Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số


phunuvietnam – 15/03/2023 09:00

Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án AWEEV – “Nâng cao Quyền năng Kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” tại Hà Giang và Lai Châu chia sẻ.

Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao. 

Sự phân bổ theo giới của công việc chăm sóc không được trả công cũng khác nhau tùy theo hộ gia đình và cộng đồng, trong đó các yếu tố như tôn giáo, văn hóa và mức thu nhập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đan xen nhiều nhất. Khi không có phụ nữ trong độ tuổi lao động chăm sóc, gia đình thường giao cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ lớn tuổi đảm nhận vai trò này.

Tiếp tục đọc “Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số”

Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non

VNE – Thứ sáu, 10/3/2023, 06:00 (GMT+7)

HÀ NỘI – Sắp phải đi làm sau 6 tháng nghỉ thai sản, Nhung, 31 tuổi, tìm chỗ gửi con, nhưng với đồng lương phụ bếp eo hẹp, gửi tư không thể, trường công không nhận.

Giữa những cánh cửa im lìm trong một dãy trọ cấp bốn ở thôn Nhuế, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội trưa 8/3, duy nhất cửa phòng của Vũ Thị Nhung mở, nơi cô đang cho con ăn bột. Bé Bơ, hơn 5 tháng tuổi, ăn loáng hết đĩa bột. Nết ăn, nết ngủ của con khiến Nhung bớt phần nào nỗi lo đi gửi trẻ những ngày sắp tới. Nhưng người mẹ quê Ba Vì, Hà Nội còn nhiều trăn trở khác.

Nhung là phụ bếp trong khu công nghiệp, lương 4,2 triệu đồng một tháng. Chồng cô là đầu bếp chính, tổng lương cả hai vợ chồng được hơn chục triệu. “Đi gửi trường tư có mà hết lương nhỉ?”, Nhung nhắc không dưới ba lần trong cuộc nói chuyện với phóng viên.

Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương
Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương

Tiếp tục đọc “Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non”

Giáo dục Nhật Bản: Trẻ mẫu giáo chia cơm, lớp 1 dọn sân bóng rổ

VNN – 01/11/2021    07:00 GMT+7

Phạm Mạnh Hùng – Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, nghiên cứu chuyên sâu về nhân lực, nhân tài, lãnh đạo học, chuyển đổi số

Người Nhật được thế giới nể phục không chỉ vì tạo nên những kỳ tích công nghệ và kinh tế mà còn vì những đức tính cao cả, tinh thần tự lập, kỷ luật, tập thể…

Đó là kết quả của nền giáo dục chuẩn mực không chỉ dạy kiến thức mà còn rất chú trọng “dạy người” từ sớm.

Ứng xử lịch thiệp

Nền giáo dục Nhật vận hành theo nguyên lý lấy “đạo đức làm nền tảng”, “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”. Bởi vậy, ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được rèn luyện, thực hành các quy tắc ứng xử lịch thiệp từ các hoạt động hàng ngày như biết nói lời cám ơn và xin lỗi, biết chia sẻ trách nhiệm trong tập thể, tính tự lập và tinh thần trách nhiệm với công việc…

Giáo dục Nhật Bản: Trẻ mẫu giáo chia cơm, lớp 1 dọn sân bóng rổ
Học sinh tự dọn dẹp lớp học

Tiếp tục đọc “Giáo dục Nhật Bản: Trẻ mẫu giáo chia cơm, lớp 1 dọn sân bóng rổ”

Quảng Bình: Hàng ngàn học sinh không đủ cơ sở vật chất học trực tuyến

SGGPO Thứ Sáu, 3/9/2021 15:55

Ngày 3-9, ông Bùi Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, theo kế hoạch năm học 2021-2022 Sở GD-ĐT ban hành học trực tuyến từ cấp tiểu học trở lên, thì huyện miền núi Minh Hóa không đủ cơ sở vật chất để học sinh học trực tuyến.

Trường học ở xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, không đủ điều kiện học trực tuyến do không có điện, sóng điện thoại, internet

Trường học ở xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, không đủ điều kiện học trực tuyến do không có điện, sóng điện thoại, internet

Ngày 1-9, ông Đăng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình ký văn bản yêu cầu tổ chức học bằng hình thức trực tuyến đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Không tổ chức dạy học trực tuyến với giáo dục mầm non.

Tiếp tục đọc “Quảng Bình: Hàng ngàn học sinh không đủ cơ sở vật chất học trực tuyến”

Chăm lo cho mầm non vùng cao

14:23, 24/09/2019 [GMT+7]

(Báo Quảng Ngãi)- Chỉ cần nghe thông tin ở đâu có khả năng “xin được” là cô lại chủ động liên lạc, để xin hỗ trợ. Một lần chưa được thì xin nhiều lần. Chính sự chân thành của cô đã thuyết phục được nhiều nhà hảo tâm từ khắp mọi nơi. Nhờ vậy mà học sinh ở các điểm trường mầm non  vùng cao Tây Trà đã có được nơi học tập, vui chơi tốt hơn.

