1/5 trẻ em Việt Nam chưa có được sự khởi đầu tốt nhất

mekongasean – 01/06/2022 15:27 (GMT+7)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thống kê của UNICEF, dù vẫn còn nhiều trẻ em đang chịu những sự thiếu thốn nhất định, nhưng Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đa phần trẻ em Việt Nam hiện được hưởng cuộc sống chất lượng hơn thế hệ đi trước.

Báo cáo “Trẻ em Việt Nam” của UNICEF Việt Nam cập nhật số liệu đến cuối tháng 4/2022 cho thấy, chỉ trong một thời gian khá ngắn, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn về chăm sóc cho 26 triệu trẻ em và người vị thành niên.

Thành tựu kinh tế và phát triển con người tăng lên nhanh chóng chỉ trong hơn 2 thập kỷ cũng được phản ánh trong các chỉ số phúc lợi dành cho trẻ em. Hầu hết trẻ em được đi học tiểu học và trung học cơ sở, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và có thể sống thọ hơn cha mẹ mình.

Tiếp tục đọc “1/5 trẻ em Việt Nam chưa có được sự khởi đầu tốt nhất”

Áp thuế với nước ngọt, trà, cà phê và ‘trào lưu Tây’ không ngọt ngào

ZN – Người Việt cần mạnh dạn khước từ một xu hướng đã và đang gây ra những hệ luỵ sức khoẻ rõ ràng ở những nước khác: tiêu thụ quá nhiều nước uống có đường.

nuoc uong co duong anh huong suc khoe anh 2

nuoc uong co duong anh huong suc khoe anh 3
Michael Tatarski, Nhà báo

Michael Tatarski là một nhà báo người Mỹ, đã sinh sống và làm việc tại TP.HCM từ năm 2010 cho đến nay. Bắt đầu bằng công việc dạy tiếng Anh, Tatarski chuyển sang viết báo cho nhiều ấn phẩm trong và ngoài nước từ năm 2011. Anh cũng là cây bút quen thuộc trên các ấn phẩm Politico, South China Morning Post và Mongabay. Hiện nay Tatarski phụ trách nội dung của trang Saigoneer, vốn đã trở thành quen thuộc đối với cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam từ nhiều năm nay.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã kéo theo sự phát triển và đô thị hóa đáng kinh ngạc trên khắp đất nước. Bằng chứng rõ ràng nhất có lẽ là tại TP.HCM, thành phố mà tôi cho là được quốc tế hóa và mang nhiều đặc tính toàn cầu nhất của Việt Nam.

Tại thành phố này, những xu hướng từ nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, được đón nhận nhanh chóng trong hầu như mọi phân khúc cư dân. Điều này khiến TP.HCM trở thành một nơi sống thú vị nhưng cũng tạo nên một số vấn đề, đặc biệt khi thói quen tiêu dùng hình thành mà vấn đề sức khỏe không được tính đến.

Tiếp tục đọc “Áp thuế với nước ngọt, trà, cà phê và ‘trào lưu Tây’ không ngọt ngào”

Nước sạch vẫn chưa đến được với trên 30 triệu người dân nông thôn

TRỌNG TÙNG19-12-2020 11:21

Kinhtedothi – Đây là thông tin được đề cập đến trong báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch cho môi trường nông thôn được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000.


Hàng triệu trẻ em vẫn chưa được tiếp cận các công trình cấp nước sạch. Ảnh minh họa.

Qua gần 20 năm thực hiện, Chiến lược đã giúp 88,5% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 51% người dân được sử dụng nước sạch. Ngoài ra còn có 75,2% người dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. 

Tiếp tục đọc “Nước sạch vẫn chưa đến được với trên 30 triệu người dân nông thôn”

Trẻ hóa tuổi uống rượu bia, hệ lụy sức khỏe cả đời

PTH: Đây là bản tin cách đây 3 năm nhưng vẫn đúng cho hôm nay.

Thứ Năm, 13-12-2018, 15:09Facebook Email Bản in +

NDĐTCó tới gần 45% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi. Việc sử dụng rượu, bia ở tuổi vị thành niên và thanh niên gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, đặc biệt là gây tổn thương cho não.

Trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia

Việt Nam có 94 triệu dân, mỗi năm tiêu thụ 305 triệu lít rượu, tiêu thụ 4,1 tỷ lít bia. Năm 2016, lượng tiêu thụ cồn ở người 15 tuổi trở lên ở nước ta là 8,3 lít cồn nguyên chất. Xu hướng uống rượu ở tuổi trẻ gia tăng, nguy hại lớn với sức khỏe người dân, trong đó có tai nạn giao thông. 36% vụ tai nạn liên quan đến rượu bia, chưa tính bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng.

Sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.

Tiếp tục đọc “Trẻ hóa tuổi uống rượu bia, hệ lụy sức khỏe cả đời”

3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam cần chăm sóc sức khỏe tâm thần

Thứ 6, 15:33, 25/10/2019

VOV.VNTại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần đang bị “lãng quên” và có khoảng 3 triệu trẻ em 6-16 tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Chuyên gia tâm thần trẻ em “đếm trên đầu ngón tay”

Hiểu biết về sức khỏe tâm thần là nền tảng cho các chương trình khuyến khích sức khỏe tâm thần, phòng ngừa và can thiệp về vấn đề sức khỏe tâm thần ở các quốc gia. Tại Việt Nam, hiểu biết về sức khỏe tâm thần bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây khi hoạt động của các nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học, y tế công cộng, xã hội học, tâm thần học và các nghiên cứu trong lĩnh vực này thu về kết quả.

3 trieu thanh thieu nien viet nam co nhu cau cham soc suc khoe tam than hinh 1
Hội thảo Quốc tế Lần thứ 5 về Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam: Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần ở Trường học và Cộng đồng khai mạc sáng 25/10.

Tiếp tục đọc “3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam cần chăm sóc sức khỏe tâm thần”

Những đứa trẻ bị kỳ thị

daibieunhandan – 08:11 | 03/08/2019

Trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xem là đối tượng thiệt thòi nhất, bởi không có quyền lựa chọn và bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận, thụ hưởng quyền của trẻ em.

Trẻ nhiễm HIV đang được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh)

“Không ai chơi với con”

Chỉ vui vẻ với các bạn trong cùng trung tâm nhưng luôn có thái độ e dè, cảnh giác và không muốn trả lời người lạ, đây gần như là phản ứng chung của những đứa trẻ “có H”. T.M sinh ra đã nhiễm HIV từ mẹ. 4 tuổi, mẹ mất, bé được gửi vào trung tâm bảo trợ trẻ em của TP Hồ Chí Minh. Trong trí nhớ của cô bé học lớp 3 này, hình ảnh người mẹ rất nhạt nhòa và bé hoàn toàn không nhớ nhà mình ở đâu. T.M không biết bệnh của mình là gì, có nguy hiểm hay không, chỉ biết rằng khi đến trường, cô bé thường lủi thủi một mình vì: “Các bạn nói con bị SIDA, không ai chơi với con”. Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ bị kỳ thị”

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn – lời ru buồn

Quang Viên THANH NIÊN

Dù tuyên truyền vận động thường xuyên, nhưng nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn diễn ra khá phổ biến ở Tây nguyên.

Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H'Hảo với 8 người /// Ảnh: Quang Viên
Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H’Hảo với 8 người Ảnh: Quang Viên

Hệ quả của việc lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con là nghèo đói, thất học. Nhưng cái vòng luẩn quẩn “Tảo hôn – sinh nhiều – nghèo đói – thất học” vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác trong cộng đồng đồng bào thiểu số. Nó không chỉ là gánh nặng gia đình mà cho toàn xã hội.

Lời ru buồn ở buôn Kiều

Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình

Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch xã Cư Pui

Có lẽ buôn Kiều là một trong số ít tên buôn nghe có vẻ “thuần Việt” và đẹp nhất vùng Tây nguyên. Nhưng, từ trung tâm H.Krông Bông, Đắk Lắk, vượt chừng 24 km đến nơi hun hút này vào một chiều mưa mới thấy buôn Kiều nghèo xác xơ và buồn hiu hắt.

“Nạn tảo hôn vẫn còn. Tuyên truyền giáo dục nhiều lần mà họ không nghe. Ở đây dân làm nương, làm rẫy thôi, nghèo lắm. Nghèo mà lại lấy chồng sớm quá nên cực khổ và con cái dễ thất học”, trưởng buôn Kiều, Ama Duyên chia sẻ. Rồi anh đưa tôi đến gặp H’Quế Ksơr, cô gái lấy chồng từ năm 15 tuổi. Vào nhà H’Quế thấy cô gái nhỏ nhắn, mặt còn non choẹt địu một đứa bé, tôi hỏi “Em cháu đấy à?”, cô bé trả lời: “Không, con của cháu đấy”.

