Sản xuất, kinh doanh khốn đốn vì thiếu điện

Phương Nga 16:02 07/06/2023

Kinhtedothi – Tình trạng cắt điện luân phiên tại các địa phương đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đảo lộn, ngưng trệ, chi phí đội lên cao… Để đảm bảo duy trì sản xuất, doanh nghiệp mong muốn ngành điện có phương án cân đối nguồn điện ưu tiên cho những ngành đặc thù.

Sản xuất ngưng trệ, đội chi phí

Những ngày này, anh Nguyễn Văn Chữ – Chủ tịch chuỗi thực phẩm sạch Organic Green như ngồi trên đống lửa khi nhìn vào lịch cắt điện luân phiên dày đặc. Bởi doanh nghiệp của anh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm sạch, vì vậy nguồn điện rất cần cho các kho bảo quản thực phẩm tươi sống.

Anh Chữ chia sẻ, mặc dù cơ sở đã trang bị máy phát điện nhưng chỉ đủ duy trì một số hoạt động cơ bản và khu văn phòng, không đảm bảo được hệ thống cấp đông, bảo quản sản phẩm. Nếu mất điện lâu, doanh nghiệp có thiệt hại tới hàng chục tỷ đồng. Bởi mặt hàng thực phẩm tươi sống cần được bảo quản trong nhiệt độ thấp, nếu không được bảo quản sẽ bị giã đông và ảnh hưởng chất lượng.

Kho bảo quản thực phẩm tại chuỗi thực phẩm Organic Green
Kho bảo quản thực phẩm tại chuỗi thực phẩm Organic Green

Ngoài ra, cũng vì mất điện, nên nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp này cũng phải tạm dừng hoạt động. Ngừng hoạt động khiến công ty không đủ hàng giao cho các đại lý. “Lịch cắt điện không phải chỉ luân phiên 1-2 tiếng, mà cắt cả ngày cả đêm, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty” – anh Chữ bức xúc.

Tiếp tục đọc “Sản xuất, kinh doanh khốn đốn vì thiếu điện”

Các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đồng lòng tuyên bố thoái vốn khỏi nhiệt điện than

   |   Viết bởi : Thanh Huyen

Năm 2018, phong trào thoái vốn (divestment) khỏi than liên tiếp nhận được tin vui. Ngày 04/05/2018, AlizanZ, công ty bảo hiểm có tài sản lớn nhất thế giới tại nước Đức đã tuyên bố thắt chặt chính sách cung cấp bảo hiểm cho các dự án khai thác than và sản xuất điện than. Cùng thời điểm đó, công ty bảo hiểm lớn thứ hai tại Nhật Bản là Dai-ichi cũng vừa tuyên bố thoái vốn khỏi các dự án điện than được đầu tư ngoài nước.

Thoái vốn là gì?

Thoái vốn trái ngược với đầu tư, là khi các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức rút vốn đầu tư của mình.Thoái vốn ngành nhiên liệu hóa thạch là khi nguồn tài chính được đầu tư theo hướng phát triển phát thải thấp khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thoái vốn nguyên liệu hóa thạch sẽ chấm dứt nguồn tài trợ để duy trì và phát triển nguồn nguyên liệu này, hạn chế hoạt động của các công ty nhiên liệu hóa thạch, và góp phần đòi lại công bằng cho những cộng đồng chịu tổn hại nặng nề nhất trong thời điểm khủng hoảng của biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Tiếp tục đọc “Các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đồng lòng tuyên bố thoái vốn khỏi nhiệt điện than”

An ninh năng lượng và những giải pháp tiềm năng

22:55 | 04/11/2017

Tốc độ gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế trên thế giới dẫn đến nhu cầu năng lượng ngày càng cao.

Năng lượng – Mối quan tâm lớn

Theo thống kê của Tập đoàn dầu khí Anh quốc (BP), nhu cầu năng lượng trên thế giới tăng đều khoảng 1% năm trong 3 năm 2014-2016. Với tốc độ tiêu thụ này, đến năm 2040, nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng 38%. Theo dự báo của Cơ Quan quản lý thông tin năng lượng của Mỹ (EIA), nhu cầu năng lượng thế giới có thể tăng đến 48% đến năm 2040.

