Clean Energy Can Help Southeast Asia Recover After COVID-19

WRI.org

Prior to the devastating impacts of COVID-19, Southeast Asia was becoming an economic powerhouse. Manufacturing, industry and services expanded across the region in recent decades. Energy demand also grew an average of 6% per year, one of the fastest growth rates in the world. But despite the global decline in renewable energy prices, Southeast Asian countries have largely embraced fossil fuels to meet their growing energy needs.
Tiếp tục đọc “Clean Energy Can Help Southeast Asia Recover After COVID-19”

Báo cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam

Ngày 23/09/2015-10:24:00 AM
Báo cáo quốc gia kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam

.
Download Báo Cáo MDG 2015

Không bỏ lại ai phía sau: Quyền để phát triển

English: Leave No One Behind: The Right to Development

Tại Rome, ngày 5/12/2016 – Khi ngày nhân quyền đang đến gần mùng vào 10/12, đây là dịp để dừng và nhìn lại gốc rễ của sự phát triển của thế giới như là nền tảng của bước tiếp theo. Vào ngày này 30 năm trước, cộng đồng quốc tế đã thực hiện cam kết loại bỏ tất cả những rào cản đối với bình đẳng và sự phát triển bao gồm tất cả mọi người.

Ngày 4/12/1986 đánh dấu ngày Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua bản tuyên ngôn về quyền phát triển, một văn bản mang tính bước ngoặt mô tả sự phát triển như quyền bất khả xâm phạm của con người.
Tiếp tục đọc “Không bỏ lại ai phía sau: Quyền để phát triển”

Nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam ở mức cao

NGHIÊN CỨU QUỐC GIA VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM

GSO – Hà Nội, 25/11/2010 – Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày hôm nay, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 phần trăm) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9 phần trăm. Tiếp tục đọc “Nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam ở mức cao”

{Thư ngỏ] Đầu tư cho Tương lai của Các Trẻ em Gái Dân tộc Thiểu số – Financing for the Future of our Ethnic Minority Schoolgirls

AA – Friday, May 6, 2016 – 10:12

Đầu tư cho Tương lai của Các Trẻ em Gái Dân tộc Thiểu số

Tuần vừa qua đánh dấu một sự kiện quan trọng – Tuần lễ Hành động vì một nền giáo dục toàn cầu năm 2016 với khẩu hiệu “Đầu tư cho nền giáo dục tương lai: Hành động ngay từ bây giờ”. Nhiều tổ chức giáo dục hàng đầu trên toàn thế giới đã cùng chung tay hưởng ứng sự kiện quan trọng này – bao gồm Liên Hợp Quốc, các nhà tài trợ, các tổ chức Phi chính phủ quốc tế, các liên minh giáo dục, truyền thông, công chúng v.v. để cùng kêu gọi ủng hộ quyền được đến trường của mỗi trẻ em. Sự kiện này rất phù hợp với Mục tiêu 4 trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030 đã được Liên Hợp Quốc chính thức thông qua – đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Tiếp tục đọc “{Thư ngỏ] Đầu tư cho Tương lai của Các Trẻ em Gái Dân tộc Thiểu số – Financing for the Future of our Ethnic Minority Schoolgirls”

Lồng ghép dân số vào xây dựng kế hoạch kinh tế-xã hội

Dân số và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ.  Lồng ghép các chỉ tiêu dân số vào công tác lập kế hoạch phát triển sẽ giúp khai thác những lợi thế của dân số cho sự phát triển bền vững,và đảm bảo  các chương trình phát triển thích ứng với những biến đổi dân số, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân số trong hiện tại và cho cả thế hệ tương lai, thúc đẩy công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế bền vững trong bối cảnh phát triển bền vững. Tiếp tục đọc “Lồng ghép dân số vào xây dựng kế hoạch kinh tế-xã hội”

Cảm nhận thực tế về vệ sinh môi trường tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 26 tháng 6 năm 2014

Ở Việt Nam có khoảng 3,7 triệu người không có nhà vệ sinh và phải phóng uế bừa bãi tại nơi đang sinh sống; một con số đáng kinh ngạc cứ 4 người thì có 1 người phải đi vệ sinh trong bụi cây, trên sông hoặc trên cánh đồng. “Điều này thực sự là không thể chấp nhận được, hàng triệu người đang sống trong cảnh thiếu đi một nhu cầu thiết yếu nhất.” Aytek chia sẻ.

Tiếp tục đọc “Cảm nhận thực tế về vệ sinh môi trường tại Việt Nam”

Mỗi gia đình, một nhà vệ sinh: Thay đổi thói quen cũ để bảo vệ cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam

Thứ Năm, ngày 27 tháng 6 năm 2013

VNUNICEF – Xã quai Nưa, huyện Tuần Giáo– Cách đây không lâu, Lò Thị Trang, cũng làm y như những đứa trẻ khác trong bản của mình mỗi khi muốn đi vệ sinh.

Em đã từng đi xuống sông”, cô bé 12 tuổi cười khúc khích. “Chúng em đã không có nhà vệ sinh và thậm chí còn không biết nó là gì. Nhưng thực sự, em không ngại phải làm như thế. Tất cả mọi người trong bản đều xuống đồi để đi vệ sinh ở bờ sông: nên không ai lấy làm xấu hổ! Vào mùa mưa, điều đáng lo là đường đồi trở nên trơn hơn và chúng em phải cẩn thận từng bước chân để không bị ngã”.

