Rừng đang ‘chết’ bởi tay ai?

.tuoitre.vn

TTO – Tôi viết những dòng này trong tâm trạng xót xa khi báo chí đưa tin lại có thêm 382ha rừng ở xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, Đắk Lắk bị lâm tặc tàn phá.

Rừng đang chết bởi tay ai? - Ảnh 1.

Hiện trường vụ phá gần 400ha rừng tại xã Ya Tờ Mốt, Ea Súp, Đắk Lắk – Ảnh: TÂM AN

382ha! Một con số không hề nhỏ chút nào! Một vụ phá rừng với diện tích khủng nhất tại địa phương. 

Để phá được chừng ấy diện tích rừng, dù là rừng nghèo, “sản lượng gỗ thất thoát là không đáng kể vì rừng trồng và cây nhỏ, ít có giá trị về kinh tế” như một vị lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh từng nói, hẳn lâm tặc đã phải huy động một lực lượng lớn người, xe cộ và máy móc. 

Chỉ riêng những âm thanh ghê rợn phát ra từ cưa máy, tiếng cây đổ ầm ầm cũng đủ khiến người yếu tim cảm thấy ớn lạnh.

Họ đã ra tay tàn sát những thân cây vô tội, rừng Ea Tờ Mốt đau đớn và tuyệt vọng trước sự bạo tàn của con người. Một cảnh tượng rùng rợn diễn ra trong suốt hai tuần nhưng lại như tàng hình trước tai mắt của chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. 

Có phải do thời tiết xấu, đêm tối, địa hình phức tạp và cả dịch bệnh COVID-19 nữa đã cản trở “tầm nhìn”, diện “phủ sóng” của nhà chức trách?

Tiếp tục đọc “Rừng đang ‘chết’ bởi tay ai?”

Muôn kiểu phá rừng – Bài 2: Cổ thụ về xuôi, rừng chảy máu

SGGP 

Vài năm trở lại đây, ở nước ta rộ lên thú chơi cây cảnh cổ thụ được khai thác từ rừng. Ban đầu, đây chỉ là trào lưu nhỏ lẻ của một bộ phận người đam mê cây cảnh, nhưng dần dần nó đã lan rộng trở thành “cơn lốc” triệt hạ, cưỡng bức cây rừng ở khu vực Tây Nguyên – Nam Trung bộ.
Tin liên quan

Những cuộc đào bới, triệt hạ cây rừng bắt đầu từ nương rẫy, dần tấn công cả vào rừng phòng hộ. Rừng bị tàn sát khiến lũ lụt gia tăng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại kêu khó vì pháp luật còn nhiều kẽ hở.
Tiếp tục đọc “Muôn kiểu phá rừng – Bài 2: Cổ thụ về xuôi, rừng chảy máu”

Đồng Nai: 61 cây cổ thụ trong khu bảo tồn bị ‘chặt nhầm’

Dọn phát dây leo, ‘chặt nhầm’ sang cây cổ thụ

vnexpress.net

ĐỒNG NAI Thị sát khu vực 61 cây bị đốn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hoá tự chặt cây rừng là sai phạm.

Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai một mình thị sát khu rừng bị phá. Ảnh: Phước Tuấn

Ông Võ Văn Chánh – Phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai tại khu rừng bị chặt phá. Ảnh: Phước Tuấn.

Ngày 28/12, ông Võ Văn Chánh dẫn đầu đoàn kiểm tra, thị sát khu rừng đồi 90 xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu (thuộc diện quản lý của Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hoá Đồng Nai). Gần một hecta rừng tự nhiên tại đây có 61 cây đường kính 14-60 cm vừa bị đốn hạ với hơn 12 m3 gỗ.

Cùng lực lượng chức năng mất khá nhiều thời gian xem xét quy mô rừng thiệt hại và số gỗ bị đốn hạ, ông Chánh cho rằng sai phạm đã quá rõ, còn vi phạm đến mức nào thì phải điều tra thêm. Sau khi cùng đoàn kiểm tra ra về, ông Chánh một mình quay lại khu rừng tìm hiểu, xác minh thêm. “Đồng Nai lâu nay bảo vệ và quản lý rừng rất chặt chẽ. Giờ xảy ra việc cây rừng bị đốn là rất đáng tiếc, phải xử lý nghiêm”, ông Chánh nói.

Tiếp tục đọc “Đồng Nai: 61 cây cổ thụ trong khu bảo tồn bị ‘chặt nhầm’”

Phá hơn 100 ha rừng để… kịp thi hoa hậu!

(PL)- Phú Yên cho doanh nghiệp phá hơn 100 ha rừng phòng hộ ven biển để làm sân golf khi chưa giao đất, chưa chuyển mục đích sử dụng…

Ngày 21-4, ông Mai Kim Lộc, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, xác nhận UBND tỉnh đã cho phép phá 116 ha rừng phòng hộ ven biển tại xã An Phú, TP Tuy Hòa để Công ty TNHH New City Việt Nam thực hiện dự án khu du lịch cao cấp New City Việt Nam.

Điều đáng nói là khu rừng phòng hộ ven biển này bị phá trắng nhưng đến nay vẫn chưa trình hồ sơ lên Thủ tướng để xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Chặt trước, báo sau Tiếp tục đọc “Phá hơn 100 ha rừng để… kịp thi hoa hậu!”

Google hiển thị các “điểm nóng” chặt phá rừng đã bị bỏ sót

ENGLISH: Google lays bare overlooked deforestation ‘hotspots’

Người khổng lồ trong việc tìm kiếm và các nhà nghiên cứu lập bản đồ các cụm rừng nhiệt đới bị mất đang nổi lên ở khu vực Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi.

Deforestation in Bhutan. Forests are vital stocks of carbon and water resources (Flickr/ World Bank)

Dữ liệu từ Đại học Maryland và Google cho thấy những khu rừng đang bị chặt phá với tốc độ chóng mặt ở những vùng được coi là rừng dự phòng trước đây.

Bản đồ vệ tinh có độ phân giải cao công bố bởi Global Forest Watch cho thấy những điểm nóng mới đang xuất hiện ở lưu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, khu vực Gran Chaco của Nam Mỹ và Madagascar.

Thế giới mất hơn 18 triệu ha rừng trong năm 2014 tương đương một vùng có diện tích gấp đôi đất nước Bồ Đào Nha.

Giá trị trung bình qua ba năm 2012-14 là xấu nhất kể từ năm 2001, với một xu hướng đáng lo ngại là tỷ lệ đã đảo ngược sau nhiều năm suy giảm. Tiếp tục đọc “Google hiển thị các “điểm nóng” chặt phá rừng đã bị bỏ sót”