Nguồn năng lượng hiện nay có được từ hai nguồn: Không tái tạo (nguồn carbon hóa thạch ví dụ như dầu, khí, than đá, năng lượng nguyên tử) và năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, khí sinh học, địa nhiệt, thủy điện nhỏ…). Tuy vậy nguồn năng lượng từ carbon hóa thạch có hạn, chỉ đủ để cung cấp cho chúng ta trong vòng 51 năm với tốc độ tiêu thụ năng lượng như hiện nay. Tiếp tục đọc “An ninh năng lượng và những giải pháp tiềm năng”

Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về Chiến lược Năng lượng của AIIB – Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở hạ tầng Châu Á

Hà Nội, Ngày 07 tháng 06 năm 2017

Kính gửi các thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở hạ tầng Châu Á (AIIB),

Chúng tôi, những tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam, trân trọng gửi tới quý vị mối quan tâm và kiến nghị về một số điểm liên quan tới Chiến lược Năng lượng của AIIB được đưa ra trong Bản thảo gần đây.

Trước hết, chúng tôi đánh giá rất cao hoạt động tham vấn của AIIB nhằm thông báo và lấy ý kiến của các bên liên quan về việc xây dựng Chiến lược Năng lượng của Ngân hàng.  Đồng thời, chúng tôi cũng rất ủng hộ mục tiêu mà Chiến lược đưa ra:

“Chiến lược được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của sáng kiến Năng lượng Bền vững cho Tất cả mọi người (SE4ALL), Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, và Hiệp đinh Paris (Hộp 1). Chiến lược này đưa ra khung hỗ trợ của Ngân hàng đối với các quốc gia đối tác: (i) phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng đồng thời hỗ trợ các quốc gia chuyển dịch sang cơ cấu năng lượng giảm phát thải các bon; và (ii) đạt được các mục tiêu và cam kết trong các sáng kiến toàn cầu.”[1]

Tiếp tục đọc “Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về Chiến lược Năng lượng của AIIB – Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở hạ tầng Châu Á”

Chuyển đổi từ năng lượng ô nhiễm sang năng lượng tái tạo, người dân có vai trò gì?

Trong 10 năm gần đây Việt Nam nổi lên rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, nói cách khác là khủng hoảng và thảm hoạ môi trường. Và tất nhiên hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân. Từ chính phủ đến xã hội dân sự tìm giải pháp cho chính sách, biện pháp làm thế nào vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống người dân? Hãy cùng tìm hiểu và thảo luận vấn đề này.

Trong bài này chúng ta sẽ đi qua các phương pháp xử lý những vấn đề môi trường hiện nay gây ra bởi nguồn năng lượng mà các doanh nghiệp đang dùng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch – than, dầu xăng, thuỷ điện là các loại năng lượng hoặc gây ô nhiễm lớn và độc hại cho sức khoẻ (than đá, xăng dầu), hoặc ảnh hường tai hại đến môi trường và cuộc sống người dân (đập thủy điện lớn), cho đến việc phát triển năng lượng sạch không gây ô nhiễm ra sao. Và cuối cùng là vai trò người dân trong việc chuyền đổi từ năng lượng ô nhiễm sang sạch nói riêng, và trong các  vấn để môi trường nói chung.

Bảo vệ môi trường như môi trường nước, môi trường không khí, theo một nghĩa hẹp, thực chất cũng là bảo vệ cuộc sống con người gồm sức khoẻ và tất cả các hoạt động của con người. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường từ biện pháp giáo dục, sử dụng công nghệ hay công cụ kinh tế. Tiếp tục đọc “Chuyển đổi từ năng lượng ô nhiễm sang năng lượng tái tạo, người dân có vai trò gì?”

5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch

English: 5 of the Fastest Growing Jobs in Clean Energy

Tìm được một công việc mới có thể rất khó. Một cách để tối đa hóa cơ hội của bạn là tìm kiếm các cơ hội trong ngành năng lượng sạch. Đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đổi mới nhất trong nền kinh tế.

Một báo cáo mới đây của Cơ quan năng lượng Mỹ (DOE) về các nghề nghiệp trong nền kinh tế cho biết có 6,4 triệu người Mỹ làm việc trong ngành năng lượng, với 300,000 công việc được tao ra mỗi năm. Một phần lớn trong số các công việc mới này thuộc về lĩnh vực năng lượng  hiệu quả và năng lượng tái tạo

Hãy cùng xem một số nghề phát triển nhanh nhất trong ngành này.

