English: South-east Asia needs a reset on trade deals
Singapore đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương với New Zealand vào năm 2000. Sau đó không lâu, các quốc gia khác như Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu vào cuộc.
Năm 2003, ASEAN 10 quyết định biến các hiệp định thương mại của mình về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong những năm 1990 thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế khu vực.
Trong khi Singapore tăng số lượng thỏa thuận thương mại song phương qua các năm, những quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực, như Lào và Campuchia, trở thành một phần của các Hiệp định Thương mại tự do thông qua các thể chế của khu vực của Asean thực hiện các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Hiệp định Thương mại tự do, cả song phương lẫn trong khu vực, trở nên phổ biến với những quốc gia nhỏ này khi họ nhận ra tầm quan trọng của khả năng tiếp cận thị trường trong bối cảnh toàn cầu là Châu Âu và Hoa Kỳ hội nhập với các nước láng giềng của họ khi tiến trình đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bị đình trệ. Sự lớn mạnh của Trung Quốc là một yếu tố khác, điều đó có nghĩa là sự cạnh tranh cho các khoản đầu tư cao hơn.
Đối với nhiều nền kinh tế định hướng xuất khẩu của khu vực này, việc đảm bảo các đối tác thương mại của họ vẫn mở cửa và tuân theo những quy tắc thương mại đã trở nên quan trọng. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á tìm kiếm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tăng trưởng và phát triển. Do vậy, đầu tư nước ngoài trực tiếp trong kỷ nguyên đó vượt qua cắt giảm thuế quan để bao gồm sự phát triển các dịch vụ, đầu tư, chính sách cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ và cơ sở hạ tầng. Điều này nhằm đảm bảo các nước tiến hành cải cách trong nước để thu hút FDI và khắc sâu một nền văn hóa của sự chắc chắn chính sách.
(Hình ảnh) Hàng hóa đang được bốc dỡ tại cảng Manila. Cùng với tiến trình toàn cầu hoá, một sự bất ổn kinh tế vĩ mô ở một quốc gia sẽ được cảm nhận trên toàn thế giới, chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi các quốc gia Đông Nam Á hứng chịu sự sụt giảm giao dịch thương mại quốc tế.
Nguồn ảnh: : EUROPEAN PRESSPHOTO AGENCY
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đã thay đổi kể từ đó đến nay. Với tiến trình toàn cầu hoá tăng, bất kỳ sự bất ổn kinh tế vĩ mô nhỏ nào ở một quốc gia sẽ được cảm thấy gần như khắp thế giới. Điều này đã được nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi các quốc gia Đông Nam Á không chỉ hứng chịu sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế mà còn xảy ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Cuộc khủng hoảng đã đưa ra vấn đề về sự mất cân đối cơ cấu trong các quốc gia và các cuộc thảo luận về năng suất, làm cách nào để tạo ra cùng một đầu ra với ít nhân lực hơn, cũng trở nên nổi bật.
Các chính phủ cần đi đầu trong việc nói chuyện một cách cởi mở hơn về người thắng và kẻ thua trong việc hội nhập khu vực và thuyết phục những kẻ thua rằng họ sẽ được hưởng lợi về lâu dài, cũng như con cái của họ sẽ được hưởng. Họ cần phải làm việc với các chính sách tái phân phối để chuyển tài sản từ những người chiến thắng sang những kẻ thua.
Cũng trong khoảng thời gian đó, đã có một nhận thức ngày càng tăng rằng trong khi những giao dịch thương mại thành công trong việc cắt giảm thuế quan, không thành công như vậy trong việc hạ thấp các rào cản phi thuế quan và thúc đẩy sự thay đổi trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Điều này cũng là trường hợp trong quá trình gia nhập WTO.
