Google hiển thị các “điểm nóng” chặt phá rừng đã bị bỏ sót

ENGLISH: Google lays bare overlooked deforestation ‘hotspots’

Người khổng lồ trong việc tìm kiếm và các nhà nghiên cứu lập bản đồ các cụm rừng nhiệt đới bị mất đang nổi lên ở khu vực Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi.

Deforestation in Bhutan. Forests are vital stocks of carbon and water resources (Flickr/ World Bank)

Dữ liệu từ Đại học Maryland và Google cho thấy những khu rừng đang bị chặt phá với tốc độ chóng mặt ở những vùng được coi là rừng dự phòng trước đây.

Bản đồ vệ tinh có độ phân giải cao công bố bởi Global Forest Watch cho thấy những điểm nóng mới đang xuất hiện ở lưu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, khu vực Gran Chaco của Nam Mỹ và Madagascar.

Thế giới mất hơn 18 triệu ha rừng trong năm 2014 tương đương một vùng có diện tích gấp đôi đất nước Bồ Đào Nha.

Giá trị trung bình qua ba năm 2012-14 là xấu nhất kể từ năm 2001, với một xu hướng đáng lo ngại là tỷ lệ đã đảo ngược sau nhiều năm suy giảm.

An interactive map shows advances in tree cover loss and gain worldwide between 2001-2014 (Credit: Global Forest Watch)

Ông Nigel Sizer từ Viện Tài nguyên Thế giới – World Resources Institute – cho hay : những khu rừng giàu nguồn cácbon bị chặt phá để sản xuất nông sản thương mại, chẳng hạn như thịt bò, đậu nành và dầu cọ, cùng với công tác quản lý yếu kém, là những nguyên nhân chính của việc giảm thiểu mức độ che phủ của rừng.
“Phân tích này cho thấy một sự đột biến thực sự đáng báo động trong việc mất rừng ở các điểm nóng trước đây đã bị bỏ sót”, giám đốc toàn cầu của nhóm chuyên gia tư vấn về chương trình rừng tại US – US think tank’s forest programme – đã cho biết trong một tuyên bố.
Campuchia, Sierra Leone, Madagascar, Uruguay, Paraguay và là năm quốc gia có tốc độ giảm độ che phủ cây nhanh nhất.
“Các khu rừng khô của vùng Gran Chaco thường không nhận được nhiều sự chú ý như những khu rừng của Amazon,” Alberto Yanosky của tổ chức phi lợi nhuận Guyra Paraguay nói. “Phân tích này cho thấy rằng chúng ta cần nhiều hơn những cam kết quốc tế về cách thức đảm bảo chăn nuôi gia súc và sản xuất đậu nành không gây phá hủy ngôi nhà duy nhất của chúng ta.”

Brazil và Indonesia – hai đất nước mà có lượng phát thải lớn từ việc sử dụng đất – đã đóng góp vào lượng cây bị chặt hạ toàn cầu giảm từ 53% xuống 38% vào năm 2014 so  13 năm trước đó, bởi vạt rừng nguyên sinh ở các nước khác đã đi vào nhận thức rõ ràng về sự mất mát.
Nạn phá rừng làm tăng lượng khí thải của các nước, vì carbon được giải phóng, góp phần vào đổi khí hậu. Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết đối với các nước phải nắm tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ở Paris (COP21) nhằm đẩy mạnh bảo tồn rừng.

“Khi chúng ta đi vào các cuộc đàm phán và các cuộc thảo luận, điều này thực sự đặt ra một thách thức cho các chính phủ. Họ sẽ phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện việc quản lý rừng”, Sizer cho biết trong một đoạn video của Viện Tài nguyên Thế giới.

