Công lý vượt qua pháp luật

14/01/2022 09:30

(Pháp lý) – Là một Thẩm phán, làm đến Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nhưng suốt cả cuộc đời gắn bó với hoạt động xét xử  ông chưa từng tuyên một bản án tử hình nào, trường hợp nào ông cũng tìm thấy lý do để họ được sống…

image001-1642127300.jpg
PGS.TS Trần Văn Độ

Những bản án sinh tử

Mỗi lần gặp Trung tướng Trần Văn Độ, tôi thường hỏi chuyện ông về pháp luật, về các vụ án mà ông đã xét xử hoặc chỉ đạo, ông kể nhiều chuyện, có chuyện rất hay nhưng không tiện công bố. Một trong những ấn tượng khó quên là nhiều vụ án bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình hay bị truy tố về tội danh có hình phạt đến tử hình nhưng qua xét xử, ông đều tìm thấy lý do để không tước đoạt mạng sống của họ.

Tiếp tục đọc “Công lý vượt qua pháp luật”

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày – 3 bài

Ông Dương Văn Hòa phản ứng với phán quyết của HĐXX trong phiên xét xử yêu cầu bồi thường cho ông gần 18 tỉ đồng sau 3.600 ngày bị kết án oan (Ảnh: V.T).

Bị đơn vụ án này là Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị (PTH chú thích).

***

Lật lại bản án oan từ đại dịch

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày

18/11/2018 06:48

Ông Dương Văn Hòa, doanh nhân chịu án oan về đại dịch LMLM trong 10 năm

Giữa năm 2007, người dân cả nước đau đáu hướng về vùng đất nghèo Quảng Trị, dõi theo diễn tiến của đại dịch lở mồm long móng trên gia súc chưa từng có. Dịch đến như một cơn bão, tốc độ, mức độ lây lan khủng khiếp. Nhiều người sau đó bị quy tội gây ra dịch bệnh làm nên một vụ án oan cũng chưa từng có ở vùng “đất lửa”.

Tiếp tục đọc “Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày – 3 bài”

Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy nạn nhân hiếp dâm bị phân biệt đối xử – Công bố Nghiên cứu “Xét xử tội hiếp Dâm” tại Việt Nam

UN – Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2018 — Một nghiên cứu mới được công bố của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng phần lớn các nạn nhân bị hãm hiếp ở Thái Lan và Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc tiếp cận công lý, một phần là do thái độ và hành vi phân biệt đối xử. Những khó khăn và thách thức này khiến các nạn nhân cảm thấy nản lòng, không được tiếp cận pháp lý và không được hỗ trợ ở mọi giai đoạn của quá trình xét xử, từ khâu trình báo ban đầu cho đến phiên tòa xét xử. Tiếp tục đọc “Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy nạn nhân hiếp dâm bị phân biệt đối xử – Công bố Nghiên cứu “Xét xử tội hiếp Dâm” tại Việt Nam”

Làn sóng tội phạm tiền ảo đang diễn ra

English: The Crypto Crime Wave Is Here

Từ những vụ cướp có vũ trang, các giao dịch ma túy cho đến lừa đảo của giới văn phòng, tội phạm liên quan đến tiền ảo đang tăng vọt — và việc thực thi pháp luật đang phải thay đổi để theo kịp

Một buổi chiều thứ bảy tháng 11, Louis Meza có kế hoạch gặp một người bạn và là người đam mê tiền ảo ở Ruby tại Quảng trường Thời đại ở New York. “Chúng ta sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời,” Meza nói trong tin nhắn. “Và nhân tiện, tôi sẽ đưa anh về bằng taxi Uber vào cuối đêm.”

