English: 5 predictions for energy in 2030
Ngành năng lượng có lẽ đã trải qua những thay đổi nhanh chóng hơn trong 10 năm qua so với 50 năm trước. Trong một thập kỷ, sản xuất khí đốt từ đá phiến sét ở Mỹ tăng gấp mười, đưa mức nhập khẩu khí đốt của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 80. Giá năng lượng mặt trời đã đi xuống đáng kể, năng lượng mặt trời rẻ như điện lưới thông thường ở một số nơi trên thế giới, mặc dù trước đây được dự báo là giá sẽ tăng so với cùng kỳ do có sự thiếu hụt nguyên liệu silicon. Sau cú sốc của thảm họa Fukushima, nhiều quốc gia phát triển đang từ bỏ điện hạt nhân, mặc dù có vẫn sự hỗ trợ của công chúng và chính phủ ở mức nhất định trước khi xảy ra thảm họa.
Biểu đồ này thể hiện xu hướng theo thời gian của ngành sản xuất khí đốt đá phiến sét theo công thức sản xuất đá phiến sét chủ yếu. Có thể thấy rõ rằng hệ đá phiến Marcellus Shale nổi lên khá muộn nhưng nhanh chóng trở thành có năng suất hàng đầu ở Mỹ.
Nguồn ảnh: Energy Information Administration
Với tốc độ thay đổi đó, tôi có thể tự tin dự đoán rằng 10 năm tới cũng sẽ khó có thể thể đoán trước như 10 năm vừa qua. Tuy nhiên có những xu hướng xuất hiện khiến tôi nghĩ rằng những tiêu đề bản tin chúng ta sẽ được đọc về năng lượng vào năm 2030 phần lớn sẽ là tích cực.
Đưa bản thân tới tương lai, đây là cái nhìn của tôi về năm xu hướng mà tôi nghĩ, và hy vọng, rằng chúng ta có thể mong đợi.
1. Một mức giá carbon toàn cầu được thiết lập
Mô hình kinh doanh phát thải quốc gia của Trung Quốc đã có một số vấn đề nan giải sau khi bắt đầu vào năm 2017, nhưng đến những năm đầu 2020 mô hình này chịu trách nhiệm cho 50% của việc giảm lượng khí thải của Trung Quốc. Sự hiện diện của mô hình này đã làm giảm bớt những lo ngại về rò rỉ carbon và khả năng cạnh tranh ở các quốc gia khác, dẫn tới việc nhiều quốc gia bắt đầu các mô hình mua bán phát thải của riêng mình. Tất cả các nước đã bao gồm ngành năng lượng trong các mô hình mới ra đời của họ, với tác động gián tiếp tới giá năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và sự hấp dẫn của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.
Sau quyết định của Ủy ban Châu Âu để khắc phục việc phân bổ quá mức các khoản phụ cấp trong Mô hình kinh doanh phát thải của EU, mô hình của Châu Âu và Trung Quốc đã có thể liên kết với nhau. Vào giữa những năm 2020 các mô hình của Mỹ Latinh và Canada và California đã bắt đầu đàm phán để đưa vào, mở đường cho một mức giá carbon toàn cầu vào năm 2030. Điều này có nghĩa rằng có một mức giá, áp dụng cho tất cả các nơi trên thế giới, cho quyền phát thải một tấn CO2 vào khí quyển – cung cấp một sự khích lệ đơn giản và mạnh mẽ để thực hiện việc chuyển đổi sang năng lượng sạch.
2. Đầu tư vào năng lượng tái tạo tăng gấp gấp bốn lần khi việc rút vốn đầu tư vào than đá trở nên phổ biến
Trong năm 2013, Mỹ ngừng đầu tư vào các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, cùng năm Nhóm Ngân hàng Thế giới giới hạn nguồn tài chính của các dự án điện than mới và vào năm 2015 Quỹ Sovereign Wealth Na Uy cam kết ý định rútvốn đầu tư vào than đá. Được thúc đẩy bởi mức tập trung tăng lên vào các rủi ro dài hạn liên quan đến tài sản bị mắc kẹt, các quỹ lương hưu và các tổ chức đầu tư khác làm theo xu hướng suốt những năm 2020, chuyển sang đầu tư vào năng lượng tái tạo trên quy mô toàn cầu.
Đến năm 2030 có hơn 1,2 nghìn tỷ đô la đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu mỗi năm, nhiều hơn năm lần so với đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.
