Biến đổi khí hậu đe dọa sụp đổ tài chính toàn cầu

ENGLISH: Climate change threatens global financial crash

Các giám đốc ngân hàng có ảnh hưởng nhất thế giới cho biết một sự chuyển đổi trật tự từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo là cần thiết để tránh tình trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán thế giới.

Climate change threatens global financial crash

Mark Carney, Chủ tịch Ủy ban ổn định tài chính các nước G20 đã đưa ra một cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể làm cho thị trường chứng khoán thế giới và các ngân hàng không ổn định, dẫn tới một sự sụp đổ tài chính.

Carney, cũng chính là Thống đốc Ngân hàng Anh, đặc biệt cảnh báo về những ảnh hưởng lên thị trường nếu xảy ra bán tháo và có một sụt giảm giá trị cổ phần trong những công ty nhiên liệu hóa thạch và các ngành công nghiệp tạo ra rất nhiều carbon dioxide.

Carney nói: Những công ty này, là một số trong những công ty lớn nhất thế giới, kiểm soát một phần ba tài sản thị trường chứng khoán thế giới. Nếu các nhà đầu tư nhận ra những cổ phiếu được định giá quá cao và cố gắng bán tất cả chúng cùng một lúc, điều đó sẽ gây ra sự hỗn loạn.

Những cảnh báo đầy quả quyết và không hề tô vẽ này là một “sự can thiệp đáng kể” từ một trong những chủ ngân hàng bảo thủ và có ảnh hưởng nhất thế giới, người nói rằng ông sẽ tư vấn cho các quốc gia giàu nhất thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào Tháng Mười Một này, nhằm đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn việc biến đổi khí hậu gây ra tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng lên các thị trường trong tương lai.

Những món nợ chưa trả
Ông cảnh báo rằng các ngân hàng có thể trở nên bất ổn vì hàng tỷ đô la trong khoản vay mà họ đã cho các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể không được hoàn trả.

Carney cho rằng sẽ có một chuyển đổi của các khoản đầu tư từ các ngành công nghiệp dựa vào carbon một cách nặng nề sang năng lượng tái tạo. Ông nói rằng các khoản đầu tư vào các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể bị xem là định giá quá cao bởi vì, để tránh những biến đổi khí hậu nguy hiểm, khoảng một phần năm đến một phần ba lượng nhiên liệu hóa thạch sẽ cần phải được để lại trong lòng đất.

Cảnh báo của Carney là hoàn toàn trái ngược với chính sách của George Osborne – giám đốc kho bạc của Anh, người đã bổ nhiệm Carney vào vai trò là thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh vào năm 2012.

Trong năm nay, Osborne đã và đang phá hủy chương trình hỗ trợ năng lượng gió trn bờ và năng lượng mặt trời của Anh, đồng thời cung cấp giảm thuế cho các công ty dầu Biển Bắc để tìm thấy nhiều nguồn dự trữ hơn và bật đèn xanh cho việc khai thác khí bằng kỹ thuật thủy lực bẻ gãy (fracking) tại những khu vực rộng lớn của Anh.

Carney không bình luận về sự rạn nứt chính sách này, nói rằng các chính phủ chứ không phải các chủ ngân hàng đưa ra quyết định về việc làm thế nào để chuyển dịch sang một nền kinh tế carbon thấp, nhưng ông nói rằng họ phải quản lý quá trình chuyển đổi theo một cách không gây ra cú sốc thị trường.

Phát biểu với Lloyd’s tại London, một trong những thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới, ông cho rằng việc cho các nhà đầu tư các thông tin tối đa cho phép họ đưa ra những quyết định hợp lý về việc khi nào nên ngừng đầu tư vào các nhiên liệu hóa thạch.

Các chính trị gia phải quản lý việc này mà không bất ngờ tiết lộ rằng một số cổ phiếu bị định giá quá cao vì tài sản công ty sẽ bị “mắc kẹt” bởi than dầu và khí đốt sẽ luôn luôn phải ở lại mặt đất.

Ông cho biết ông sẽ khuyến nghị các nước G20 vào Tháng Mười Một – trước Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris tháng sau đó, rằng họ hãy bắt đầu thiết lập một mức giá carbon để các nhà đầu tư có thể xem các công ty phát thải carbon dioxide lớn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

Carney nói với đài BBC: “Vấn đề là các rủi ro được tạo ra theo thời gian, và chúng được tạo ra nhanh hơn khi chúng ta không hành động, do đó, biến đổi khí hậu là một hàm số của lượng khí thải tích lũy, hành động ngày hôm nay càng chậm trễ thì các hành động trong tương lai càng phải lớn hơn.”