Sau một hồi lâu ngần ngại và được trưởng buôn trấn an, H’Quế mới thỏ thẻ: “Cháu học đến lớp 9, định học hết lớp 12 nhưng bố mẹ đi hỏi chồng cho, thế là phải lấy thôi. Chồng cháu ở buôn Kuah, gặp nhau chỉ hai tháng sau là cưới”.

Đứa bé nằm trong chiếc địu của H’Quế còm nhom như suy dinh dưỡng, cứ thao láo mở đôi mắt đen tròn, ngơ ngác nhìn người lạ thật tội nghiệp. Nó cứ rúc đầu vào vú người mẹ tuổi 15, song liên tục khóc. Bà mẹ trẻ trông vẻ “khô khan” nên có lẽ cũng thiếu sữa. “Chồng cháu đi làm rẫy và làm thuê nhưng để có cái ăn hằng ngày cho gia đình cũng khó lắm rồi. Làm gì có tiền mua thêm sữa cho bé”, H’Quế nói giọng buồn buồn.

Bỗng có con chó từ đâu chạy vô nhà thấy người lạ sủa ầm ĩ. Đứa bé trong lòng H’Quế khóc thét lên. H’Quế đong đưa con và khe khẽ hát bằng tiếng M’Nông:“Con ta ơi, mau cao lớn nhé. Con ta ơi, cầm rổ xúc cá. Con ta ơi, cầm nỏ bắn sóc”. Lời ru thể hiện ước nguyện của người mẹ trẻ đối với đứa con yêu nhưng giọng H’Quế cất lên lại thấy thật não lòng. Lời ru sao buồn quá!

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn - lời ru buồn - ảnh 1
Nhiều cô học trò M’Nông bỏ học từ cấp 2 để lấy chồng

 

Trong buôn này H’Hảo vừa học xong lớp 9 cũng cưới chồng, con nay đã hơn 1 tuổi. Gặp chúng tôi, H’Hảo vẫn hồn nhiên như cô học trò cấp 2. “Nhà nghèo nên cháu nghỉ học để lấy chồng về giúp đỡ bố mẹ. Ở buôn này, con gái lấy chồng sớm là bình thường mà”, H’Hảo tâm sự. Mẹ H’Hảo là H’Lơi cũng lấy chồng năm 16 tuổi. Bây giờ con nhỏ của H’Lơi cũng lớn hơn con của H’Hảo một chút. Nhìn vào đám trẻ nheo nhóc, khó phân biệt ai là con, ai là cháu, ai là bà, ai là mẹ.

Người M’Nông theo chế độ mẫu hệ, nhà gái nhắm được chàng rể nào ưng bụng thì cưới cho con gái và người con trai sẽ về nhà vợ ở rể. Với họ, việc tìm được chàng rể cho con gái thơ dại cũng như mang lại sự thịnh vượng, giàu có cho cả gia đình. Chẳng biết bao giờ thì gia đình H’Hảo mới thịnh vượng, giàu có. Hiện tại, nhìn gia cảnh, nghe mẹ H’Hảo kể về thu nhập ít ỏi từ việc đi lột vỏ keo chỉ biết chạnh lòng.

Lấy chồng từ thuở 13

Có lẽ ở nhiều buôn làng vùng Tây nguyên, câu hát “Lấy chồng từ thuở 13, đến năm 18 thiếp đà 5 con” không có gì là “phi thực tế”. H’Luyến Byă ở buôn Kiều, xã Yang Mao, H.Krông Bông lấy chồng khi còn đang học lớp 7. Bây giờ H’Luyến cũng đã con bồng con bế. Sao cháu lấy chồng sớm vậy? H’Luyến trả lời ngắn gọn: “Phong tục thôi”. Trưởng buôn cho biết: “Còn đi học cấp 2, chúng đã yêu nhau, bố mẹ không biết, mà biết cũng không ngăn cản. Vài đứa bị bố mẹ cấm yêu thì dọa uống thuốc tự tử. Chính quyền đi tuyên truyền về hôn nhân gia đình thì người già đi nhưng trẻ không đi”.

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn - lời ru buồn
H’Hảo với gương mặt còn quá trẻ đã sớm có con

Từ xã Yang Mao, chúng tôi đến xã Cư Pui. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Tâm chân thành tâm sự: “Chúng tôi dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động, nhưng nạn tảo hôn vẫn còn nhiều, rất nan giải. Do tập quán lâu đời, ý thức kém nên nhiều người lấy vợ, lấy chồng sớm. Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình”.

