English: The scientist who spots fake videos
Hany Farid thảo luận cách để phát hiện các bức ảnh giả mạo và thủ đoạn ngày càng tinh vi tạo ra bởi những kẻ làm giả.
Eli Burakian/Dartmouth College
Hany Farid.
Hany Farid, tiến sĩ máy tính tại trường Đại học Dartmouth ở Hanover, New Hampshire, chuyên phát hiện những bức ảnh và video giả. Farid, cung cấp dịch vụ cho những khách hàng đa dạng như các trường đại học, các tổ chức truyền thông và cả tòa án, nói rằng việc các bức ảnh giả mạo đã trở nên quá thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn. Farid có cuộc trao đổi với Nature về cuộc chạy đua để đi trước những kẻ làm giả
Một kỹ thuật đơn giản nhưng cực kỳ hữu dụng là tìm kiếm hình ảnh ngược. Bạn tải hình ảnh lên một trang web như Google tìm kiếm hình ảnh hoặc TinEye, và chúng chỉ ra cho bạn tất cả những phiên bản của bức ảnh. Một dự án của trường Đại học Columbia, Thành phố New York, đang đưa điều này lên một tầm mới và bắt đầu tìm kiếm những phần của các bức ảnh đã được tái sử dụng từ những bức ảnh khác.
“Tôi đã từng thấy công nghệ này đủ tốt nhưng giờ tôi rất lo lắng”
Thông thường, chúng ta nghĩ về việc các hoa văn, hình học, màu sắc hoặc cấu trúc sẽ bị phá vỡ khi ai đó làm giả một bức ảnh. Ví dụ như khi mọi người thêm một vật vào một cảnh, chúng ta biết rằng nơi họ đặt cái bóng thường sai. Một video lan truyền có tên là Golden Eagle Snatches Kid (Đại bàng vàng cắp trẻ con) từ năm 2012 là một trong những ví dụ ưa thích của tôi. Chỉ với 15 phút phân tích để chỉ ra rằng cái bóng không đồng nhất: con đại bàng và đứa trẻ là do máy tính tạo nên.
Tiếp tục đọc “Phát hiện những video giả mạo”