Xem tư dinh quan chức làm mất rừng sở hữu ‘kiệt tác’ gỗ đồ sộ

tienphong.vn

TPO – Vô số quán cà phê, nhà rường quan chức…được thiết kế với không gian bằng gỗ đẹp, to lớn mọc lên ở TP Pleiku (Gia Lai) và tỉnh Đắk Lắk thời gian gần đây. Có quan chức làm nhà gỗ đồ sộ, nhưng bị kỷ luật mất rừng; thậm chí có vị sử dụng gỗ không nguồn gốc xây tư dinh…

Một biển hiệu rao “Bán gỗ quý 1000 năm” ven Hồ EA KAO, cách không xa trụ sở UBND xã

Căn nhà gỗ này của ông Trần Ngọc Quang, nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp (Đắk Lắk). Theo Quyết định thi hành kỷ luật số 1262-QĐTU của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông Trần Ngọc Quang sử dụng 84,81 m3 gỗ thành phẩm, quy gỗ tròn ra gần 136m3 (không có hồ sơ chứng minh). Đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk chưa công bố kết quả xử lý về nguồn gốc số gỗ của ông Quang

Nhà gỗ của ông Nguyễn Văn Quyến, nguyên Phó giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Cư M’lan, nay là Phó tổng giám đốc Cty Chế biến thực phẩm, lâm nghiệp Đắk Lắk nổi tiếng ở tỉnh Đắk Lắk. Hiện ông Quyến đang sở hữu 2 căn nhà gỗ “khủng” ở địa bàn thị trấn Ea Súp (huyện Ea Súp). Ông Quyến từng bị kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, để mất hơn 10.500 ha rừng và đất rừng trong lâm phần được giao quản lý và bảo vệ

Tiếp tục đọc “Xem tư dinh quan chức làm mất rừng sở hữu ‘kiệt tác’ gỗ đồ sộ”

Gần 72% doanh nghiệp thừa nhận tình trạng cán bộ nhũng nhiễu

vietnam.net

Để có “phong bao” không ít công chức, viên chức đã “mê cung hóa” những quy trình xử lý, làm doanh nghiệp không thể không móc hầu bao.

Nhũng nhiễu tăng vọt

Giám đốc một doanh nghiệp tại Hà Nội cho biết, công ty ông phải tiếp các đoàn thanh tra khá thường xuyên. Mà trong mỗi lần kiểm tra thì y như rằng, họ yêu cầu, xét nét đủ thứ, không có “phong bao” thì không được. Có cán bộ còn chủ động xin số zalo để kết nối dễ, mỗi lần “có việc” là họ lại chủ động liên hệ “xin”.

Đây chính là hành vi nhũng nhiễu, hay nói chính xác là tham nhũng vặt, của những người có chức vụ, quyền hạn, nhằm vụ lợi từ doanh nghiệp. Những hành vi này đã diễn ra từ lâu và diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, thậm chí gần như trở thành thông lệ, thói quen, của không ít cán bộ hiện nay.

Chi phí không chính  thức vẫn tồn tại phổ biến trong nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Tiếp tục đọc “Gần 72% doanh nghiệp thừa nhận tình trạng cán bộ nhũng nhiễu”

Phó Cục trưởng mất 385 triệu đồng: Đang đi thanh tra 30 doanh nghiệp

Dân trí Theo thông tin Dân trí ghi nhận được, ông Nguyễn Xuân Quang – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị mất số tiền lớn khi đang đi thanh tra 30 doanh nghiệp trên địa bàn Long An theo kế hoạch. Thời điểm bị mất tiền, ông chỉ mới thanh tra 9 doanh nghiệp.

Theo kế hoạch thanh tra các cơ sở sản xuất kinh doanh của Tổng cục Môi trường, từ ngày 21/9 – 11/10, đoàn công tác do ông Nguyễn Xuân Quang sẽ tiến hành thanh kiểm tra 30 doanh nghiệp tại Long An. Đến ngày 27/9, đoàn đã kiểm tra được 9 doanh nghiệp tại huyện Đức Hoà.