Kỹ thuật viên tua-bin gió – Wind Turbine Technician

Với 25,000 công việc tăng thêm trong năm ngoài, ngành điện gió Mỹ giờ có 102,000 lao động. Kỹ thuật viên tua-bin gió không chỉ là một trong những công việc phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch – nó còn là nghề phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Theo Cục thống kê lao động, nhân sự của nghề này tăng 108% đến năm 2024..

Xem một kỹ thuật viên điện gió đang làm việc!

Để tìm hiểu thêm về các cơ hội trong ngành điện gió, xin mời xem Bản đồ Nghề điện gió của DOE.

Nhân viên lắp pin năng lượng mặt trời – Solar Installer Tiếp tục đọc “5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch”

Năng lượng Gió và Mặt trời: Cơ hội và triển vọng cho Việt Nam

Renewable Energy Network – Wind and Solar Energy: opportunities and perspectives for Vietnam

Gặp gỡ lần thứ 2 của Cộng đồng Năng lượng Tái tạo

Ngày 6/5 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc Gặp gỡ lần thứ 2 của cộng đồng năng lượng tái tạo Việt Nam (The second Meeting of Vietnam Renewable Energy Network). Sự kiện này có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, lắp đặt, vận hành, cung cấp và các nhà khoa học. Cuộc gặp gỡ được tổ chức nhằm 01) làm rõ một số chính sách, định hướng của cơ quan quản lý về năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng, những tác động của chính sách này tới sản xuất, nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực trình độ cao; 02) tìm kiếm đối tác đầu tư, triển khai lắp đặt, vận hành và bảo hành bảo trì; 03) cập nhật thông tin về tình hình công nghệ và khoa học trên thế giới và trong nước; 04) thảo luận về cơ hội nghề nghiêp, về khả năng tổ chức khóa học ngắn hạn về năng lượng tái tạo nói chung cho các bên có nhu cầu tại Việt Nam.

Chính sách mới được ban hành đang theo hướng có lợi cho NLTT

Tiếp tục đọc “Năng lượng Gió và Mặt trời: Cơ hội và triển vọng cho Việt Nam”

KÝ TÊN HỦY BỎ DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN THAN LONG AN

CVD và báo đài trong nước đã có nhiều loạt bài nói về sự nguy hại của việc Việt Nam tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện như ở Long An. Những tác hại lớn của nhiệt điện mang đến như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng do ô nhiễm không khí, huỷ hoại môi trường sống, là bước tụt hậu về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo…trong khi thế giới đang phát triển năng lượng tái tạo.

Chúng ta cần lên tiếng về vấn đề này. Mời các cùng ký tên kiến nghị huỷ bỏ dự án nhiệt điện than Long An theo link dưới đây

http://wakeitup.net/ky-ten-huy-bo-du-an-nhiet-dien-than-long-an

Cảm ơn các bạn
==

Một số bài về nguy cơ và tác hại của nhiệt điện
Nhiệt điện than Long An ‘uy hiếp’ TP.HCM

Nhiệt điện than phá hủy môi trường biển

Lo ngại với nhiệt điện than

Hiểm họa chết người từ nhiệt điện than

Điểm danh dự án nguy cơ gây ô nhiễm: EVN đứng đầu

Nhiệt điện Long An: Bộ Công Thương trấn an dư luận?

Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô”

Phát triển nhiệt điện than ở ĐBSCL: Cần xem xét những rủi ro tiềm ẩn

Thế giới đã ngừng phát triển nhiệt điện than như thế nào?

 

 

Tiêu điểm kinh tế – Gỡ rào cản để năng lượng tái tạo phát triển

Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa cơ cấu nguồn điện cũng như hướng tới một nền kinh tế xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo đến nay vẫn chưa phát huy được hết lợi thế sẵn có từ thiên nhiên. Vậy đâu là mấu chốt cần tháo gỡ để phát triển mạnh hơn nữa nguồn năng lượng xanh tại Việt Nam?

Điện hạt nhân tại Việt Nam – thách thức và biện pháp thay thế

GREENID

Giới thiệu
Với tài liệu kiến nghị chính sách này, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp kịp thời những thông tin có giá trị để các đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách tham khảo trước khi đưa ra quyết định quan trọng và có tác động lâu dài đối với phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Theo tinh thần đó, tài liệu này sẽ cung cấp thông tin khoa học và xác thực liên quan tới các vấn đề khác nhau cần phải được xem xét một cách cẩn trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của điện hạt nhân, từ bước quy hoạch đến ngừng vận hành, tháo dỡ và xử lý chất thải. Tài liệu này được biên soạn dựa trên những thông tin khoa học và các kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước Đức, Nhật Bản và Nam Phi.

