English: How Can We Create a World Where Plastic Never Becomes Waste? Ngày nay bất cứ ai cũng có thể tiếp xúc với chất dẻo và đồ nhựa hàng ngày, tại bất cứ đâu. Chất dẻo, đồ nhựa đã trở thành nguyên liệu giản đơn của nền kinh tế hiện đại – kết hợp giữa chức năng hàng đầu và giá thành phải chăng. Mặc dù việc sử dụng đồ nhựa mang lại nhiều lợi ích, điều này cũng đã mang lại những bất cập ngày càng hiện rõ mà chúng ta không thể chối bỏ. Giá trị kinh tế quan trọng bị mất đi sau mỗi lần sử dụng, cùng với những tác động tiêu cực sâu và động đối với tự nhiên là những tác động lớn nhất của việc sử dụng chất dẻo, đồ nhựa. Làm thế nào để chúng ta thay đổi tình trạng sử dụng chất dẻo đồ nhựa như hiện nay thành cơ hội toàn cầu cho sáng tạo mới và nắm bắt giá trị của chất dẻo, tạo nên nền kinh tế mạnh hơn và có tác động đến môi trường tốt hơn? Là một phần của Dự án MainStream, Diễn đàn Kinh tế Thế Giới và Tổ chức Ellen MacArthur, cùng với sự giúp đỡ của McKinsey & Company, dưới sự hướng dẫn của Ban Định hướng, cùng với 9 CEO toàn cầu đã họp lại để trả lời câu hỏi này. Báo cáo mới nhất của chúng tôi – Nền kinh tế mới cho chất dẻo: Nghĩ lại tương lai của chất dẻo – đã vẽ ra một kế hoạch chi tiết để giúp cho chất dẻo, đồ nhựa không bao giờ bị lãng phí. Vậy tình trạng của chất dẻo, đồ nhựa hiện nay là như thế nào? Nền kinh tế chất dẻo được coi là nguyên mẫu của hệ thống “tuyến tính” (khai thác – sản xuất – xử lí): – Giá trị quan trọng bị mất đi: hầu hết các loại túi ni-lon bị vứt đi sau 1 lần dùng; 95% giá trị của các chất làm ra túi ni-lon – trị giá 80-120 tỷ USD mỗi năm, bị mất đi về mặt kinh tế. – Chi phí tiêu cực đáng kể về kinh tế: Chi phí ngoại lai tiêu cực từ bao bì chất dẻo (ví dụ ở các đại dương và cơ sở hạ tầng đô thị), kết hợp với chi phí liên quan với lượng phát thải khí nhà kính từ quá trình sản xuất được ước tính khoảng $ 40 tỷ USD mỗi năm. Con số này vượt qua tổng lợi nhuận của ngành công nghiệp bao bì nhựa. – Trong điều kiện kinh doanh như thường lệ, những chi phí tiêu cực được dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những thập kỷ tới. Với mức tăng trưởng tiêu thụ, dự đoán đến năm 2050 các đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá (theo khối lượng), và toàn bộ ngành công nghiệp chất dẻo sẽ tiêu thụ 20% tổng sản lượng dầu mỏ và 15% lượng carbon được cho phép thải ra hàng năm. Nền kinh tế chất dẻo mới sẽ như thế nào? Dựa vào điểm cốt lõi, dự án có một cách tư duy mới, được củng cố bằng các nguyên tắc của nền kinh tế vòng tròn. Nền kinh tế chất dẻo mới là một tầm nhìn của nền kinh tế toàn cầu, nơi chất dẻo không bao giờ trở thành chất thải. Dự án này có ba tham vọng chính: 1. Tạo ra nền kinh tế nhựa “sau sử dụng” hiệu quả – phát triển kinh tế và các kênh của tái chế, nhân rộng việc áp dụng các bao bì tái sử dụng, và thông qua bao bì có khả năng phân hủy cho các ứng dụng mục tiêu, giúp nắm bắt giá trị bị mất. 2. Quyết liệt giảm “rò rỉ” nhựa (ví dụ như chất dẻo, đồ nhựa bị thải ra biển) – bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng sau sử dụng ở các nước được chỉ định, tăng sức hấp dẫn kinh tế của giữ vật liệu trong hệ thống, và giảm thiểu tác động tiêu cực của bao bì nhựa khi được thoát ra khỏi hệ thống. 