 Niềm vui của các cháu khi có trường mới với nhiều đồ chơi.
Niềm vui của các cháu khi có trường mới với nhiều đồ chơi.

Đó là tấm lòng của cô giáo Trần Thị Minh Hiền (1981), người đã dành cả tuổi thanh xuân để chăm lo cho những mầm non ở một trong những nơi còn nghèo nhất nước. Tiếp tục đọc “Chăm lo cho mầm non vùng cao”

Quảng Ninh: Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số

Hiện nay, gần 80% giáo viên dạy trẻ em vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc Kinh, không thông thạo tiếng dân tộc của trẻ. Việc bất đồng về ngôn ngữ đang làm hạn chế giao tiếp, giảm hiệu quả truyền đạt ngôn ngữ tiếng Việt giữa giáo viên và học sinh.

Một giờ học tập làm văn của học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Có thể thấy khó khăn về giao tiếp tiếng Việt chính là rào cản lớn nhất của các trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) khi vào lớp 1. Tiếp tục đọc “Quảng Ninh: Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số”

New academic year begins, but teacher and classroom shortages still exist

10/09/2019    19:04 GMT+7

VNNThe Ministry of Education and Training have asked the Prime Minister and the Politburo to approve a plan to increase the teaching workforce in 22 provinces.

These localities include 17 with an increase of students and five provinces in the Central Highlands.

However, there are still many provinces which lack several thousand teachers each. The ministry reported that Son La lacks 3,355 teachers, Thai Binh 3,167, Gia Lai 2,572, Thanh Hoa 2,877, Binh Duong 2,811, Kien Giang 1,008 and HCM City 1,290.

New academic year begins, but teacher and classroom shortages still exist

Tiếp tục đọc “New academic year begins, but teacher and classroom shortages still exist”

“Thầy bảo mẫu” trên đỉnh Pú Nhi

GHI CHÉP CỦA LÊ LAN

ND – Chủ nhật, 09/12/2018 – 02:59 PM (GMT+7)

Bữa ăn, giấc ngủ của các cháu đều có thầy Chống chăm sóc, nâng niu.

Bà con dân tộc Mông nơi đỉnh núi Pú Nhi, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vẫn nói với nhau, nhiều bản Mông nào cũng có người tên Chống, song thầy Chống ở Pú Nhi chỉ có một mà thôi…

“Không phải thầy chính thức đâu!”

Nghe Thượng tá Lê Thành Minh – Phó Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Tổ trưởng Tổ công tác tăng cường cơ sở cụm Pú Nhi – gọi thân mật “thầy Chống”, thì Hạng A Chống bẽn lẽn cười rồi giải thích: “Không. Em chỉ đưa đón các cháu từ nhà đến trường; hỗ trợ cô giáo chủ nhiệm giảng dạy, chăm sóc các cháu khi ăn khi ngủ và thông tin đến phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của các cháu. Em không phải thầy chính thức đâu!”. Tiếp tục đọc ““Thầy bảo mẫu” trên đỉnh Pú Nhi”

Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ

SGGP 

Để có được con chữ, các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn H’Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk phải thức dậy đi học từ lúc 4 giờ 30 sáng, vượt qua những con suối dữ, hay hàng chục cây số đường đồi dốc, lầy lội. Giáo viên, ngoài nhiệm vụ dạy chữ còn dành thời gian quyên góp sách vở, áo quần cho học sinh và kiêm thêm nhiệm vụ “tài xế” không công để đưa đón các em đến trường.

Học sinh làng H’Mông trên đường đến trường. Ảnh: ĐÔNG NGUYÊN

Tiếp tục đọc “Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ”

Hà Nội gần 3 triệu dân không nước sạch

VNE  – Năm 2006, khu liên hiệp thể dục thể thao tám nghìn chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng, sân quần vợt, bể bơi được khởi công xây dựng tại Đan Phượng. Ngày gắn biển công trình, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện “tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại”.

Hai năm sau, Đan Phượng khởi công nhà hát 117 tỷ đồng. Trên diện tích đất hơn mười nghìn mét vuông, nhà hát ba tầng có sức chứa 700 người và 20 phòng chức năng. Tiếp tục đọc “Hà Nội gần 3 triệu dân không nước sạch”

Hệ thống Giáo dục tại Việt Nam (P2)

English: EDUCATION IN VIETNAM

Bài báo này mô tả những xu hướng và phát triển hiện nay trong nền giáo dục ở Việt Nam, sự di chuyển của sinh viên và cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống giáo dục Việt Nam.

