ENGLISH: Sustainable energy, climate change and disasters
Năm 2007, hiện tượng thiếu mưa gây hệ quả là mực nước thấp ở các sông, hồ tại Albania, gây trở ngại nặng nề cho ngành thuỷ điện và dẫn đến mất điện thường xuyên trên cả nước. Tình trạng mất điện lên tới 3,7 giờ mỗi ngày trong năm đó, và Bộ Tài chính Albania ước tính rằng việc này này làm tổn thất 1 phần trăm tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Những ví dụ như trên là điển hình của mối quan hệ giữa năng lượng và phát triển, làm nổi bật việc tiếp cận năng lượng không đầy đủ và liên tục gây cản trở tiến trình phát triển, đồng thời, phát triển kém hoặc dễ bị rủi ro có thể phơi bày các hệ thống năng lượng với các hiểm họa tự nhiên hay các tác động của biến đổi khí hậu.
Có một số bài học ở đây:
1) Điều quan trọng là các nước phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng của quốc gia và thiết lập một hỗn hợp các hệ thống lớn và nhỏ, tập trung và phi tập trung. Các hệ thống năng lượng phi tập trung có thể giúp hạn chế những rủi ro cho ngành năng lượng, chẳng hạn như những ngành liên quan đến thảm họa. Như chúng ta đã thấy gần đây ở Nepal và Vanuatu, một thảm họa lớn có thể có một tác động khổng lồ đến các hệ thống kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng. Một hệ thống năng lượng tập trung sẽ tăng thêm nguy cơ thất bại, có khả năng dẫn đến vài tuần hoặc vài tháng không có năng lượng – làm tê liệt các nỗ lực cứu trợ và ngăn trở sự phục hồi.
2) Năng lượng hiệu quả trong nhà bếp có tầm quan trọng không kém trong vấn đề phát triển. Bằng việc áp dụng các công nghệ như năng lượng bếp đun hiệu quả và hệ thống sưởi ấm, chúng ta có thể đóng góp vào những nỗ lực giảm nhẹ các tác động tới khí hậu, tăng cường khả năng phục hồi của địa phương trước các hiểm họa thiên nhiên, và có thêm thời gian được sử dụng tốt hơn cho các cơ hội kinh tế và giáo dục. Chẳng hạn như năng lượng bếp đun hiệu quả, yêu cầu ít gỗ hoặc than củi hơn (có nghĩa là giảm công việc ngoài giờ cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ) và do đó làm giảm nạn phá rừng và suy thoái đất, giúp ngăn chặn lở đất và lũ lụt.
3) Những mối liên hệ giữa năng lượng sạch, bền vững và giảm nhẹ tác động khí hậu và thích ứng không thể bị cường điệu. Bằng cách sử dụng các công nghệ năng lượng xanh, và chuyển sang các nguồn bền vững, chúng ta có thể hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu tăng không quá 2 độ C.
4) Các hệ thống và dịch vụ năng lượng kiên cố trước khí hậu phải có giá cả phải chăng, và cần có sự tham gia của cộng đồng và quyền sở hữu của hệ thống năng lượng. Cộng đồng dân cư biết rõ nhất khu vực hoặc vùng nào rất dễ bị rủi ro, tương tự như vậy, họ sẽ có kiến thức về nguồn lực sẵn có theo ngữ cảnh và lịch sử, chẳng hạn như các khu vực có thể tạo gió hoặc những con sông có tiềm năng thủy điện. Bỏ qua kiến thức địa phương không chỉ làm giới hạn chủ sở hữu mà còn khiến cho dự án năng lượng phải tiếp xúc với những rủi ro và chi phí quá mức hoàn toàn có thể tránh được.
Phát triển hệ thống năng lượng hiệu quả, bền vững, đa dạng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội mà không gây nguy hại tới sự an toàn và thịnh vượng trong tương lai của những lợi ích ngắn hạn. Đây nên là phương pháp tiếp cận “go-to” cho tất cả những phát triển năng lượng mới.
Rất may, điều này ngày càng nhận được nhiều sự chú ý trên toàn cầu, cả chương trình nghị sự phát triển của địa phương và quốc gia đều xem năng lượng bền vững là một lựa chọn đáng tin cậy và thiết thực cho sự phát triển bền vững và kiên cố trước khí hậu. Diễn đàn Năng lượng bền vững cho tất cả – Sustainable Energy for All Forum (SE4ALL), được tổ chức trong tuần này tại New York, là sự kiện lớn nhất trong vấn đề này, và hơn 1000 nhà hoạch định chính sách cùng chuyên gia tham dự chắc chắn sẽ kêu gọi việc đưa năng lượng bền vững vào trong Các mục tiêu phát triển bền vững trong tháng 9.