“Điều đó có nghĩa là biến đổi đột ngột hơn, là cú sốc lớn hơn với giá trị của tài sản tài chính, là áp lực lớn hơn đặt vào các ngân hàng và công ty bảo hiểm có tiếp xúc với những tài sản, vì vậy những gì chúng tôi đang cố gắng làm là thúc đẩy một sự điều chỉnh theo cách suôn sẻ hết mức có thể. Chúng tôi nghĩ rằng nó có thể được thực hiện, và chúng tôi nghĩ rằng nó có thể được thực hiện bằng cách cung cấp thông tin tốt hơn. ”

Không phát thải

Ông kêu gọi thành lập một Lực lượng Đặc nhiệm Công khai cho khí hậu – Climate Disclosure Task Force – để khiến tất cả các công ty sẽ phải khai báo lượng carbon họ phát thải hoặc sản xuất, và họ sẽ làm thế nào để tiến tới “không phát thải” trong tương lai. Các nước G20 chịu trách nhiệm cho 85 phần trăm lượng khí thải, do đó họ sẽ là một điểm khởi đầu tốt.

“Các xã hội của chúng ta phải đối mặt với một loạt các thách thức về môi trường và xã hội sâu sắc,” ông nói. “Sự kết hợp của trọng lượng của những bằng chứng khoa học và sự năng động của hệ thống tài chính cho thấy rằng, trong thời gian trọn vẹn, biến đổi khí hậu sẽ đe dọa khả năng phục hồi tài chính và sự thịnh vượng lâu dài.

“Trong khi vẫn còn thời gian để hành động, các cửa sổ mở ra cơ hội là hữu hạn và dần bị thu hẹp.”
Jeremy Leggett, người sáng lập Solarcentury, công ty điện mặt trời lớn nhất nước Anh, và là chủ tịch của thinktank CarbonTracker, mô tả phát biểu của Carney như là “một thông báo trọng đại khi một chủ ngân hàng nổi tiếng như vậy nói với thế giới rằng biến đổi khí hậu là vấn đề lớn nhất của tương lai”.

Ông nói: “Bản báo cáo tài chính đáng chú ý Carney cũng làm dấy lên những hệ luỵ đáng chú ý là bây giờ George Osborne có thể đang tham gia ngầm phá hoại các thị trường vốn.”

CHÚ THÍCH NGƯỜI DỊCH:
*Fracking – Thủy lực cắt phá – Hydraulic fracturing

Thuật ngữ “fracking” đề cập đến cách thức làm vỡ đá và cấu tạo đá bằng cách bơm các loại chất lỏng khác nhau vào các vết nứt để buộc chúng phải tiếp tục rạn nứt thêm. Các vết nứt lớn hơn cho phép dầu và khí đốt thoát ra từ các cấu tạo đá để đi vào hố khoan, nơi chúng có thể được chiết xuất. Đối với việc khai thác nguồn dự trữ tài nguyên, phương pháp sáng tạo kỹ thuật này đã gây ra cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp dầu khí. Nhiều người cũng rất lo ngại về những thiệt hại mà nó có thể gây ra đối với môi trường. Tuy nhiên, khả năng kéo dài tuổi thọ của các mỏ dầu hiện có đã làm thay đổi quan điểm của ngành công nghiệp.

Bên cạch việc kéo dài tuổi thọ các mỏ dầu hiện có, phương pháp fracking giúp làm giảm đáng kể giá dầu giao dịch. Theo một báo cáo của PricewaterhouseCoopers, phương pháp này có thể khiến cho giá dầu xuống thấp hơn 40% so với mức được dự kiến cho năm 2035 trước đây.

Fracking là một chủ đề gây tranh cãi. Một mặt, các công ty khoan khí ưa phương pháp này, mặt khác người dân lại phản đối với phương pháp khoan này. Các chính trị gia cũng bị chia rẽ về vấn đề này.
Đọc thêm tại: http://vfpress.vn/threads/ky-thuat-fracking-ban-co-nang-luong-the-gioi-se-thay-doi-trong-20-nam-toi.121242/

* Solarcentury: là một trong những công ty năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới, chuyên về hệ thống lắp đặt và quang điện mặt trời cho các doanh nghiệp & trang trại năng lượng mặt trời, được thành lập năm 1998.
* CarbonTracker: giới thiệu trích từ website chính thức của tổ chức (http://www.carbontracker.org/)

“Carbon Traker là một đội ngũ các chuyên gia tài chính, năng lượng và pháp lý với một cách tiếp cận sáng tạo, tiên phong nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính trong tương lai. Chúng tôi có kiến thức kỹ thuật, các kết nối và hướng tới bên trong sự thiết lập tâm trí của cộng đồng và hiệu ứng thay đổi tài chính toàn cầu trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức độc lập, tự do khỏi những ràng buộc thương mại của các nhà phân tích chính thống và có thể thiết lập chương trình nghiên cứu riêng của chúng tôi.”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s