Là cựu nhân viên bán hàng tại Grubhub- dịch vụ cung cấp thực phẩm, Meza được mô tả bởi bạn bè là cởi mở và lịch sự – chơi bài xì, 35 tuổi với một chuỗi kinh doanh và hứng thú với rủi ro. Hai người đàn ông đã biết nhau khoảng 15 năm. Họ gặp nhau vào lúc 7.40 tối, bạn của Meza nói rằng anh ấy đang đi đến tàu điện ngầm. Meza khăng khăng đòi một chiếc Uber và hộ tống người bạn của mình — được liệt kê trong các tài liệu của tòa án là “nạn nhân” – lên một chiếc xe tải nhỏ màu xám đang đợi bên ngoài. Theo văn phòng luật sư quận Manhattan, một tay súng núp ở ghế sau xe xuất hiện và yêu cầu nạn nhân đưa ví, chìa khóa, điện thoại di động và ổ USB -chứa ether, một loại tiền ảo. Nạn nhân đã bàn giao mọi thứ trừ ổ đĩa, thứ không có trên người; tay súng kéo gọng súng lên đầu nạn nhân. “Mật khẩu có 24 từ của mày ở đâu?” Hắn liên tục lặp lại. Sau hai giờ, nạn nhân đã trốn thoát. Anh này được tìm thấy ở Harlem, nơi mà theo các công tố viên, anh đã gọi 911 từ một cửa hàng bán đồ ăn. Nạn nhân đã thực hiện một “đầu tư rất nhỏ” vào tiền ảo đầu năm 2010, kể từ đó đã lên tới 1,8 triệu đô la. Anh này giữ ether trong ổ USB ở  căn hộ của mình, cùng với một mảnh giấy có chứa cụm mật khẩu cần thiết để truy cập. Khi anh về nhà, cả ổ đĩa và cụm từ chứa mật khẩu đều biến mất. Tiếp tục đọc “Làn sóng tội phạm tiền ảo đang diễn ra”

Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?

08/04/2016 06:21 GMT+7

(BM) – Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ, nhưng trên thực tế các vụ án về tội phạm rửa tiền thời gian qua ít bị phát hiện và xử lý. Một trong những nguyên nhân là do những vướng mắc khi thực thi các quy định của pháp luật.

Tiếp tục đọc “Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?”

Senators Call For Global Super Court To Be Renegotiated

BuzzFeed News’ investigation of investor-state dispute settlement provokes a call for change on Capitol Hill.

Senators Sherrod Brown, Bernie Sanders, and Elizabeth Warren, who seek to limit the scope of ISDS. BuzzFeed News; Getty

Citing a BuzzFeed News investigation, a dozen senators urged President Obama to remove a controversial element of the Trans-Pacific Partnership (TPP), the massive trade deal the administration is pushing Congress to ratify in the coming months. Tiếp tục đọc “Senators Call For Global Super Court To Be Renegotiated”

Ai giám sát hoạt động giám định pháp y ?

Căn cứ những kết luận pháp y đầy mâu thuẫn, các cơ quan tố tụng không ít lần lỡ điều tra, khởi tố, xét xử, thi hành án oan sai. Tại Đắk Lắk, cả 2 vụ đưa nam sinh Đỗ Quang Thiện và nông dân Trần Ngọc Trung vào tù đều bắt nguồn từ bản kết luận pháp y bất thường, mấy năm rồi vẫn chưa tới hồi kết. 

Nam sinh Đỗ Quang Thiện đã bị kết án 9 tháng tù giam từ bản giám định pháp y sai sự thật
Nam sinh Đỗ Quang Thiện đã bị kết án 9 tháng tù giam từ bản giám định pháp y sai sự thật

Tiếp tục đọc “Ai giám sát hoạt động giám định pháp y ?”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014

Án tù từ bản giám định pháp y vô lý !

>> Tiếng kêu oan của người đàn ông bị tố ‘giết vợ’
>> Tiếp vụ ‘Tiếng kêu oan của người đàn ông bị tố giết vợ’

Tiếp vụ “Tiếng kêu oan của người đàn ông bị tố giết vợ”

      Phiên tòa hình sự sơ thẩm xử lần thứ hai vụ bị cáo Trần Ngọc Trung bị bà Như Thị Giang tố cáo về hành vi “dí điện” nhằm cố sát vợ cũ vừa kết thúc, tiếng mắng nhiếc giữa “phe ông Tiến” gồm các nhân chứng khẳng định ông Trung bị kết án oan, với “phe bà Giang” đã vang lên ầm ĩ, huyên náo trước sân tòa. Nhiều người dân thôn 2 xã Ea Kpam tuyên bố họ sẵn sàng hầu tòa tới cùng để làm chứng việc bà Giang đã vu oan giá họa nhằm đẩy chồng cũ vô tù.  

Bà Giang tố ông Trung dí diện trước tòa
Bà Giang tố ông Trung dí diện trước tòa

Tiếp tục đọc “Án tù từ bản giám định pháp y vô lý !”

5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt

VEĐược xác định không có động cơ vụ lợi khi ra chủ trương thay ống cốt sợi thủy tinh khiến đường ống nước Sông Đà liên tục bị vỡ, cơ quan tố tụng miễn xử lý hình sự với chủ tịch HĐQT Vinaconex và 4 thành viên.