Vượt đèo dốc, chúng tôi cùng một cán bộ xã Cư Pui đến thôn Ea Uôl. Gặp phó thôn Sính Chứ Chơ nhờ đưa đến các gia đình có người lấy chồng, lấy vợ sớm. Phó thôn lắc đầu quầy quậy: “Mình không đưa đi được đâu. Nhà báo về rồi đồng bào uống rượu say là chửi mình. Họ bảo họ sinh nhiều con, họ tự nuôi. Tới thăm họ có cho họ gì đâu”.

Dù ông Sính Chứ Chơ không tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận, nhưng qua tìm hiểu ở đây không chỉ riêng nạn tảo hôn mà phụ nữ Mông còn như “cái máy đẻ”. Lúc mới 34 tuổi, Dương Văn Dính đã có tới 6 đứa con. Con gái Dính là Dương Thị Tòng năm 13 tuổi đã lấy chồng sinh con nên anh Dính còn sớm “lên chức”… ông ngoại. Cô gái khác là Dương Thị Sua cũng lấy chồng từ năm 14 tuổi, đẻ vèo vèo 3 đứa con. Tuổi trăng tròn của Vũ Thị Song, Thắm Thị Dua cũng không thể đẹp mộng mơ nữa khi họ cũng từ giã trường học để lấy chồng, sinh con và nếm trải nỗi nhọc nhằn làm mẹ.

Ông Trần Kim Phụng, Phó chủ tịch xã Yang Mao, cho biết: “Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn đó là khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giữa các vùng miền. Đồng thời nâng cao dân trí cho toàn cộng đồng. Ngoài ra, cần ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng, khuyến khích tạo điều kiện để các em được đi học, học nghề, bố trí việc làm…”. (còn tiếp)

8 lý do tôi lo lắng và hy vọng vào thế hệ tương lai

UNICEF

Bức thư gửi tới trẻ em thế giới của Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em

Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF

Chúng ta phải giúp các con chia sẻ các vấn đề tinh thần một cách dễ dàng

18 Tháng 9 2019

Gửi các con, trẻ em của thế giới hôm nay và mai sau,

Cách đây 30 năm, trong bối cảnh trật tự thế giới thay đổi – sự sụp đổ của Bức tường Berlin, sự tuy tàn của chế độ phân biệt chủng tộc apartheid, sự ra đời của mạng lưới toàn cầu world wide web – thế giới đã đoàn kết lại để bảo vệ trẻ em và tuổi thơ của các con. Mặc dù phần lớn những bậc cha mẹ thời kỳ đó đã lớn lên dưới sự lãnh đạo của những chế độ độc tài hay những chính phủ thất bại, họ vẫn hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều cơ hội hơn và nhiều quyền được thực hiện cho con em của mình. Vì vậy, khi các vị lãnh đạo toàn cầu đoàn kết lại vào năm 1989 trong một dịp rất hiếm hoi nhằm đưa ra một cam kết mang tính lịch sử đối với trẻ em thế giới để bảo vệ và thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, chúng ta có một sự hi vọng thực sự cho thế hệ mai sau. Tiếp tục đọc “8 lý do tôi lo lắng và hy vọng vào thế hệ tương lai”

Xoa dịu nỗi đau thời hậu chiến

baodantoc.com – 26 Th4, 2019

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau vẫn còn hiện hữu đến tận bây giờ trên những thân thể mang di chứng của chiến tranh. Tại Hội nạn nhân chất độc da cam Dioxin tỉnh Gia Lai đang có những con người hằng ngày vẫn âm thầm xoa dịu nỗi đau, di chứng chiến tranh để lại. Những hành động tưởng chừng như bình dị nhưng mang ý nghĩa hết sức cao cả.

Cô giáo H’Khuin dạy học cho học sinh là nạn nhân của di chứng chất độc da cam.

Tiếp tục đọc “Xoa dịu nỗi đau thời hậu chiến”

Sổ tay hướng dẫn làm cha mẹ

“KHÔNG AI HOÀN HẢO” – Sổ tay hướng dẫn cho cha mẹ về Sức khỏe, Hành vi và Trí tuệ ( gồm 3 cuốn sách)

UNICEF

TRÍ TUỆ
HÀNH VI
SỨC KHỎE

Điểm nổi bật

Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang lại cơ hội cho bạn học hỏi và trưởng thành trong vai trò là cha mẹ.

