Chỉ số phát triển trẻ em toàn diện: UNESCO

 ENGLISH: UNESCO Holistic Early Childhood Development Index (HECDI) Framework

Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đời người. Giai đoạn này được bắt đầu từ lúc thụ thai đến 8 tuổi, những bài học từ giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và hạnh phúc sau này và suốt cuộc đời của trẻ nhỏ. Hỗ trợ phát triển trẻ thơ, đặc biệt là cho trẻ em dễ bị tổn thương nhất, đòi hỏi phải phối hợp hành động để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đầy đủ, chất lượng giáo dục, hỗ trợ cho cha mẹ và bảo vệ quyền trẻ em. Khoa học chứng minh rõ ràng rằng phương pháp tiếp cận toàn diện như vậy làm tăng đáng kể cơ hội trẻ em sẽ hoàn thành việc học trên trường lớp, sức khỏe thể chất và tinh thần tốt và đóng góp tích cực cho xã hội của chúng.

Một số công ước quốc tế nói rằng trẻ em có quyền được ở trong những môi trường hỗ trợ hạnh phúc của chúng một cách toàn diện. Hiện nay, tình trạng của trẻ nhỏ thường được đo lường bằng một vài chỉ tiêu về sức khỏe, dinh dưỡng hoặc giáo dục mầm non (PPE). Trong khi không thể phủ nhận tầm quan trọng các chỉ số trên, áp dụng các phương pháp tiếp cận toàn diện hơn để đo lường là cần thiết để đảm bảo rằng các quyền của trẻ em được tôn trọng và toàn diện.

Trong việc theo đuổi mục tiêu tất cả trẻ em đạt được tiềm năng phát triển của mình, Chỉ số phát triển trẻ em toàn diện (Holistic Early Childhood Development Index – HECDI) cung cấp một tập hợp các mục tiêu, mục tiêu phụ và các chỉ số để theo dõi sự phát triển toàn diện trẻ nhỏ ở cả cấp quốc gia và cấp quốc tế. Khung đề xuất này là bước đầu tiên để hướng tới một chỉ số toàn cầu có thể được sử dụng để mô tả một cách toàn diện tình trạng của trẻ em trên toàn thế giới. Khung HECDI được thiết kế để giúp thúc đẩy sự sáng tạo và phổ biến của các chỉ số cần thiết cho việc đánh giá  tổng thể tình trạng của trẻ nhỏ, bằng cách xác định mục tiêu phù hợp cùng với Công ước về quyền của Trẻ em (CRC) và Giáo dục cho mọi người (EFA) và gợi ý các chỉ số để giúp theo dõi tiến độ, thông báo cho các chính sách và hướng dẫn thực hành trong chăm sóc trẻ em và giáo dục ở giai đoạn sớm (Early Childhood care and Education – CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM)(1). Các khung đề xuất phản ánh quan điểm và cách nhìn nhận của một số tổ chức tập trung vào việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nhìn chung, HECDI tập trung vào việc đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ đạt được tiềm năng phát triển của mình. Trong việc theo đuổi mục tiêu đó, bốn mục tiêu chính đã được đưa ra nhằm hướng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, bảo trợ xã hội, giảm nghèo và sự hỗ trợ của cha mẹ:

1.     Trẻ em tồn tại và chứng minh sự phát triển  và học tập ở độ tuổi thích hợp .

2.     Trẻ em có trải nghiệm trong quá trình kích thích nhận thức, cảm thấy được ủng hộ tại gia đình với nguồn lực đầy đủ.

3.     Trẻ em và gia đình có khả năng tiếp cận vào các chương trình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng tốt, giáo dục và bảo vệ xã hội.

4.     Các quyền của trẻ em được bảo vệ và tôn trọng thông qua việc thực hiện các chính sách và các chương trình hỗ trợ trẻ em và gia đình.

Bảng 1 dưới đây phác thảo ngắn gọn các mục tiêu chính và các chỉ tiêu đề xuất có liên quan với nhau trong bốn mục tiêu.