3. Sự tham gia của cộng đồng vào lĩnh vực năng lượng tăng vọt cùng với sở hữu năng lượng cộng đồng
Nhiều nước phát triển đã không thể đạt được mục tiêu hiệu quả năng lượng của họ trong những năm 2020 do thiếu hụt sự tham gia của công chúng. Do đó các chính phủ đã buộc phải tập trung hơn vào sản xuất năng lượng khử không carbon, dẫn đến tăng ưu đãi tài chính và giảm các rào cản pháp lý về quyền sở hữu năng lượng tái tạo của hộ gia đình và cộng đồng.
Trong năm 2030, sản xuất năng lượng cá nhân và cộng đồng đóng góp đến hơn 50% hỗn hợp năng lượng ở các nước phát triển, tăng từ mức ít hơn năm phần trăm vào năm 2016. Không chỉ có vậy, các nghiên cứu cho thấy những khu vực này có mức hấp thu công nghệ hiệu quả năng lượng cao hơn đáng kể, làm giảm mạnh mức tiêu thụ năng lượng, và cự cản trở ít hơn với các công nghệ trước đây như công nghệ gió trên đất liền.
Các chính trị gia bắt đầu thấy quyền sở hữu năng lượng cộng đồng là cách để nhận được sự tham gia của công dân vào tương lai năng lượng của họ và để loại bỏ các rào cản xã hội và văn hóa đối với những năng lượng tái tạo có giá cả phải chăng nhất.
4. Châu Âu trở thành trung tâm sản xuất năng lượng tái tạo thế hệ mới
Vì đã mất phần lớn việc sản xuất pin mặt trời silicon vào tay Trung Quốc, các chính phủ châu Âu đã nhìn thấy tiềm năng của những kỹ thuật sản xuất tiên tiến để đạt được vị trí dẫn đầu trong năng lượng tái tạo thế hệ mới và đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển cùng với các công ty đa quốc gia.
Châu Âu đã trở thành trung tâm sản xuất các tấm phim pin mặt trời mỏng, trong đó công nghệ in siêu mỏng reel-to-reel và sự kiểm chứng đang được diễn ra đã cho phép các tấm pin với hiệu quả của quy mô silicon được sản xuất với một phần nhỏ chi phí.
Công nghệ in 3D cho phép sản xuất các cánh tuabin gió kích thước lớn với chi phí thấp hơn và tốc độ nhanh hơn, bằng cách giảm mức độ phức tạp và cường độ năng lượng của việc sản xuất. Trong năm 2030, châu Âu một lần nữa nằm ở trung tâm của sản xuất năng lượng tái tạo, với phát triển thị trường trên toàn thế giới cho các công nghệ năng lượng tái tạo tiếp theo mà châu Âu đang sản xuất.
5. Vận động hành lang cho nhiên liệu hóa thạch (gần như) đã là một điều của quá khứ
Điện khí hóa giao thông vận tải và cấp nhiệt mở rộng trên diện rộng, sự dịch chuyển sang một lưới điện thông minh, và nhu cầu lưu trữ năng lượng tăng cao tạo ra các cơ hội lớn cho các công ty mới tham gia vào lĩnh vực năng lượng trong suốt những năm 2020. Theo dự kiến, ban đầu những doanh nghiệp đi trước tiến bộ và doanh nghiệp khởi nghiệp đi đầu, nhưng trong năm 2030 thị trường bị chi phối bởi các công ty mà trước đây mạnh trong các lĩnh vực khác.
Những nhà bán lẻ thực phẩm đang sử dụng các hệ thống lưu trữ nhiệt lạnh phi tập trung để cung cấp lưu trữ năng lượng ở quy mô lớn và giá cả phải chăng, các nhà sản xuất xe đang bán quản lý năng lượng như một dịch vụ, và bộ phận IT của các công ty lớn đã chuyển từ một trung tâm tạo chi phí sang một trung tâm sinh lợi nhuận bằng cách sử dụng bộ lưu điện UPSs của họ để cung cấp cân bằng lưới điện trong mỗi 30 phút?.
Những công ty đã thiết lập biết các điều kiện thị trường mà họ cần để các sản phẩm mới của họ phát triển thịnh vượng, và làm thế nào để có được các điều kiện đó. Trong năm 2030, hành lang năng lượng rất khác so với bây giờ. Những tiếng nói mạnh mẽ từng quan ngại về trợ cấp nông nghiệp hoặc các mục tiêu chất lượng không khí bây giờ đang yêu cầu định giá năng lượng phản ánh được các chi phí và loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Những lợi ích nhóm cố hữu trong quá khứ đang nhận thấy rằng sự nắm giữ của họ trong lĩnh vực đang suy giảm.