Thay đổi trong các khu vực phi thuế quan và dịch vụ và đầu tư thường đòi hỏi cải cách trong nước, đó là một thách thức bởi vì kết quả của nó là có “người chiến thắng” và “kẻ thua”. Hơn nữa, vì nhiều vấn đề phi thuế quan thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan chính phủ, công tác phối hợp và tập hợp ý chí chính trị là khó khăn. Những yếu tố này làm chậm tốc độ cải cách trong nước, do đó cản trở dòng chảy FDI.
Khi chi phí cải cách giảm đi, các ưu tiên của các nước trong khu vực đã thay đổi và họ càng trở nên hướng nội. Họ chuyển trọng tâm vào những mối quan tâm trong nước, chẳng hạn như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và thể chế và cải thiện giáo dục. Những giao dịch thương mại không mấy nổi bật. Do đó AEC, ra đời năm ngoái, được cho rằng sẽ không cho thấy bất kỳ bước tiến đột phá nào trong hội nhập kinh tế cho đến năm 2025.
Việc thiếu động lực cho hội nhập kinh tế sâu hơn cũng gây thiệt hại cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với các nước tham gia bỏ lỡ thời hạn đàm phán cuối năm 2015. Trên thế giới, tình thế đã quay lưng lại với toàn cầu hóa khi năm nay Vương quốc Anh đã bỏ phiếu để ra khỏi Liên minh châu Âu và thị trường chung và Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ tỏ rõ sự chống đối của mình với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương gồm 12 quốc gia.
Không khí u ám hiện tại dành cho các hiệp định thương mại và hội nhập khu vực, với lợi ích quốc gia được ưu tiên hơn lợi ích khu vực, cần phải có một sự nâng lên. Những gì các quốc gia Đông Nam Á phải làm là tái thiết lập chiến lược của mình trong trao đổi quốc tế. Thay vì chỉ tiếp cận thị trường, các quốc gia này nên làm việc trên các dự án công ích và liên quan đến lợi ích chung.
Những dự án này có thể bao gồm các khía cạnh về cơ sở hạ tầng vật chất và thể chế và xây dựng nguồn vốn nhân lực lâu dài cho các chuỗi giá trị khác nhau của hoạt động kinh tế.
Các quốc gia cũng nên để mắt tới những phát triển mới trong nền kinh tế toàn cầu và cân nhắc việc làm thế nào để cộng tác xây dựng một nền tảng chung để được hưởng lợi từ xu hướng này. Ví dụ, kích thước của thị trường kỹ thuật số được thiết lập để tăng từ 31 tỷ đô la Mỹ năm 2015 tới 200 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 cho khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội đang chờ để được khai thác.
Quan trọng nhất là, các nước cần phải nâng cao sự hiểu biết của người dân của họ về cách thức giao dịch thương mại làm việc. Hiểu biết đó không chỉ bao gồm lợi ích tổng hợp của một giao dịch, mà còn gồm hậu quả phân bổ của nó. Các chính phủ cần đi đầu trong việc nói chuyện một cách cởi mở hơn về người thắng và kẻ thua trong việc hội nhập khu vực và thuyết phục những kẻ thua rằng họ sẽ được hưởng lợi về lâu dài, cũng như con cái của họ sẽ được hưởng. Họ cần phải làm việc với các chính sách tái phân phối để chuyển tài sản từ người thắng sang kẻ thua.
Các nhà lãnh đạo chính trị cũng có thể gặp các đối tác của họ để thảo luận về việc xây dựng một cơ chế khu vực nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập và phân phối lợi ích rộng rãi hơn cho các quốc gia. Điều này, tất nhiên, là một nhiệm vụ không dễ dàng.
Nếu các nước không thể vượt lên thách thức, tình trạng của các thỏa thuận thương mại có thể sẽ tồi tệ hơn. Bây giờ là thời điểm để nhìn nhận một cách nghiêm túc rằng tất cả các hoạt động kinh tế đều có liên quan đến khía cạnh chính trị.
Tác giả là học giả nhà nghiên cứu chính (vấn đề kinh tế) tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của ISEAS – Viện Yusof Ishak, Singapore. SEA View là một cột hàng tuần về các vấn đề Đông Nam Á.