Những kiến nghị đưa ra trong tài liệu này được tổng hợp từ kết quả của các nghiên cứu, chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm gần đây tại Cộng hòa Liên bang Đức và hai hội thảo khoa học về “Phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và trên thế giới” được tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2016. Hội thảo có sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm các đại biểu Quốc hội, đại diện các bộ, ngành liên quan và các chuyên gia.

Những nội dung chính trong tài liệu này bao gồm các chủ đề như sau:
1. Quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân;
2. Các tác động xã hội và môi trường của điện hạt nhân;
3. Chi phí vòng đời và quản lý chất thải; và
4. Các lựa chọn thay thế cho Việt Nam. Tiếp tục đọc “Điện hạt nhân tại Việt Nam – thách thức và biện pháp thay thế”

Tầm nhìn của Việt Nam cho tương lai năng lượng tái tạo

English: Vietnam’s vision for a renewable energy future

Trong những thập niên gần đây, nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Nhu cầu năng lượng tăng lên có thể tạo ra động lực cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo mới nổi.

GDP của Việt Nam tăng trưởng 6,8% một năm trong giai đoạn 1990-2013, và được dự báo là duy trì quanh mức 7% một năm trong giai đoạn 2016-2030. Công nghiệp hoá, cùng với sự phát triển dân số, làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, mà đặc biệt là điện. Sự gia tăng này có thể nhìn thấy rõ ràng thông qua mức tăng trưởng trung bình 5,7% một năm của lượng tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn 1990-2012, và tăng 14% đối với lượng tiêu thụ điện năng trong cùng giai đoạn. Tiếp tục đọc “Tầm nhìn của Việt Nam cho tương lai năng lượng tái tạo”

Nghiên cứu mới: Việt Nam có thể tiến tới 100% điện tái tạo vào năm 2050

Posted on 12 May 2016   |

Hà Nội, 12 tháng 5 năm 2016 –  Theo một báo cáo mới ra ngày hôm nay của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, tới năm 2050, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam, đồng thời giảm được đáng kể lượng khí thải các-bon độc hại có liên quan tới biến đổi khí hậu.

Báo cáo “Kịch bản bền vững cho ngành điện Việt Nam – Tầm nhìn đến năm 2050”, phân tích tổng quát về tình hình của ngành điện quốc gia trong bối cảnh tổng thể của ngành năng lượng đồng thời đưa ra các kịch bản phát triển mà Việt Nam có thể lựa chọn cho chiến lược phát triển tới năm 2050.
Tiếp tục đọc “Nghiên cứu mới: Việt Nam có thể tiến tới 100% điện tái tạo vào năm 2050”

Những hậu quả khó thấy của sụt giảm mạnh giá dầu thô

English: The Hidden Consequences of the Oil Crash

Giá dầu thô đang ở mức thấp kỷ lục kể từ năm 2003. Điều này có ý nghĩa gì đối với nước Mỹ và phần còn lại của thế giới  – 15 chuyên gia đã cho biết

By POLITICO Magazine January 21, 2016

Politico –Trong nhiều tháng, các tài xế Mỹ được chào đón tại các trạm xăng với một sự ngạc nhiên dễ chịu: Giá xăng hạ xuống một nửa, giảm trung bình hơn 2 đô la một ga-lông[1] kể từ đỉnh giá gần đây nhất trong năm 2011. Tổng thống Barack Obama đã dành một chút thời gian để nói về điều này trong Thông điệp liên bang hồi tuần trước, ông nói: “Xăng dưới hai đô một ga-lông không tồi. Hay có lẽ như vậy. Đằng sau sự sụt giá này là một sự sụp đổ lớn hơn trong giá dầu, từ hơn 100 đô la một thùng năm 2014 đến dưới 27 đô la trong tuần này. Vào hôm thứ ba, chỉ số Dow Jones giảm 250 điểm trong nỗi lo sợ về những điều sẽ xảy đến nếu giá dầu tiếp tục giảm, và điều này sẽ gây ra thêm nhiều nhiều tác động đến người tiêu dùng, và thậm chí đến thị trường toàn cầu.

