó quên là nhiều vụ án bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình hay bị truy tố về tội danh có hình phạt đến tử hình nhưng qua xét xử, ông đều tìm thấy lý do để không tước đoạt mạng sống của họ.

Tiếp tục đọc “Công lý vượt qua pháp luật”

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày – 3 bài

Ông Dương Văn Hòa phản ứng với phán quyết của HĐXX trong phiên xét xử yêu cầu bồi thường cho ông gần 18 tỉ đồng sau 3.600 ngày bị kết án oan (Ảnh: V.T).

Bị đơn vụ án này là Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị (PTH chú thích).

***

Lật lại bản án oan từ đại dịch

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày

18/11/2018 06:48

Ông Dương Văn Hòa, doanh nhân chịu án oan về đại dịch LMLM trong 10 năm

Giữa năm 2007, người dân cả nước đau đáu hướng về vùng đất nghèo Quảng Trị, dõi theo diễn tiến của đại dịch lở mồm long móng trên gia súc chưa từng có. Dịch đến như một cơn bão, tốc độ, mức độ lây lan khủng khiếp. Nhiều người sau đó bị quy tội gây ra dịch bệnh làm nên một vụ án oan cũng chưa từng có ở vùng “đất lửa”.

Tiếp tục đọc “Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày – 3 bài”

Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy nạn nhân hiếp dâm bị phân biệt đối xử – Công bố Nghiên cứu “Xét xử tội hiếp Dâm” tại Việt Nam

UN – Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2018 — Một nghiên cứu mới được công bố của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng phần lớn các nạn nhân bị hãm hiếp ở Thái Lan và Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc tiếp cận công lý, một phần là do thái độ và hành vi phân biệt đối xử. Những khó khăn và thách thức này khiến các nạn nhân cảm thấy nản lòng, không được tiếp cận pháp lý và không được hỗ trợ ở mọi giai đoạn của quá trình xét xử, từ khâu trình báo ban đầu cho đến phiên tòa xét xử. Tiếp tục đọc “Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy nạn nhân hiếp dâm bị phân biệt đối xử – Công bố Nghiên cứu “Xét xử tội hiếp Dâm” tại Việt Nam”

Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?

08/04/2016 06:21 GMT+7

(BM) – Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ, nhưng trên thực tế các vụ án về tội phạm rửa tiền thời gian qua ít bị phát hiện và xử lý. Một trong những nguyên nhân là do những vướng mắc khi thực thi các quy định của pháp luật.

Tiếp tục đọc “Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?”

Ai giám sát hoạt động giám định pháp y ?

Căn cứ những kết luận pháp y đầy mâu thuẫn, các cơ quan tố tụng không ít lần lỡ điều tra, khởi tố, xét xử, thi hành án oan sai. Tại Đắk Lắk, cả 2 vụ đưa nam sinh Đỗ Quang Thiện và nông dân Trần Ngọc Trung vào tù đều bắt nguồn từ bản kết luận pháp y bất thường, mấy năm rồi vẫn chưa tới hồi kết. 

Nam sinh Đỗ Quang Thiện đã bị kết án 9 tháng tù giam từ bản giám định pháp y sai sự thật
Nam sinh Đỗ Quang Thiện đã bị kết án 9 tháng tù giam từ bản giám định pháp y sai sự thật

Tiếp tục đọc “Ai giám sát hoạt động giám định pháp y ?”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014

Án tù từ bản giám định pháp y vô lý !

>> Tiếng kêu oan của người đàn ông bị tố ‘giết vợ’
>> Tiếp vụ ‘Tiếng kêu oan của người đàn ông bị tố giết vợ’

Tiếp vụ “Tiếng kêu oan của người đàn ông bị tố giết vợ”

      Phiên tòa hình sự sơ thẩm xử lần thứ hai vụ bị cáo Trần Ngọc Trung bị bà Như Thị Giang tố cáo về hành vi “dí điện” nhằm cố sát vợ cũ vừa kết thúc, tiếng mắng nhiếc giữa “phe ông Tiến” gồm các nhân chứng khẳng định ông Trung bị kết án oan, với “phe bà Giang” đã vang lên ầm ĩ, huyên náo trước sân tòa. Nhiều người dân thôn 2 xã Ea Kpam tuyên bố họ sẵn sàng hầu tòa tới cùng để làm chứng việc bà Giang đã vu oan giá họa nhằm đẩy chồng cũ vô tù.  

Bà Giang tố ông Trung dí diện trước tòa
Bà Giang tố ông Trung dí diện trước tòa

Tiếp tục đọc “Án tù từ bản giám định pháp y vô lý !”

5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt

VEĐược xác định không có động cơ vụ lợi khi ra chủ trương thay ống cốt sợi thủy tinh khiến đường ống nước Sông Đà liên tục bị vỡ, cơ quan tố tụng miễn xử lý hình sự với chủ tịch HĐQT Vinaconex và 4 thành viên.