Cùng với đoàn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều cơ quan chức năng tại Long An cũng tháp tùng đoàn đến từng doanh nghiệp. Đây là kế hoạch kiểm tra công khai do Bộ Tài Nguyên và Môi trường chỉ đạo và sẽ có kết luận thanh tra sau 45 ngày.

Theo thông tin từ các cơ quan ban ngành tỉnh Long An, những doanh nghiệp nằm trong danh sách bị thanh tra đợt này có dấu hiệu vi phạm về vệ sinh môi trường.

Quan chức tham nhũng Việt Nam kiếm tiền từ gỗ buôn lậu ở Campuchia

English:  Corrupt Vietnam officials & Cambodia timber theft

Cơ quan Điều tra Môi trường Ngày 08/5/2017

Một báo cáo gần đây tiết lộ quan chức tham nhũng trong chính phủ và quân đội Việt Nam có dính líu đến việc buôn lậu gỗ bất hợp pháp khối lượng lớn từ Campuchia.

Những người này nhận hối lộ hàng triệu đô la từ những kẻ buôn lậu gỗ để hợp pháp hóa cho hàng trăm nghìn mét khối gỗ tròn chặt trộm từ Vườn quốc gia Campuchia được chuyển vào Việt Nam, môt nền kinh tế chuộng sử dụng gỗ.
Tiếp tục đọc “Quan chức tham nhũng Việt Nam kiếm tiền từ gỗ buôn lậu ở Campuchia”

Căn nguyên của khủng hoảng ngân sách hiện nay

TS. Trịnh Tiến Dũng – Thứ Sáu,  22/4/2016, 09:03 (GMT+7)

Lễ hội là một trong những lĩnh vực “ngốn” nhiều ngân sách hiện nay. Trong khi đó, hiện nay người dân và các tổ chức xã hội hiện chưa được tham gia giám sát việc chi tiêu ngân sách. Ảnh: Minh Khuê

(TBKTSG) – Dù đã có nhiều cải tiến nhưng so với thông lệ quản trị phổ biến trên thế giới, hệ thống pháp luật về tài chính ngân sách Việt Nam vẫn còn những bất cập, yếu kém rất cơ bản, là căn nguyên chủ yếu dẫn đến khủng hoảng ngân sách nhà nước (NSNN) hiện nay.

Tiếp tục đọc “Căn nguyên của khủng hoảng ngân sách hiện nay”

Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo trong sân UBND xã

LĐO ĐỖ VĂN 6:56 PM, 18/04/2016

Sau khi tổ chức nấu cháo, người dân tổ chức ăn cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp

Từ năm 2012 đến 2014, hàng trăm người dân nhiều lần tổ chức bắc bếp nấu cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp nhằm yêu cầu chính quyền xã thực hiện Kết luận giải quyết đơn tố cáo của UBND huyện Phúc Thọ, xử lý cán bộ sai phạm… hành vi này của người dân bị các cơ quan tố tụng huyện Phúc Thọ đem ra truy tố, xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng’…

Tiếp tục đọc “Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo trong sân UBND xã”

Từ vụ hồ sơ Panama: Mỗi năm, 200 ngàn tỷ đồng từ Việt Nam bốc hơi đi đâu?

Thứ Tư, 13/04/2016 07:30:00 GMT+7
VnTN – Một bản báo cáo thống kê từ tổ chức quốc tế Global Financial Integrity cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, có tới 92,93 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài.

Các nước đang phát triển thường là nạn nhân của tình trạng chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. (Ảnh: Liên Hợp Quốc)
Các nước đang phát triển thường là nạn nhân của tình trạng chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. (Ảnh: Liên Hợp Quốc)

Báo cáo tháng 12/2015 của Global Financial Integrity (GFI) có tên Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013 của 2 tác giả Dev Kar và Joseph Spanjers cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã thất thoát tổng cộng 7.800 tỷ USD từ các luồng tài chính phi pháp (chuyển tiền phi pháp từ trong nước ra nước ngoài) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013. Tiếp tục đọc “Từ vụ hồ sơ Panama: Mỗi năm, 200 ngàn tỷ đồng từ Việt Nam bốc hơi đi đâu?”