 
Trang tự hào giới thiệu nhà vệ sinh hợp vệ sinh mới mà cha mẹ cô bé xây dựng, bên cạnh ngôi nhà của mình cách đây bảy tháng, Tại xã Quai Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
© UNICEF Việt Nam/2013/Matthew Dakin

Tiếp tục đọc “Mỗi gia đình, một nhà vệ sinh: Thay đổi thói quen cũ để bảo vệ cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam”

The SDGs: why should business schools care?

This post is written by Giselle Weybrecht, advisor, speaker in the areas of sustainability and business and author of The Sustainable MBA: A Business Guide to Sustainability. A version this post first appeared on the AACSB blog


What Are the Sustainable Development Goals?

Post2015 – On September 25 this year, all 193 member states of the United Nations adopted a plan for a path to achieve a better future for all, to end extreme poverty, fight inequality and injustice, and protect the planet. A set of 17 Sustainable Development Goals (SDGs) and 169 related targets were presented that address the most important economic, social, environmental, and governance challenges and that will help guide national priorities over the next 15 years.

Unlike its predecessor, the Millennium Development Goals (MDGs), which expire at the end of 2015, the SDGs were developed through the largest global consultation process ever with a wide range of stakeholders, including business through the UN Global Compact as well as business schools through the Principles for Responsible Management Education (PRME). Although progress was made on the MDGs, which started in 2001, the SDGs represent a much more complete path forward and, despite the increased complexity of having 17 goals instead of just seven, look to enjoy a much larger acceptance and push for action, in particular by business. Tiếp tục đọc “The SDGs: why should business schools care?”

43 triệu người thoát khỏi nghèo đói ở Việt Nam: Báo cáo MDG mới nhất

UN – Mười lăm năm thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đúc kết nhiều bài học giá trị cho tương lai

imageHà Nội ngày 21 tháng 9 năm 2015 – Theo Báo cáo “Kết quả 15 năm thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam” được Chính phủ và Liên hợp quốc công bố hôm nay, khoảng 43 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói trong giai đoạn 1993-2008.

Theo báo cáo, tỉ lệ nhập học đúng tuổi bậc tiểu học đạt được 99%; tỉ lệ đi học của các em trai và các em gái nhìn chung là ngang bằng nhau; và tỉ lệ tử vong ở bà mẹ đã giảm được ba phần tư. Tiếp tục đọc “43 triệu người thoát khỏi nghèo đói ở Việt Nam: Báo cáo MDG mới nhất”

Các Mục Tiêu Toàn Cầu – The Global Goals

Chào các bạn,

17 Mục tiêu Phát triển Bền vững trong Chương trinh Nghi sự Phát triển Bền vững 2030 đã được có tên mới ngắn gọn là Các Mục tiêu Toàn cầu (The Global Goals).

Vậy mình đăng lại 17 mục tiêu với tên mới.

Mến,

Hoành

the global goals

SHORT FORM – TÓM GỌN

1. No Poverty – Không Đói
2. Zero Hunger – Không Nghèo
3. Good Health and Well-being – Khỏe mạnh và Đời sống tốt đẹp
4. Quality Education – Giáo dục chất lượng
5. Gender equality – Bình đẳng giới
6. Clean water and Sanitation – Nước sạch và Điều kiện vệ sinh
7. Affordable and clean Energy – Năng lượng sạch và giá rẻ Tiếp tục đọc “Các Mục Tiêu Toàn Cầu – The Global Goals”

Supporting Sustainable Forest Plantations in Vietnam

PRESS RELEASE

Supporting Sustainable Forest Plantations in Vietnam

March 27, 2015

More than 43,000 households in Vietnam received access to low-interest loans and technical support to establish 76,500 hectares of forest plantation under the Forest Sector Development Project supported by the World Bank.

A World Bank-supported project has brought strong social, environmental and economic benefits to local communities

HUE, March 27, 2015 – More than 43,000 households in central Vietnam have received access to micro finance and technical support to establish over 76,500 hectares of forest under a World Bank-supported project. Tiếp tục đọc “Supporting Sustainable Forest Plantations in Vietnam”

Việt Nam các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Việt Nam và các MDG

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu – ví dụ Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói – mặc dù còn rất lâu nữa mới đến thời hạn năm 2015. Việt Nam cũng đang trong tiến trình hướng tới hoàn thành một số mục tiêu khác nữa. Nếu Việt Nam muốn đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên cơ sở đảm bảo bình đẳng, thì điều quan trọng là cần duy trì những tiến bộ đã đạt được, hướng tới giải quyết những sự chênh lệch đang gia tăng, tính đến các nguy cơ và giải quyết những thiếu hụt còn tồn tại.

mdg_1MTPTTNK 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói 

Trong tất cả các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỷ lệ nghèo, từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 20081. Tỷ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24,9% năm 1993 xuống còn 6,9% năm 2008. Tỷ lệ nghèo đã giảm đi ở tất cả các nhóm nhân khẩu, các khu vực thành thị cũng như nông thôn và trên khắp các vùng miền địa lý. Kết quả đạt được trong việc hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng rất lớn, giảm từ 41% xuống còn 11,7% năm 2011. Tiếp tục đọc “Việt Nam các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”

17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030

Dưới đây là một đoạn trích từ Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, chỉ ra 17 mục tiêu phát triển bền vững

Các mục tiêu phát triển bền vững

  • Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
  • Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo anh ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.
  • Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
  • Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
  • Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
  • Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
  • Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.
  • Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
  • Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.*
  • Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
  • Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.
  • Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.
  • Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

*Chú ý rằng Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu là diễn đàn quốc tế, liên chính phủ đầu tiên thảo luận về việc ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đọc “17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030”