Nghiên cứu này là lớn nhất và gồm những bộ dữ liệu mới nhất về giảm mức độ che phủ cây toàn cầu, và cho thấy sự hứa hẹn của điện toán đám mây trong việc giúp các chính quyền nhổ tận gốc những hoạt động phi pháp.
Ông Matt Hansen tại Đại học Maryland cho biết: Hiện nay, các vệ tinh có thể phát hiện các khu vực nhỏ 30 mét vuông, cập nhật độ che phủ toàn cầu tám ngày một lần, để theo dõi những thay đổi.
Công nghệ này đã cách mạng hóa công việc giám sát rừng, mà trước đây dựa vào các nguồn tài trợ cho các nước để thực hiện kiểm kê rừng.
“Dữ liệu về sự giảm mức độ che phủ cây năm 2014, kết hợp với hàng trăm hàng ngàn hình ảnh vệ tinh Landsat, khẳng định rằng nạn phá rừng là không chỉ tăng cao ở một số nước mà còn đang tăng tốc,” Hansen nói.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc đã đưa ra kế hoạch để phát hành báo cáo được trích dẫn rộng rãi – Báo cáo Ðánh giá Tài nguyên rừng, xây dựng bởi các chính phủ quốc gia – tại một cuộc họp trong tháng này.

Chú thích của người dịch:

*Global Forest Watch – tạm dịch Bản đồ tình trạng rừng/ Nền tảng Theo dõi rừng toàn cầu
Một dạng bản đồ trực tuyến cho phép tất cả mọi người dùng được theo dõi. Bạn chỉ cần truy cập vào đường dẫn, chấp nhận điều khoản sử dụng để theo dõi quá trình thay đổi của rừng trên toàn cầu. Màu hồng báo hiệu rừng bị phá, còn màu xanh báo hiệu rừng được trồng.

Bạn có thể nhập “Vietnam” hoặc tên các tỉnh, thành phố muốn theo dõi vào ô Search ở phía trên bên trái màn hình. Theo thống kê của bản đồ này, Việt Nam mất tổng cộng hơn 1,2 triệu héc ta rừng trong thời gian từ năm 2000 – 2013, trong đó năm bị mất rừng nhiều nhất là 2010 (184.399 héc ta) và trồng lại được hơn 564 nghìn héc ta.

* Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc tại Paris về Biến đổi Khí hậu 2015 (COP 21) 30/11- 11/12/2015

Mục tiêu của Hội nghị Paris về Khí hậu 2015 (COP 21) là đạt được một thỏa thuận quốc tế kiềm chế nhiệt độ trên trái đất không tăng thêm quá 2°C, từ nay đến 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Để làm được việc này, các nước tham gia Công uớc Liên Hiệp Quốc về Khí hậu cam kết thông báo những nỗ lực và mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, cho giai đoạn sau 2020. Công việc này giúp đánh giá được sự cách biệt giữa thực tế và các mục tiêu, qua đó, xây dựng được một thỏa thuận quốc tế phù hợp với những mục tiêu mà các nước đề ra. Tính đến tháng 6/2015 , giới hạn tăng nhiệt độ đó chỉ mới là cam kết đưa ra bởi 37 nước bao gồm Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Nga, Canada và Mêhicô.

*THINK TANK
Là tên gọi một loại hình tổ chức tập họp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao…, cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp… có tính chất tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia và quốc tế.

Theo định nghĩa chặt chẽ thì THINK TANK là tổ chức dân lập, hoạt động độc lập với chính quyền. THINK TANK không nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội hoặc thiên nhiên, mà tập trung nghiên cứu hình thành các giải pháp,quyết sách có tính khả thi nhằm đối phó tình hình trong một thời kỳ nhất định. Các kết quả này thông thường được công bố trên các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông và các hình thức trao đổi thông tin khác nhằm tranh thủ sự tán thành của công chúng và sự chú ý của lãnh đạo quốc gia.

Chức năng chính của THINK TANK là: – đề xuất ý tưởng; – giáo dục, hướng dẫn dư luận; – tập hợp nhân tài.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s