CORRUPTION IN THE HEALTH SECTOR IN VIETNAM

Transparency International

SUMMARY

In Vietnam, corruption in the health sector is considered a serious problem by both the government and citizens at large. The country’s health system is particularly susceptible to corruption due to uncertainty, asymmetry of information between health officials and patients, and conflicts of interest between health officials and private companies.

Corruption manifests itself in many forms: it can involve political influence in defining health and drug policy; bribery to influence procurement processes for construction of health facilities or purchase of equipment/supplies and pharmaceuticals; fraudulent billing for services provided; and over-provision of services; selling and buying positions; absenteeism; and informal payments, among others. It has serious consequences in terms of access, quality, equity and effectiveness of health care services.

The government has designed a series of reforms directly aimed at improving the country’s health governance framework. While assessments of the impact of these reforms are still lacking, the government, experts and civil society organisations have acknowledged that more needs to be done in order to reduce corruption and improve health delivery in the country, including improvements in internal and external controls, simplification of administrative rules, establishment of conflicts of interest law, and engagement of citizens.

Author(s): Maira Martini, Transparency International, tihelpdesk@transparency.org
Reviewed by: Marie Chêne, Transparency International; Dr. Finn Heinrich, Transparency International
Publication date: 4 February 2013
Number: 1325

Download full Corruption_in_the_Health_Sector_in_Vietnam

Tiếp tục đọc “CORRUPTION IN THE HEALTH SECTOR IN VIETNAM”

Nearly 1 in 3 companies in Vietnam bribe tax officials: survey

HANOI – Tuesday, August 11, 2015 16:29

Taxpayers wait at a tax office in Vietnam. Photo credit: VietNamNet Taxpayers wait at a tax office in Vietnam. Photo credit: VietNamNet

thanhniennews – Nearly a third of companies in Vietnam say they have to pay “unofficial fees” to tax officials, even as recent tax procedure reforms have improved the country’s business environment, a new report found.

The Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI), which represents thousands of businesses in the country, on Tuesday released the report based on its survey of more than 2,500 companies last year.

The General Tax Department said it has saved businesses more than 420 hours at tax offices by abolishing hundreds of procedures. And yet half of the businesses questioned said they still faced trouble in certain procedures, especially tax registration and tax declaration.

“Tax officials usually demanded different unnecessary papers and dragged cases out for a long time,” VCCI said in the report.

It said that 32 percent of companies in Vietnam had to pay “unofficial fees” and 40 percent believed that a business would be treated badly without that under-the-table money.

The survey was the first conducted by VCCI on tax procedures. It has given an idea of how prevalent corruption in the country can be.

Hãy giảm thuế cho chúng tôi: Các công ty lớn đã được miễn thuế như thế nào? (Bản dịch không chính thức)

[Trích]

Ảnh trang bìa:

“Điều này thật đáng hổ thẹn, xã hội đang có nhu cầu rất lớn về giáo viên, nhưng chính phủ lại không có tiền trả lương cho chúng tôi. Cuối cùng thì chỉ có Chúa mới trả lại cho chúng tôi những gì mà chính phủ từ chối cung cấp”

Jane Irungu là giáo viên tình nguyện tại trường học được chính phủ tài trợ tại Nairobi, Kenya. Jane là một trong số bốn giáo viên tình nguyện nhận được 5.000 shilling (58 đô la Mỹ) mỗi tháng. Giống như hầu hết các trường công lập ở Kenya, trường cô dạy thiếu các tiện nghi cơ bản nhất. Ở đó có 650 học sinh nhưng chỉ có 11 giáo viên.

