Không bỏ lại ai phía sau: Quyền để phát triển

English: Leave No One Behind: The Right to Development

Tại Rome, ngày 5/12/2016 – Khi ngày nhân quyền đang đến gần mùng vào 10/12, đây là dịp để dừng và nhìn lại gốc rễ của sự phát triển của thế giới như là nền tảng của bước tiếp theo. Vào ngày này 30 năm trước, cộng đồng quốc tế đã thực hiện cam kết loại bỏ tất cả những rào cản đối với bình đẳng và sự phát triển bao gồm tất cả mọi người.

Ngày 4/12/1986 đánh dấu ngày Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua bản tuyên ngôn về quyền phát triển, một văn bản mang tính bước ngoặt mô tả sự phát triển như quyền bất khả xâm phạm của con người.

Ủy viên hội đồng cấp cao của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền khuyến khích tất cả  thành viên “hướng đến lễ kỷ niệm lần thứ 30 của bản tuyên ngôn cùng với ý thức gấp gáp”.

“Lễ kỷ niệm 30 năm của bản tuyên ngôn về quyền phát triển phải nhắc nhở chúng ta rằng, những người yếu thế trong xã hội gồm người nhập cư, người địa phương, dân tộc thiểu số cũng như người khuyết tật đều có quyền phát triển và mục đích thật sự của bất cứ nỗ lực của nền kinh tế nào là để cải thiện phúc lợi cho người dân”.

Tuyên ngôn đột phá năm 1986 đã kêu gọi sự thành lập xã hội toàn cầu, tại đó, việc loại trừ các  hình thức phân biệt đối xử được thực hiện để đảm bảo sự bền vững. Các quốc gia đang phát triển tại Nam Bán Cầu được nhận thức tụt hậu phía sau sẽ được hồi phục thông qua hợp tác quốc tế và được ủng hộ qua văn bản.

Tuyên ngôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia tích cực và có ý nghĩa trong quá trình phát triển, kể cả điều theo truyền thống bị im lặng và bị kỳ thị trong xã hội. Những người nghèo yếu thế trong xã hội được khuyến khích nói lên quyền của mình. Việc nhấn mạnh vào sự toàn diện nhằm đề cao tầm quan trọng của không phân biệt đối xử và cơ hội công bằng trong quá trình phát triển.

Với sự đồng thuận của các thành viên tham gia, chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 bao gồm quyền phát triển. Mục đích chính của tuyên  ngôn năm 1986 được phản ánh cả ở mục tiêu phát triển bền vững 16 cho sự thúc đẩy một xã hội hòa bình,toàn diện, và tại mục tiêu phát triển bền vững 17 kêu gọi tăng cường quan hệ hợp tác toàn cầu. Một cách rõ ràng, khi chúng ta tiến tới lễ kỷ niệm thứ 30 của bản tuyên ngôn năm 1986, những thành tựa đáng kể được phản ánh, đáng chú ý nhất là giảm hơn một nửa số dân sống trong đói nghèo cùng cực và trong điều kiện thiếu dinh dưỡng tại các vùng đang phát triển. Bên cạnh đó, việc áp dụng tuyên ngôn cũng cho kết quả cải thiện về tiếp cận nguồn nước uống sạch và một sự gia tăng rất cần thiết trong việc hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên, dù có những xúc tiến ý nghĩa nhưng nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tiếp tục. Theo Ủy viên hội đồng cấp cao của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, sự giàu có trên thế giới vẫn không được phân bố đều. Hơn 700 triệu người vẫn đang sống dưới 2 đô mỗi ngày.

Theo Ngân hàng thế giới, sự hạn chế trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, nền giáo dục cao và việc làm bị chi phối bởi phân đoạn thị trường dễ tổn thương của xã hội dẫn đến nguy cơ hơn 100 triệu người rơi vào đói nghèo vào năm 2030. Sự gia tăng về bất bình đẳng và bất công trên thế giới đang phát triển chỉ ra những thiếu sót của bản tuyên ngôn năm 1986. Các cuộc tranh cãi đang diễn ra xung quanh sự thiếu hiệu quả của bản tuyên ngôn, nhiều ý kiến cho rằng do sự thiếu rõ ràng, sự chỉ dẫn không chặt chẽ và do đó đến nay, bản tuyên ngôn không thể được công nhận như một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý.