Nhờ đến sự giúp đỡ là điều bình thường bởi không ai trong chúng ta là người hoàn hảo. Không có cha mẹ hoàn hảo, con cái hoàn hảo hay người hoàn hảo. Chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất trong khả năng của mình và bất kỳ ai cũng có thể cần sự giúp đỡ trong một lúc nào đó. Tiếp tục đọc “Sổ tay hướng dẫn làm cha mẹ”

Information and public health advice: heat and health

Protecting health from rising temperatures and extreme heat

WHO

Key facts

  • Population exposure to heat is increasing due to climate change, and this trend will continue. Globally, extreme temperature events are observed to be increasing in their frequency, duration, and magnitude. Between 2000 and 2016, the number of people exposed to heat waves increased by around 125 million. In 2015 alone, 175 million additional people were exposed to heat waves compared to average years.

Tiếp tục đọc “Information and public health advice: heat and health”

Thay đổi nhỏ, tác động lớn: Cải thiện nước sạch và vệ sinh cho trẻ em ở An Giang

Nguyễn Thanh Hiền

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

UNICEF – 21 Tháng 3 2019

Trần Anh Bảo và Trần Anh Kha phấn khởi, tự hào khi kể chuyện về một điều mới mẻ trong gia đình mình mà nhiều người trong chúng ta có thể nghĩ là rất bình thường. Hai anh em sống ở tỉnh An Giang, một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hai cậu bé tươi cười, phấn khởi, khoe với chúng tôi nhà vệ sinh và nhà tắm mới xây. Trong căn nhà khiêm tốn của gia đình, công trình vệ sinh mới này có ý nghĩa rất lớn với hai Anh Bảo, Anh Kha, em gái Kim Ngân và ông bà. Từ nay, gia đình của các em đã có thể đánh bay nguy cơ nhiễm bệnh và giữ gìn sức khỏe nhờ có công trình nước sạch và vệ sinh mới. Tiếp tục đọc “Thay đổi nhỏ, tác động lớn: Cải thiện nước sạch và vệ sinh cho trẻ em ở An Giang”

Of milk and minorities: Equity and consumption in Vietnam

May 21, 2019

Gender is an integral component of agriculture, nutrition, and health, yet not all women (nor all men) are the same. A4NH’s Gender, Equity, and Empowerment (GEE) unit focuses on ensuring that gender and other aspects of equity – such as poverty, ethnicity, caste, age, and location – are integrated into the program’s research and activities. In Vietnam, milk – in various forms – highlights important food and nutrition equity issues. In this blog, Jody Harris, research fellow at the Institute of Development Studies, reflects on how equity issues influence milk consumption based on her fieldwork for the Stories of Change in Nutrition project.

 

Photo credit: Jody Harris/IDS

Photo credit: Jody Harris/IDS

Recently, I found myself sitting on a low stool in a small, neat home in the central highlands of Vietnam, talking to three young mothers about nutrition. As part of my research, I was trying to understand how nutrition is changing in Vietnam, and one emerging story was the large disparity in nutrition outcomes between the Kinh ethnic majority in Vietnam – among whom stunting levels have dropped impressively in recent years – and ethnic minority groups living in places such as this community in the central highlands, where malnutrition rates remain persistently high. Through my translator, I finished the questions I had for the women, then asked if they had any questions for me before we ended the interview. Tiếp tục đọc “Of milk and minorities: Equity and consumption in Vietnam”

Hành trình thu hẹp khoảng cách năng lượng với Hệ thống tích hợp điện nước bằng năng lượng mặt trời

   |   Viết bởi : Thanh Huyen

Có thể nói, nước sạch về với bản xa ngày hôm nay, chính từ sự chung tay hướng đến Năng lượng xanh, hướng đến cộng đồng của người dân thủ đô của 5 tháng trở về trước, mà ở đó, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thật sự tự hào khi được trở thành cầu nối.

Ngày 25/01/2019, sau nhiều ngày thi công tại Trường Tiểu học Cư Pui 1, tỉnh Đắk Lắk, Lễ khánh thành Hệ thống Lọc nước RO sử dụng năng lượng mặt trời đã chính thức được tổ chức bởi Solar BK, dưới sự điều phối của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) Tiếp tục đọc “Hành trình thu hẹp khoảng cách năng lượng với Hệ thống tích hợp điện nước bằng năng lượng mặt trời”

Hà Nội gần 3 triệu dân không nước sạch

VNE  – Năm 2006, khu liên hiệp thể dục thể thao tám nghìn chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng, sân quần vợt, bể bơi được khởi công xây dựng tại Đan Phượng. Ngày gắn biển công trình, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện “tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại”.

Hai năm sau, Đan Phượng khởi công nhà hát 117 tỷ đồng. Trên diện tích đất hơn mười nghìn mét vuông, nhà hát ba tầng có sức chứa 700 người và 20 phòng chức năng. Tiếp tục đọc “Hà Nội gần 3 triệu dân không nước sạch”