Mục tiêu chính Mục tiêu nhỏ Chỉ số đề cuất
Trẻ em sống được và thể hiện sự  phát triển và học  tập thích hợp với độ tuổi Trẻ sống được Tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi
Trẻ em có cân nặng khỏe mạnh

 

·   Cân nặng thấp khi sinh

· Trẻ em thừa cân dưới 5 tuổi

· Thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi

Trẻ em không bị bệnh thường xuyên hoặc bệnh mãn tính

 

·Tiêu chảy, sử dụng liệu pháp bù nước đường uống (ORT) & muối

· Chăm sóc tốt cho viêm phổi

·Chẩn đoán bệnh sốt rét

Trẻ em thể hiện sự phát triển phù hợp văn hóa và lứa tuổi

 

· Chỉ số phát triển sớm(EDI)

·Chỉ số Điều tra (MICS) và chỉ số phụ EDI

·Phát triển thần kinh trong 1.000 ngày đầu tiên

Trẻ em trải nghiệm nhận thức kích thích, môi trường được gia đình hỗ trợ về mặt cảm xúc với nguồn lực đầy đủ

 

 

Tiếp cận với nguồn nước uống và vệ sinh môi trường cải thiện ·Tiếp cận với nước uống Tiếp cận điều kiện vệ sinh
Chính sách cho nghỉ có lương cho cha mẹ mới có trẻ sơ sinh, cả chính thức và không chính thức Nghỉ có lương cho cha mẹ
Cha mẹ có khả năng tiếp cận các chương trình hỗ trợ giáo dục Không
Cha mẹ có giáo dục chính thức ·Tỷ lệ biết chữ cho người lớn 15 tuổi trở lên

·Số năm trung bình của giáo dục đối với nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 15 & lớn hơn

Các bà mẹ trải nghiệm được hạnh phúc ·   Trầm cảm của mẹ

·   Thể trạng cá nhân của mẹ

 

Không để trẻ tiếp xúc với bạo lực gia đình Thái độ đối với bạo hành gia đình

Kinh nghiệm với kỷ luật dùng bạo lực

Trẻ em có đủ sự chăm sóc hàng ngày Trẻ em phải ở một mình hoặc trẻ khác dưới 10 tuổi trông hơn 1 giờ mỗi tuần
Trẻ em sống trong các hộ gia đình với nguồn lực đầy đủ ·         Trẻ em sống trong nghèo đói

·         Sự hiện diện của các chính sách và chương trình nhằm giúp gia đình thoát nghèo

Trẻ em và gia đình có khả năng tiếp cận các chương trình, dịch vụ chất lượng Trẻ em có khả năng tiếp cận vào chương trình chăm sóc y tế phòng ngừa và toàn diện ·   Tỷ lệ tiêm chủng

·   Các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe trên10.000 dân

·   Tiếp cận phát triển trẻ thơ cần thiết (ECD) sức khỏe can thiệp

Các dịch vụ về mang thai & sinh nở ·         Sự hiện diện của người đỡ đẻ có kỹ năng trong khi sinh

·         Ít nhất 4 lần khám tiền sản

Tiếp cận với chăm sóc và giáo dục mầm non chất lượng ·         Trẻ vào lớp 1 với trải nghiệm CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC

·         Tổng giá trị giáo dục mầm non (PPE)

·         Tỉ lệ giáo viên – học sinh

·         Giáo viên đủ điều kiện để dạy ở mầm non

·         Phải học lại lớp 1

Quốc gia hoặc cộng đồng kiểm tra những đáp ứng cần thiết để trẻ em tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng None
Quyền trẻ em được bảo vệ và

duy trì thông qua  việc thực hiện các chính sách và chương trình để hỗ trợ trẻ em và các gia đình

Quốc gia và / hoặc tiểu bang cung cấp bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em bất kể tôn giáo, chủng tộc, quốc gia nguồn gốc, giới tính, khuyết tật ·         Đăng ký khai sinh

·         Trẻ em được cấp giấy khai sinh

·         Quốc gia tuân thủ Công ước về quyền trẻ em (CRC) (Bình luận chung 7 chỉ số)

*Chú ý: Các chỉ số in đậm là có sẵn tại nhiều quốc gia; chỉ số in nghiêng chưa được thu thập trên một quy mô rộng

Mô tả chi tiết được trình bày trong phần 5 của tài liệu này.

(1): Các chỉ số có trong Khung HECDI Phần EFA Mục tiêu 1, ‘mở rộng và cải thiện toàn diện giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là cho trẻ em dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất.’ Khung HECDI cũng phản ánh những ưu tiên cho trẻ nhỏ cùng với trong Công ước năm 1989 về quyền trẻ em, và cụ thể hơn trong Bình luận chung số 7 trên mục ‘thực hiện quyền trẻ em trong 9 năm đầu’ được thông qua bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 2005.