Hệ thống Giáo dục tại Việt Nam (P1)

TÓM TẮT: HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

QUẢN TRỊ CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Cho đến những năm 1980, hệ thống giáo dục Việt Nam được xây dựng theo hệ thống của Liên bang Xô Viết. Chính sách tự do hoá nền kinh tế được ban hành sau Cải cách đổi mới năm 1986 dẫn đến những thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều ngành khác nhau, bao gồm cả hệ thống giáo dục, nhưng đất nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Do đó, rất nhiều phương diện của hệ thống giáo dục được tập trung cao và chỉ đạo bởi Bộ giáo dục và đào tạo tại Hà Nội.
Tiếp tục đọc “Hệ thống Giáo dục tại Việt Nam (P2)”

Sự cô đơn “lạnh người” của cô giáo cắm bản giữa đại ngàn

Quản Bạ – Hà Giang:

Chủ Nhật, 02/09/2018 – 16:43

Dân trí – “Nhất là khi đêm về, xung quanh chỉ toàn một màu đen đặc của đêm tối. Thêm tiếng hú của những con thú từ bốn bề mênh mông núi rừng đua nhau vọng lại. Chỉ có cách trùm chăn kín đầu ngủ cho quên bớt hoảng sợ”, cô giáo cắm bản Lưu Thị Hằng chia sẻ.

Sau 1 tiếng đi xe máy và 4 tiếng đi bộ men theo những vách núi đá cheo leo sâu trong cánh rừng già. Chúng tôi có mặt tại điểm trường Xà Phìn, trường mầm non Bát Đại Sơn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, Hà Giang gặp gỡ và trò chuyện với cô giáo Lưu Thị Hằng.

Bám bản giữa đại ngàn biên giới

‘Nhường’ trường học cho… dự án du lịch

TPCó 15 trường học và điểm trường bị các dự án xóa sổ. Ngành giáo dục huyện đảo Phú Quốc rơi xuống đáy bảng, hạng 14/15 của tỉnh Kiên Giang. Toàn huyện có 32 trường học (mầm non đến THCS), nhưng chỉ có một trường đạt chuẩn quốc gia.

Một “phòng giáo viên” tại điểm trường Rạch Vẹm, xã Gành Dầu.
Một “phòng giáo viên” tại điểm trường Rạch Vẹm, xã Gành Dầu.

Xóa trường nhường chỗ cho chợ

Ông Ðống Thành Ðạt, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Phú Quốc cho biết, việc giải tỏa một số lượng lớn trường học, điểm trường trên địa bàn huyện để làm các dự án đã gây khó khăn trong việc qui hoạch mạng lưới trường học. Từ đó dẫn tới thiếu cơ sở vật chất trường lớp ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của huyện. Tiếp tục đọc “‘Nhường’ trường học cho… dự án du lịch”

Ngôi trường trong mơ của làng Ca Dong trên núi

VNE – Thứ sáu, 13/4/2018, 00:08 (GMT+7)

Gần nửa năm sau bão Damrey, nhiều gia đình trên những dãy núi ở Nam Trà My, Quảng Nam vẫn đang gắng gượng làm lại cuộc sống.

Con bé Mộc Lan ba tháng tuổi, đã nằm chết trên lưng ba.

Anh Ngọ cõng cái xác con bé đội mưa xuống huyện. Anh cùng mấy người dân quân khiêng con bé lớn Chi Nhược và người vợ đang hấp hối, đi dọc con đường đã bị đất đá vùi lấp để xuống bệnh viện. Mưa lớn quá, có người thương hai ba con lấy ô ra che. “Con chết rồi, che làm chi nữa” – sau này người ta kể, anh kêu lên ai oán.

Tiếp tục đọc “Ngôi trường trong mơ của làng Ca Dong trên núi”

EU – Vietnam: launching the first Viet – Mong bilingual supplementary materials for ethnic minority children in Lai Chau

aide-et-action – Lai Chau, December 9th, 2016 – Aide et Action Vietnam and its partner CISDOMA, has launched an initiative on the supplementary materials in Mong and Vietnamese languages for preschool and primary school (5 years old – 8 years old) in Tam Duong district, Lai Chau province. The Mother-Tongue Bilingual Based Education (MTBBE) approach uses Mong as the bilingual language of instruction, along with Vietnamese.

The materials cover 5 topics: gender equality, life skills, disaster preparedness, child rights, local culture and customs which will be mainstreamed into the daily classes at school. The development of the supplementary bilingual material is one of the key activities of the project “Promoting inclusive and relevant early childhood care and education for ethnic minority and disadvantaged children in Vietnam,” funded by the European Union, aiming at helping ethnic minority children overcomes the language barrier and enabling them to read and write in their mother tongue to preserve their culture first, and then transfer these skills to learning Vietnamese.