“Cần tạo nhiều đột phá trong chính sách để đảm bảo tính khả thi và sự đồng bộ giữa định hướng và phương án tăng mạnh năng lượng tái tạo và giảm nhiệt điện than”
Ngày 18 tháng 3 vừa qua, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 HIỆU CHỈNH (QHĐ VII HC) đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Những nội dung cơ bản của QHĐ VII HC đã được chia sẻ và thảo luận tại hội thảo “Phát triển Năng lượng – Tăng trưởng Xanh – Biến đổi khí hậu: Nỗ lực và Khoảng trống” do Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam – VSEA – (1) tổ chức sáng ngày 24/3/201.
QHĐ VII HC định hướng chính sách phát triển nguồn điện trong giai đoạn tới tập trung vào “giảm công suất và số lượng các nhà máy nhiệt điện than (NMNĐ than)”, “giảm bớt nhu cầu nhiên liệu hóa thạch”, “sử dụng các công nghệ tiên tiến trong nhà máy nhiệt điện (tăng hiệu suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải”, “tăng mạnh tỷ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) trong cơ cấu nguồn điện”.
Luôn quan tâm và thúc đẩy sự phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, VSEA cho rằng định hướng điều chỉnh này của Chính phủ rất phù hợp với nguyện vọng của người dân cũng như xu thế chung của thế giới hướng đến phát triển năng lượng sạch và bền vững.
Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nguồn điện trong QHĐ VII HC, nhiệt điện than vẫn dự kiến chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng điện sản xuất trong mười và mười lăm năm tới. Khối lượng than nhập khẩu để phát điện dự kiến vào năm 2030 lên tới hơn 85 triệu tấn, cao gần gấp đôi so với lượng than cung ứng nội địa. Kịch bản này đặt ra câu hỏi lớn với an ninh năng lượng của Việt Nam. Liệu an ninh năng lượng quốc gia có được đảm bảo khi theo phương án hơn một nửa hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than trong đó 2/3 nguồn nhiên liệu phụ thuộc vào bên ngoài? Tiếp tục đọc “BÌNH LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐIỆN 7 HIỆU CHỈNH – LIÊN MINH NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG VIỆT NAM” →