5-lanh-dao-vinaconex-duoc-mien-xu-ly-hinh-su-vi-nhan-than-tot

Sau hơn 6 năm đưa vào hoạt động, đường ống nước sạch sông Đà đã gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô

Tiếp tục đọc “5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt”

Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo luật hiện hành của Việt Nam

ENGLISH: Corruption whistleblowers protection mechanism under current laws

Hướng đến minh bạch (HD)[1]

Đầu mối quốc gia của Tổ chức Quốc tế Minh bạch (Transparency International – TI) tại Việt Nam

Tố cáo là một quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam và cũng đồng thời là một kênh quan trọng giúp các cơ quan chính phủ tiếp cập thông tin, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Việt Nam từ lâu đã thừa nhận quyền của người tố cáo nói chung và người tố cáo tham nhũng nói riêng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, nhiều điều luật mới chỉ là nguyên tắc, chưa cụ thể và còn phân tán trong các văn bản pháp luật khác nhau có hiệu lực pháp lý khác nhau. Tiếp tục đọc “Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo luật hiện hành của Việt Nam”

Lỗ hổng môi trường khi quyết định các dự án kinh tế

Nguyễn Minh Đức (*) – Thứ Hai,  16/5/2016, 09:41 (GMT+7)

Các lợi ích môi trường đang bị xem nhẹ trong quy trình phê duyệt các dự án kinh tế, Ảnh TL SGT

(TBKTSG) – Về lý thuyết, trước khi quyết định một dự án, Nhà nước cần đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, môi trường có thể phát sinh của dự án đó… Tuy nhiên, có một thực tế là các lợi ích môi trường đang bị xem nhẹ trong quy trình phê duyệt các dự án kinh tế, và vấn đề nằm ở cả khâu chính sách và thực thi.

Các tác động môi trường của một dự án đầu tư phụ thuộc vào bốn yếu tố sau: (1) địa điểm, (2) quy mô, (3) công nghệ, và (4) biện pháp bảo vệ môi trường đi kèm dự án. Hãy thử tìm hiểu quy trình cấp phép dự án hiện nay để thấy bốn yếu tố này được xem xét và quyết định như thế nào. Tiếp tục đọc “Lỗ hổng môi trường khi quyết định các dự án kinh tế”

Huỳnh Văn Nén – vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng

03/12/2015 11:12 GMT+7

TTOBị buộc là hung thủ gây hai vụ giết người nhưng cuối cùng ông đã được minh oan – lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một vụ oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén.

Ông Nén và cháu nội đến buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng - Ảnh: Nguyễn Nam
Ông Nén và cháu nội đến buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng – Ảnh: Nguyễn Nam

Trước buổi xin lỗi công khai của cơ quan tố tụng với “người tù thế kỷ” sáng 3-12, từ sáng sớm, ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Thận (tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) đã tập trung đông đảo các luật sư, nhà báo và những người dân quan tâm đến vụ án này.

Chưa từng có trong lịch sử tố tụng!

Luật pháp Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một người bị oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén. Tiếp tục đọc “Huỳnh Văn Nén – vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng”

Tội đưa hối lộ – Biết để mà tránh.

ezlawblog – Tệ nạn hối lộ là một vấn đề nhức nhối và phổ biến của xã hội Việt Nam đương thời. Không chỉ những quan chức nhận hối lộ, mà cả người đưa hối lộ cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trở thành một phạm nhân. Xét cho cùng thì hành vi đưa hối lội của người dân chính là một trong những nguyên nhân chính tạo nên tệ nạn hối lộ tràn lan tại Việt Nam. Hãy đọc bài sau để hiểu thế nào là hối lộ trong Bộ luật hình sự để tránh và kịp thời sửa đổi những hành vi tiêu cực của bản thân, của xã hội.

Đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để người có chức vụ, quyền hạn (công vụ) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tiếp tục đọc “Tội đưa hối lộ – Biết để mà tránh.”

Hình sự hoá hành vi tham nhũng trong khu vực tư

business-meeting-tt-2

nhu cầu thực tế về xử lý tội phạm tham nhũng ở Việt Nam

TT – Xử lý tội phạm tham nhũng không công bằng do áp dụng luật không thống nhất

Theo Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành, những người có chức vụ, quyền hạn như giám đốc, phó giám đốc, kế toán, thủ quỹ, thủ kho… làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh có vốn nhà nước tham gia, công ty cổ phần, hợp tác xã… không phải là chủ thể của các tội tham nhũng. Tiếp tục đọc “Hình sự hoá hành vi tham nhũng trong khu vực tư”

Giáo dưỡng và tội phạm vị thành niên: Không phải có tiền là làm tốt

21/07/2015 10:41 GMT+7

TTCTTrong một gia đình, khó có điều gì đau khổ bằng việc có một đứa con hư. Trong một xã hội, khó có vấn đề nào gây khó xử như với một đứa trẻ phạm tội. Cách hành xử của các xã hội với các em phần nào phản ánh trình độ văn minh của xã hội đó.

Xử lý tội phạm trẻ em luôn là câu hỏi khó khăn với mọi xã hội - Ảnh: bet.com
Xử lý tội phạm trẻ em luôn là câu hỏi khó khăn với mọi xã hội – Ảnh: bet.com

Cách làm của nước giàu

Những “phạm nhân” có nhiệm vụ chăm sóc các chú chó, học cách nướng bánh và thường xuyên nhận những cái ôm ấm áp từ những nhân viên công tác xã hội trong “gia đình lớn” của họ. Đó là cảnh tượng thường ngày ở Trung tâm giáo dưỡng Hassela, Thụy Điển.

Điều ấn tượng nhất về trung tâm, ngoài những cây táo ra hoa ngọt ngào, những ngọn nến trắng lớn được đốt lên ở các bàn ăn sáng và mùi gỗ cũ hắt ra từ mái căn nhà chính, là sự tĩnh lặng. 60 trẻ vị thành niên với tiền án, tiền sự, vấn đề về ma túy hay hành vi chống đối xã hội tập hợp lại với nhau ở đó, tại Gotland (Thụy Điển), trong và xung quanh một căn nhà gỗ tuyệt đẹp. Tiếp tục đọc “Giáo dưỡng và tội phạm vị thành niên: Không phải có tiền là làm tốt”