Ảnh: Piers Benatar/Panos Picture/ActionAid Tiếp tục đọc “Hãy giảm thuế cho chúng tôi: Các công ty lớn đã được miễn thuế như thế nào? (Bản dịch không chính thức)”

RESIST: Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi hối lộ trong kinh doanh

Resist-Cover-VN-small-size

TT – Công cụ đào tạo nhân viên RESIST – Resisting Extortion and Solicitation in International Transactions – Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi hối lộ trong kinh doanh giúp hướng dẫn các cán bộ và nhân viên của các doanh nghiệp cách phòng, chống các đòi hỏi hối lộ và tống tiền trong giao dịch kinh doanh.

RESIST là sản phẩm hợp tác của bốn tổ chức quốc tế lớn, bao gồm:

  • Phòng thương mại quốc tế (ICC)
  • Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI)
  • Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp quốc (UNGC)
  • Sáng kiến Đối tác Phòng, chống tham nhũng (PACI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Ngoài ra còn có sự tham gia đóng góp của rất nhiều các công ty và tổ chức quốc tế khác. Tiếp tục đọc “RESIST: Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi hối lộ trong kinh doanh”

Loạt bài “thiếu tá rơi súng”

19:51 ngày 01 tháng 12 năm 2014

Hoàng Thiên Nga

Điều tra hiện tượng trù dập người tố cáo ‘thiếu tá rơi súng’

TPO Tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ chiều nay, 1/12, Công an tỉnh Đắk Lắk, hứa sẽ kiểm tra, xem xét hiện tượng trù dập người tố cáo liên quan vụ “thiếu tá rơi súng” vừa qua.

Đại tá Phạm Minh Thắng hứa sẽ xem xét chấn chỉnh sự việc.
Đại tá Phạm Minh Thắng hứa sẽ xem xét chấn chỉnh sự việc.

Chiều 1/12, cuộc họp giao ban báo chí định kỳ tại UBND tỉnh Đắk Lắk có nội dung người phát ngôn của Công an tỉnh cung cấp thông tin tiến trình xử lý vụ “Thiếu tá rơi súng” xảy ra ở huyện Cư Kuin. Tiếp tục đọc “Loạt bài “thiếu tá rơi súng””

Tham nhũng là gì?

Hai thành viên của CLB Đen và Trắng tham dự thi vật tay với khẩu hiệu "Vật tay thổi bay tham nhũng" tại một hoạt động của giới trẻ tại Hà Nội vào tháng 11/2012 nhằm thúc đẩy môi trường giáo dục công bằng.
Hai thành viên của CLB Đen và Trắng tham dự thi vật tay với khẩu hiệu “Vật tay thổi bay tham nhũng” tại một hoạt động của giới trẻ tại Hà Nội vào tháng 11/2012 nhằm thúc đẩy môi trường giáo dục công bằng.

youthawareact

Tham nhũng là gì?

Sau đây là định nghĩa theo Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam và :

  • Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam)
  • Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.(Tổ chức Minh bạch Quốc tế).

 

Phân loại tham nhũng

Có thể chia tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt:. Tiếp tục đọc “Tham nhũng là gì?”

Tội đưa hối lộ – Biết để mà tránh.

ezlawblog – Tệ nạn hối lộ là một vấn đề nhức nhối và phổ biến của xã hội Việt Nam đương thời. Không chỉ những quan chức nhận hối lộ, mà cả người đưa hối lộ cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trở thành một phạm nhân. Xét cho cùng thì hành vi đưa hối lội của người dân chính là một trong những nguyên nhân chính tạo nên tệ nạn hối lộ tràn lan tại Việt Nam. Hãy đọc bài sau để hiểu thế nào là hối lộ trong Bộ luật hình sự để tránh và kịp thời sửa đổi những hành vi tiêu cực của bản thân, của xã hội.

Đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để người có chức vụ, quyền hạn (công vụ) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tiếp tục đọc “Tội đưa hối lộ – Biết để mà tránh.”