Giá dầu không chỉ dẫn dắt kinh tế, mà cả địa chính trị. Các liên minh hình thành và sụp đổ xung quanh vấn đề dầu thô. Giá Dầu cao chống đỡ cho các chính phủ Nga và Iran, tạo ra sự ổn định ở các nước Trung Đông và cũng tạo nguồn doanh thu cho các nhóm cực đoan ở Nigeria và I-rắc. Tiếp tục đọc “Những hậu quả khó thấy của sụt giảm mạnh giá dầu thô”

BÌNH LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐIỆN 7 HIỆU CHỈNH – LIÊN MINH NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG VIỆT NAM

“Cần tạo nhiều đột phá trong chính sách để đảm bảo tính khả thi và sự đồng bộ giữa định hướng và phương án tăng mạnh năng lượng tái tạo và giảm nhiệt điện than”  

Ngày 18 tháng 3 vừa  qua, Quy hoạch phát triển điện  lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020,  có xét đến năm 2030  HIỆU CHỈNH (QHĐ VII  HC) đã được Thủ  Tướng Chính Phủ phê duyệt.  Những nội dung cơ bản của QHĐ VII HC đã  được chia sẻ và thảo luận tại hội thảo “Phát triển  Năng lượng  – Tăng trưởng  Xanh – Biến  đổi khí  hậu: Nỗ lực  và Khoảng trống”  do Liên  minh Năng lượng  Bền vững Việt  Nam – VSEA – (1)  tổ chức sáng  ngày 24/3/201.

QHĐ VII  HC định hướng  chính sách  phát triển nguồn  điện trong  giai đoạn  tới tập  trung vào  “giảm công  suất và số  lượng các  nhà máy nhiệt điện  than  (NMNĐ than)”,  “giảm bớt  nhu cầu  nhiên liệu  hóa thạch”,  “sử dụng  các công nghệ tiên  tiến trong  nhà máy  nhiệt điện  (tăng hiệu  suất, giảm  tiêu hao nhiên  liệu, giảm  phát thải”, “tăng mạnh tỷ  trọng năng lượng tái tạo (NLTT)  trong cơ cấu nguồn điện”.

Luôn quan  tâm và thúc  đẩy sự  phát triển  năng lượng  bền vững ở  Việt Nam,  VSEA cho  rằng định  hướng điều chỉnh này  của Chính phủ  rất phù  hợp với nguyện  vọng của người dân cũng  như xu  thế  chung của thế giới hướng đến phát triển năng lượng sạch và bền vững.

Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nguồn điện  trong QHĐ VII HC, nhiệt điện than vẫn dự kiến chiếm tới hơn 50% tổng sản  lượng điện sản xuất trong mười và  mười lăm năm tới. Khối lượng than  nhập khẩu để phát điện dự  kiến vào năm 2030 lên tới hơn 85  triệu tấn, cao gần gấp đôi so  với lượng than cung  ứng nội địa.  Kịch bản  này đặt ra  câu hỏi lớn  với an  ninh năng lượng  của Việt Nam. Liệu an ninh năng lượng  quốc gia có được đảm bảo khi theo  phương án hơn một nửa hệ thống điện phụ  thuộc vào  nhiệt điện than  trong đó  2/3 nguồn nhiên  liệu phụ  thuộc vào bên  ngoài? Tiếp tục đọc “BÌNH LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐIỆN 7 HIỆU CHỈNH – LIÊN MINH NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG VIỆT NAM”

Emergence of Southeast Asia as energy giant carries risks, opportunities

IEA report sees continued shift to coal and increasing dependence on oil and gas imports

8 October 2015   Kuala Lumpur

WEO2015_ASEAN_Cover

IEA – The energy landscape in Southeast Asia continues to shift as rising demand, constrained domestic production and energy security concerns lead to a greater role for coal, a sharp rise in the region’s dependence on oil imports and the reversal of its role as a major gas supplier to international markets.

“As Southeast Asia flourishes, it is moving to the centre of the global energy stage,” IEA Executive Director Fatih Birol said. “Countries in the region now have much in common with IEA members. We must all work together to build more secure and sustainable energy supplies and markets, as platforms for promoting economic development.” Tiếp tục đọc “Emergence of Southeast Asia as energy giant carries risks, opportunities”