Trên tất cả các mục tiêu HECDI và mục tiêu phụ, việc kiểm tra các chỉ số của các yếu tố liên quan đến sự bất bình đẳng là việc cần thiết- ví dụ, phá vỡ và báo cáo tỷ lệ sức khỏe trẻ em và hạnh phúc phản ánh qua thu nhập của gia đình , tình trạng phân biệt chủng tộc hay sắc tộc và giới tính .

Rất ít quốc gia có đầy đủ các dữ liệu cần thiết để tạo ra một thẩm định toàn diện về phát triển của trẻ nhỏ ngày nay. Tiến độ các chỉ số toàn cầu sẽ được cập nhật từng bước, phản ánh sự khác biệt tự nhiên giữa các quốc gia trong dữ liệu sẵn có. Ngay lúc này, các nước có thể sử dụng khung HECDI để:

▪ Thảo luận về các mục tiêu HECDI và mục tiêu phụ, và xác định các chỉ số phù hợp nhất với sự phát triển của trẻ em trong bối cảnh của đất nước, sức mạnh và thách thức

▪ Xác định các mục tiêu và mục tiêu phụ mà đòi hỏi cách tiếp cận tích hợp giữa các ngành, và đạt được thỏa thuận về một cách tiếp cận liên ngành tới CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

▪Lập kế hoạch cho bộ dữ liệu cho các chỉ số đại diện cho cách tiếp cận toàn diện để hỗ trợ trẻ em phát triển

Theo thời gian, dữ liệu HECDI có thể được sử dụng trên phạm vi quốc gia và toán cầu để tóm tắt tình trạng của trẻ nhỏ và theo dõi sự phát triển theo thời gian, theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu và tiểu mục tiêu, sử dụng một tập hợp các chỉ số, và định hướng các quyết định chính sách có liên quan đến trẻ nhỏ.

Đối với mỗi một trong bốn mục tiêu, HECDI hướng tới chỉ số cốt lõi mà nắm bắt được sự hình thành chất lượng của CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM, mà việc thực hiện cần được theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, các chỉ số không cung cấp hoặc bắt buộc việc đưa ra một danh sách dài và đầy đủ các chỉ số mà mỗi quốc gia phải thu thập, vìmỗi nước có hoàn cảnh, khả năng và ưu tiên khác nhau. Khi đo lường và phân tích các chỉ tiêu HECDI, các nước được yêu cầu sẽ ưu tiên các chỉ số được coi là quan trọng nhất với hoàn cảnh của mình và chiến lược CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM. Hơn nữa, HECDI nên được xem như là một “công việc đang tiến hành ‘ mà có thể và nên được sửa đổi theo thời gian khi nhu cầu của đất nước sẽ được xác định và các chỉ số mới được phát triển.

Để hỗ trợ trong việc giải thích và áp dụng Khung HECDI, hướng dẫn kỹ thuật này bao gồm các phần sau:

▪ Phần 1: Cơ sở và quá trình của HECDI

▪ Phần 2: Sử dụng HECDI ngày nay

▪ Phần 3: Xây dựng một chỉ số tổng thể

▪ Phần 4: Lập kế hoạch cho hệ thống phát triển toàn diện trẻ thơ (ECD)

▪ Phần 5: Mục tiêu HECDI, mục tiêu phụvà các chỉ số đề xuất

Phần đầu tiên mô tả các phân tích đằng sau khung HECDI và vạch ra quá trình phát triển khuôn mẫu. Phần thứ hai cho thấy những bước đầu tiên các quốc gia cần cân nhắc trong việc sử dụng khung HECDI để thông báo kế hoạch và hoạch định chính sách.

Phần thứ ba mô tả chi tiết các nước có thể giúp xây dựng HECDI bằng cách đóng góp dữ liệu cho các chỉ số hiện có và hỗ trợ phát triển chỉ số mới.

Phần thứ tư đưa ra cách tiếp cận liên ngành để cung cấp hỗ trợ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM toàn diện, và thảo luận về một số trường hợp thực tế của việc lập kế hoạch và triển khai các hệ thống phát triên mầm non toàn diện.

Phần thứ năm giải thích từng mục tiêu và mục tiêu phụHECDI, và gợi ý các nguồn dữ liệu cho các chỉ tiêu đề ra.

 Dịch bởi Hoàng Mỹ Hạnh – Sinh viên Viện Đại Học Mở Hà Nội

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s