Các cách diễn giải khác nhau của bản  tuyên ngôn cũng dẫn đến sự thiếu đi các giải pháp rõ ràng cho các vấn đề phát triển quan trọng. Trong khi chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng bất cứ hành động nào để có phát triển, phải dựa trên nhân quyền, thì tuyên bố Vienna, chương trình hành động và chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc năm 2030 chỉ ra rằng quyền phát triển không chỉ kêu gọi hành động ở cấp quốc gia mà còn hành động ở cấp quốc tế. Mọi cá nhân và quốc gia đều có trách nhiệm như nhau trong việc góp phần tạo nên và duy trì một xã hội toàn cầu hòa bình và toàn diện. Mặc dù, tuyên ngôn năm 1986 được tổ chức và đón nhận lần đầu bởi cộng đồng quốc tế, nhưng những năm gần đây, bản tuyên ngôn nhận được ít sự hỗ trợ từ các quốc gia đang phát triển. Sự gia tăng về bất bình đẳng, cơ hội kinh tế hạn chế và thiếu tiếp cận với dịch vụ cơ bản đã dẫn đến việc mất niềm tin về hiệu quả thực sự của bản tuyên ngôn.

Gần đây, một bước tiến đầy hứa hẹn đã được thực hiện cho chương trình phát triển, đặc biệt để giải quyết sự thiếu hiệu quả trong quá khứ của quyền phát triển, khi nghị quyết hội đồng nhân quyền 33/L.29 được thông qua tại kỳ họp lần thứ 33 của Hội Đồng vào tháng 9.

Nghị quyết nhấn mạnh vào sự cần thiết cần ưu tiên hoạt động quyền phát  triển và kêu gọi việc soạn thảo một văn kiện quốc tế ràng buộc pháp lý về quyền phát triển, bên cạnh đó, hình thành một nhóm đặc phái viên dành cho vấn đề này. Nghị quyết của hội đồng- mặc dù được đón tiếp bởi các quốc phía Nam bán cầu, nhưng gặp rất nhiều sự lưỡng lự của các quốc gia phát triển, các đại biểu cho rằng nghị quyết lặp lại điều không cần thiết của các cơ chế khác đã được đưa ra.

Vào 5 tháng 12, trung tâm Geneva về sự tiến bộ quyền con người, Đối thoại toàn cầu và phái đoàn thường trực của chính phủ đã tổ chức một cuộc hội thảo các vấn đề tranh luận phát sinh về quyền phát triển năm 2016.  Mục tiêu cốt lõi là để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận từ người có tiếng nói đến người không có tiếng nói và quan trọng nhất là sự cần thiết của đoàn kết toàn cầu như một phương tiện để xóa bỏ sự đói kém. Phương châm thực hiện tại trung tâm Geneva và chính phủ Azerbaijan lấy xã hội dân sự làm trung tâm của quá trình phát triển, được định nghĩa như 30 năm trước, trong bản tuyên ngôn 1986. Sức mạnh của cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau không giới hạn, đặc biệt để xây cầu nối giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển và cuối cùng, loại bỏ sự phân chia Bắc – Nam dai dẳng.

Trong bài phát biểu khai mạc, H. E. Tiến sĩ Hanif Al Qassim công nhận những tiến bộ về phát triển đạt được trong 30 năm qua, nhưng tiếc rằng tình trạng bạo lực vẫn đang diễn ra, xung đột và di dời là điều mâu thuẫn với tầm nhìn thể hiện trong  Tuyên bố năm 1986. H. E. Dr. Hanif Al Qassim nhắc lại rằng bạo lực đã chà đạp lên cả nhân quyền và phát triển,  khuyến khích mọi người dùng cơ hội của cuộc tranh luận để khôi phục cam kết của mình trong ý thức này. Đại sứ IdrissJazairy, Giám đốc điều hành và là người điều hành của cuộc hội thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết toàn cầu trong giai đoạn bạo lực đang diễn ra, tham nhũng, khủng hoảng kinh tế và đáng chú ý nhất, sự di dời hàng loạt trên toàn thế giới. Trong bài phát biểu khai mạc, đại sức Jazairy đã thảo luận về sự phục hồi của một cộng đồng quốc tế hòa bình và kêu gọi đặt tuyên ngôn 1986 trong tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. “Phát triển là nhân quyền và là quyền của mọi người. Các cá nhân đều có quyền có các phương tiện để phát triển toàn diện và mọi người có quyền phá vỡ xiềng xích của sự lệ thuộc vào một trật tự toàn cầu không công bằng. Đại sứ Jazairy nói.

Thiều Thị Thuỳ Linh dịch

Advertisement

1 bình luận về “Không bỏ lại ai phía sau: Quyền để phát triển

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s