3. Tách nhựa, chất dẻo từ nguồn cung cấp hóa thạch – chủ yếu thông qua việc phát triển các sản phẩm nhựa có nguồn gốc tái tạo …, từ chất dẻo sinh học hay chất dẻo làm từ khí nhà kính được thu giữ Chúng ta làm việc đó bằng cách nào? Báo cáo của chúng tôi vạch ra một nền móng căn bản dựa theo hướng suy nghĩ mới cho ngành chất dẻo và đồ nhựa; cung cấp một cách tiếp cận mới, một hệ thống rõ ràng và hợp tác với các tiềm năng để biến đổi dòng chảy vật liệu nhựa-bao bì toàn cầu và do đó mở ra nền kinh tế chất dẻo mới. Báo cáo gồm các khuyến nghị chính gồm có: 1. Hợp tác: Thiết lập một Nghị định thư toàn cầu về chất dẻo và phối hợp giữa các dự án thử nghiệm trên quy mô lớn và các dự án trình diễn, tất cả các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị cùng tham gia, bao gồm các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp. 2. Sáng tạo: Huy động quy mô lớn, định mục tiêu “bắn tới mặt trăng” sáng tạo, tiếp tục phát triển và khuyến khích nghiên cứu khoa học trong khu vực, chẳng hạn như tìm kiếm “siêu polyme” kết hợp chức năng với khả năng tái chế cao, cũng như các vật liệu sinh học lành tính thân thiện. 3. Truyền thông: Điều phối và hướng truyền thông vào bản chất của hệ thống hiện nay, tầm nhìn của nền kinh tế chất dẻo mới, những ứng dụng tốt nhất của nó, và những hiểu biết chuyên sâu về vấn đề này. Những sáng tạo và nỗ lực hiện nay để cải thiện nền kinh tế chất dẻo cho thấy những tiềm năng nhất định. Đến nay những điều này đã được chứng minh là quá nhỏ lẻ và thiếu sự phối hợp để có tác động ở quy mô lớn. Những nỗ lực này cần phải được bổ sung và hướng dẫn bởi sáng kiến hợp tác toàn cầu, phù hợp với quy mô của những thách thức và cơ hội. Tổ chức Ellen MacArthur Foundation sẽ thiết lập những sáng kiến đó để hoạt động như một cơ chế đối thoại toàn cầu và thúc đẩy sự chuyển dịch về nền kinh tế chất dẻo mới. Những người tham gia trong chuỗi sản xuất bao bì nhựa đã chứng minh rằng thời gian và (một lần nữa) năng lực của họ để sáng tạo. Lúc này, khai thác khả năng này để cải thiện vòng tuần hoàn của bao bì nhựa – trong khi tiếp tục mở rộng chức năng của nó và giảm chi phí của chúng – có thể giúp chúng ta tiến tới một hệ thống hiệu quả: một nền kinh tế nhựa mới. Bản báo cáo đầy đủ, Nền kinh tế mới cho chất nhựa: Nghĩ lại tương lai của chất dẻo, có thể được tìm tại đây – The New Plastics Economy: Rethinking the future of plastics. Bản báo cáo này được đưa ra tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos. Tác giả: Sáng lập viên Dame Ellen MacArthur, tổ chức Ellen MacArthur, UK; Dominic Waughray, Trưởng ban Đối tác Công-Tư, Thành viên Ủy Ban Điều Hành, Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Bài viết này là một phần của một loạt bài củaThe Huffington Post và Diễn đàn Kinh tế Thế giới để đánh dấu cuộc họp thường niên của Diễn đàn năm 2016 (tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ, ngày 20-23). Chủ đề của hội nghị năm nay là Mastering the Fourth Industrial Revolution – “Nắm vững cách mạng công nghiệp thứ tư.” Đọc tất cả các bài viết trong loạt bài ở đây. Dịch bởi Hoàng Mỹ Hạnh – Sinh viên khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội
|