5-lanh-dao-vinaconex-duoc-mien-xu-ly-hinh-su-vi-nhan-than-tot

Sau hơn 6 năm đưa vào hoạt động, đường ống nước sạch sông Đà đã gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô

Tiếp tục đọc “5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt”

Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo luật hiện hành của Việt Nam

ENGLISH: Corruption whistleblowers protection mechanism under current laws

Hướng đến minh bạch (HD)[1]

Đầu mối quốc gia của Tổ chức Quốc tế Minh bạch (Transparency International – TI) tại Việt Nam

Tố cáo là một quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam và cũng đồng thời là một kênh quan trọng giúp các cơ quan chính phủ tiếp cập thông tin, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Việt Nam từ lâu đã thừa nhận quyền của người tố cáo nói chung và người tố cáo tham nhũng nói riêng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, nhiều điều luật mới chỉ là nguyên tắc, chưa cụ thể và còn phân tán trong các văn bản pháp luật khác nhau có hiệu lực pháp lý khác nhau. Tiếp tục đọc “Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo luật hiện hành của Việt Nam”

Bỏ án tử hình với 7 tội danh

LĐO Dương Hà 10:24 AM, 27/11/2015

Bộ luật Hình sự (sửa đổi) vừa được thông qua sẽ bỏ án tử hình với 7 tội danh.

Sáng nay (27.11), đa số đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) với nhiều thay đổi quan trọng, trong đó, thống nhất quy định bỏ khung hình phạt tử hình với 7 tội danh bao gồm: Cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Tiếp tục đọc “Bỏ án tử hình với 7 tội danh”

Chính thức lùi thời hạn thi hành bộ luật Hình sự 2015

Quốc hội đã thống nhất lùi thời hạn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật khác do phát hiện có nhiều sai sót.

>> Tổng hợp các sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015

Quốc hội đã thống nhất lùi thời hạn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật khác

Quốc hội đã thống nhất lùi thời hạn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật khác – Thái Sơn

Sáng nay 30.6, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo thông báo lệnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang công bố Nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra Hình sự,  Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đồng thời bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 của Quốc hội.

Cuộc họp báo có sự tham gia của đại diện TAND tối cao, Viện KSND tối cao Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Tiếp tục đọc “Chính thức lùi thời hạn thi hành bộ luật Hình sự 2015”

Lỗ hổng môi trường khi quyết định các dự án kinh tế

Nguyễn Minh Đức (*) – Thứ Hai,  16/5/2016, 09:41 (GMT+7)

Các lợi ích môi trường đang bị xem nhẹ trong quy trình phê duyệt các dự án kinh tế, Ảnh TL SGT

(TBKTSG) – Về lý thuyết, trước khi quyết định một dự án, Nhà nước cần đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, môi trường có thể phát sinh của dự án đó… Tuy nhiên, có một thực tế là các lợi ích môi trường đang bị xem nhẹ trong quy trình phê duyệt các dự án kinh tế, và vấn đề nằm ở cả khâu chính sách và thực thi.

Các tác động môi trường của một dự án đầu tư phụ thuộc vào bốn yếu tố sau: (1) địa điểm, (2) quy mô, (3) công nghệ, và (4) biện pháp bảo vệ môi trường đi kèm dự án. Hãy thử tìm hiểu quy trình cấp phép dự án hiện nay để thấy bốn yếu tố này được xem xét và quyết định như thế nào. Tiếp tục đọc “Lỗ hổng môi trường khi quyết định các dự án kinh tế”

Huỳnh Văn Nén – vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng

03/12/2015 11:12 GMT+7

TTOBị buộc là hung thủ gây hai vụ giết người nhưng cuối cùng ông đã được minh oan – lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một vụ oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén.

Ông Nén và cháu nội đến buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng - Ảnh: Nguyễn Nam
Ông Nén và cháu nội đến buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng – Ảnh: Nguyễn Nam

Trước buổi xin lỗi công khai của cơ quan tố tụng với “người tù thế kỷ” sáng 3-12, từ sáng sớm, ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Thận (tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) đã tập trung đông đảo các luật sư, nhà báo và những người dân quan tâm đến vụ án này.

Chưa từng có trong lịch sử tố tụng!

Luật pháp Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một người bị oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén. Tiếp tục đọc “Huỳnh Văn Nén – vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng”