Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá

PNVN – 20/10/2022 11:00

Trong chuyến công tác tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của nhóm tiết kiệm và cho vay tại thôn/bản – VSLA. Vào mỗi kỳ sinh hoạt, các cô, các chị rộn ràng rủ nhau biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức – tham gia các trò chơi giải trí, trò chuyện với nhau về tin thức, thời sự, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của địa phương; chia sẻ về công việc, về cuộc sống, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái… 

Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá - Ảnh 1.
Một buổi sinh hoạt của nhóm VSLA tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt, quan trọng hơn, từ nguồn tiền tiết kiệm của bản thân và các thành viên khác trong nhóm, các thành viên đã hỗ trợ cho nhau vay để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn, sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị gia đình… Các bước xét duyệt cho vay đơn giản có sự đồng ý của tất cả thành viên. Đây là một trong những mô hình VSLA hoạt động dựa trên nguyên tắc ba tự: tự nguyện tham gia, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Từ đó, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Tiếp tục đọc “Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá”

Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non

VNE – Thứ sáu, 10/3/2023, 06:00 (GMT+7)

HÀ NỘI – Sắp phải đi làm sau 6 tháng nghỉ thai sản, Nhung, 31 tuổi, tìm chỗ gửi con, nhưng với đồng lương phụ bếp eo hẹp, gửi tư không thể, trường công không nhận.

Giữa những cánh cửa im lìm trong một dãy trọ cấp bốn ở thôn Nhuế, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội trưa 8/3, duy nhất cửa phòng của Vũ Thị Nhung mở, nơi cô đang cho con ăn bột. Bé Bơ, hơn 5 tháng tuổi, ăn loáng hết đĩa bột. Nết ăn, nết ngủ của con khiến Nhung bớt phần nào nỗi lo đi gửi trẻ những ngày sắp tới. Nhưng người mẹ quê Ba Vì, Hà Nội còn nhiều trăn trở khác.

Nhung là phụ bếp trong khu công nghiệp, lương 4,2 triệu đồng một tháng. Chồng cô là đầu bếp chính, tổng lương cả hai vợ chồng được hơn chục triệu. “Đi gửi trường tư có mà hết lương nhỉ?”, Nhung nhắc không dưới ba lần trong cuộc nói chuyện với phóng viên.

Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương
Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương

Tiếp tục đọc “Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non”

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Tiếp tục đọc “Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La”

Mang cái chữ đến với phụ nữ vùng cao

PNVN – 29/10/2022 12:00 – Bích Nguyên

Hàng chục lớp học xóa mù chữ đã được tổ chức tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, mang lại cơ hội học tập, xóa nghèo thông tin, cung cấp kiến thức để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho những phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Đi học chữ vì quá khổ

Thời điểm này, lớp học xóa mù chữ ở bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, do Đồn Biên phòng Mường Lạn tổ chức vẫn sáng đèn mỗi đêm. Tất cả học viên của lớp đều là phụ nữ Mông ở các độ tuổi khác nhau. Khuôn mặt mỗi người đều ánh lên niềm vui tươi, hứng khởi. Họ chăm chú  lắng nghe từng lời giảng của thầy giáo Biên phòng, dõi theo từng nét chữ của thầy giáo rồi chép lại vào vở.

Tiếp tục đọc “Mang cái chữ đến với phụ nữ vùng cao”

Người Mỹ không còn thích ăn cá tra Việt Nam?

Chí Nhân – 21/02/2023 07:54 GMT+7

TN – Mỹ, thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây và hiện đã rớt xuống hạng 3 sau Trung Quốc và EU.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Tất cả các thông số chính của xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 1.2023 đều ở mức âm sâu. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu giảm 76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với tháng trước.

Giảm 81% Mỹ xếp sau Trung Quốc và EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam - Ảnh 1.
Thị trường Mỹ giảm mạnh

Giá trị xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1 chỉ đạt 9,84 triệu USD, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước và 40% so với tháng trước. Giá trung bình xuất khẩu chỉ đạt 2,97 USD/kg, giảm 34% so với cùng kỳ 2022.

Tiếp tục đọc “Người Mỹ không còn thích ăn cá tra Việt Nam?”

Người Việt vẫn mê tiền ảo?

Mai Phương – 09/03/2023 13:50 GMT+7

TNNgười Việt vẫn nằm trong top truy cập các sàn tiền ảo, tiền số lớn trên thế giới dù đã có nhiều người bị thua lỗ nặng nề.

Một khách sạn ở Phan Thiết mới đây thực hiện niêm yết, thanh toán tiền phòng bằng tiền ảo (Pi). Sau khi phát hiện, Công an Bình Thuận đã kiểm tra và buộc phải dừng niêm yết. Chủ khách sạn thừa nhận việc niêm yết và cho thanh toán tiền ảo từ cuối tháng 2.2023 do học cách làm của một số khách sạn ở P.Q đem về áp dụng. Chủ khách sạn cho hay đã niêm yết 0,5Pi/phòng/đêm và chỉ trao đổi chứ không mua bán đồng Pi.

Người Việt vẫn mê tiền ảo? - Ảnh 1.
Nhiều người vẫn kỳ vọng đồng Pi sẽ có giá trị

Tiếp tục đọc “Người Việt vẫn mê tiền ảo?”

Doanh nghiệp xoay xở kiếm đơn hàng

Mai Phương – Nguyên Nga

12/01/2023 06:35 GMT+7

Giảm nhân viên, giãn giờ làm khi đơn hàng sụt giảm vẫn đang là câu chuyện diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương trên cả nước khi bước sang năm mới.

Đơn hàng giảm hơn 50%

Lượng đơn hàng sản xuất tại Công ty giày Pousung VN (Đồng Nai) đã sụt giảm từ quý 4/2022 và kéo dài đến nay. Theo ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pousung, ước tính tỷ lệ giảm khoảng 30 – 35% so với trước. Tình hình này có thể kéo dài đến hết quý 1/2023 và kéo sang cả quý 2/2023. Tuy nhiên, với đặc thù là một doanh nghiệp (DN) lớn nên công ty vẫn sắp xếp đảm bảo hoạt động sản xuất cho công nhân như không tăng ca, cho nghỉ luân phiên một ngày trong tuần và không tuyển dụng thêm lao động mới. Tổng cộng đến hiện tại, công ty vẫn có 22.300 lao động, giảm khoảng 5% so với một năm trước. Dù vậy, tính chung cả năm 2022, công ty vẫn đạt kết quả cao hơn năm 2021, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên công nhân được nhận lương thưởng đón Tết Quý Mão tăng cao hơn 30%.

Dù vẫn còn khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp nỗ lực tìm ra phương hướng để duy trì sản xuất
ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiếp tục đọc “Doanh nghiệp xoay xở kiếm đơn hàng”

Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu

Tác giả: Nguyễn Cảnh Dũng

PNVN – 14/10/2022

Từng được mệnh danh là “hoang đảo giữa đại ngàn” với cái đói, cái nghèo ngự trị nhưng chỉ trong ít năm, bản Sinh Tàn của người Dao ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã thay đổi đến chóng mặt.

Sinh Tàn, xã Thượng Cửu là bản cao và xa nhất của huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ít năm trước, bản Sinh Tàn với hơn 70 nóc nhà của đồng bào người Dao vẫn là “ốc đảo” giữa đại ngàn. Không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại và đường nối bản với trung tâm cũng chỉ là lối mòn như sợi chỉ xuyên rừng.

Tiếp tục đọc “Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu”

Gia Lai: Làng hiếu học ở Rbai

11/03/2022 10:22 | TTXVN 

Làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), ngôi làng có 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nổi tiếng khắp vùng là ngôi làng hiếu học. Mặc cho cảnh đói nghèo bủa vây lấy đời sống người dân, nhưng họ vẫn đồng lòng cho con cái theo học cái chữ. Cũng bởi lẽ vậy, làng Rbai có rất nhiều người con hiện là cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu quốc hội đã và đang đóng góp xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.

Làng hiếu học ở Gia Lai, 90% là người dân tộc thiểu số, nhưng có 3 thạc sỹ, có cả đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.

Gia đình ông Nay Trơ là một trong những điển hình tiêu biểu của gia đình hiếu học trong làng với 8 đứa con đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Làng hiếu học ở Gia Lai, 90% là người dân tộc thiểu số, nhưng có 3 thạc sỹ, có cả đại biểu Quốc hội - Ảnh 3.

Truyền thống hiếu học được người dân làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) lưu truyền từ nhiều đời nay. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN.

Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Huế dạy môn nữ công gia chánh trong trường học, khôi phục nét đẹp ‘tiếng dạ, tiếng thưa’

12/03/2021 | 17:11

TPO Ngoài việc bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, các tiết học của môn này còn là nơi truyền dạy nét văn hóa ứng xử, tác phong của người phụ nữ Huế từ “tiếng dạ, tiếng thưa” đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng…

Chiều 12/3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa họp với đại diện các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, nhằm thống nhất chủ trương cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh tại Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.

Trường THPT Hai Bà Trưng (Huế) được chọn thực hiện thí điểm. – Nguồn internet

Tiếp tục đọc “Huế dạy môn nữ công gia chánh trong trường học, khôi phục nét đẹp ‘tiếng dạ, tiếng thưa’”

Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước – Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975

Ảnh hiếm: Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước

Cập nhật lúc: 12:25 12/03/2019

(Kiến Thức) – Thành lập năm 1917, trường nữ sinh Đồng Khánh là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh quý về ngôi trường này do người Pháp thực hiện vào thập niên 1920.

Giờ tan trường tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trung học cơ sở Trưng Vương ở 26 Hàng Bài) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.

Tiếp tục đọc “Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước – Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975”

Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng


PNVN – 20/12/2022 10:00

“Ngày trước phụ nữ chúng tôi không có mấy ngày vui, giờ thì cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn”. Đó là tâm sự của những người phụ nữ Dao khi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết cách khai thác tài nguyên quý giá của núi rừng để mang về sự ấm no và hạnh phúc.

Đón chúng tôi vào thăm nhà, chị Triệu Thị Liều, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vui vẻ mời khách ngồi uống nước, trò chuyện cùng các chị em đang làm một công việc góp phần giúp họ “đổi đời”. Những người phụ nữ Dao tay thoăn thoắt cầm dao để cạo những khối đá cứng như thạch anh. 

Chị Liều giới thiệu: “Đây là nhựa của cây bồ đề chúng tôi vừa thu hoạch, đang sơ chế để bán cho công ty đấy”. Tiếp đó là tiếng nói cười rộn ràng của các chị khi kể lại câu chuyện “bén duyên” cùng nhựa bồ đề của mình. Ẩn hiện lẫn trong làn khói mờ ảo đang tỏa ra từ chiếc bếp củi, là những nụ cười hạnh phúc của các chị khi được làm công việc mới, mang đến thu nhập cho gia đình.

Tiếp tục đọc “Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng”

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng

Phụ nữ VN Nhiều khách du lịch có dịp quay lại các thôn bản vùng cao Tây Bắc đã vô cùng bất ngờ trước sự tự tin và năng động của những người phụ nữ dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông. So với tính cách trầm lặng trước đây, họ dường như đã trở nên vui vẻ hơn, độc lập hơn và cũng cởi mở hơn từ khi làm du lịch cộng đồng.

Đến bản Sà Rèn (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), điều chúng tôi ấn tượng hơn cả, đó là sự tự tin, cởi mở, tràn đầy tâm huyết của những người phụ nữ – các “bà chủ” homestay nơi đây. Đón đoàn chúng tôi là bà Hoàng Thị Loan, chủ homestay Loan Khang – người đi đầu mở đường cho phong trào làm du lịch cộng đồng tại bản.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng”

Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – 3 bài

 Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – Bài 1: Giấc mơ sinh được con trai

07/12/2021 – 06:25

PNOTheo bản báo cáo ngày 5/7/2021 về tình hình thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản tại TP.HCM giai đoạn 2016-2020, trong năm 2020, tỷ lệ nạo phá thai ở TP.HCM là 33,46 ca nạo/100 ca sinh. Trong số các ca nạo phá thai, có những ca nhằm mục đích chọn giới tính thai nhi, tức bỏ con gái để chờ sinh cho được con trai.

1. Buổi sáng Chủ nhật, tại phòng khám sản, Bệnh viện H.Bình Chánh, một vài bà bầu ngồi chờ đến lượt mình. Trong phòng, bác sĩ đang siêu âm bốn chiều cho một bà bầu khác. Vừa rê đầu máy siêu âm, bác sĩ vừa đọc tình trạng sức khỏe của thai nhi cho thai phụ nghe, nhưng bà mẹ vẫn luôn miệng hỏi: “Con trai hay con gái vậy bác?”. 

Bác sĩ Bệnh viện H.Bình Chánh khám và tư vấn cho thai phụ
Bác sĩ Bệnh viện H.Bình Chánh khám và tư vấn cho thai phụ

Câu hỏi quen thuộc của trên 20 bà bầu khám thai sáng đó là con trai hay con gái: “Bác coi kỹ giúp em nha, phải chắc con trai không?”. Yêu thích con trai vẫn là giấc mơ của những cặp vợ chồng có con lần đầu tiên, càng thôi thúc hơn nếu sinh lần hai mà bé trước là con gái. Nhưng thực tế, ít ông bố, bà mẹ nào dám khẳng định rằng mình đang mong con trai. 

Tiếp tục đọc “Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – 3 bài”

Những người tiên phong kéo sợi tơ từ lá dứa

Nông nghiệp – Thứ Tư 06/07/2022 , 06:35 (GMT+7)

Khi thấy cô người mẫu Tây mặc váy dệt bằng sợi tơ dứa của mình trình diễn tại Thụy Sĩ, Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Thị Liễu – đồng sáng lập Ecosoi mừng muốn phát khóc.

Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một bộ váy 5 – 6 triệu

Không mừng sao được khi các công ty may đang loay hoay tìm vùng nguyên liệu xanh và bền vững để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, trong khi đó Công ty CP Nghiên cứu sản xuất và Phát triển sợi (Ecosoi) mới thành lập đã tiên phong khai thác sợi từ lá dứa, biến rác phế phẩm nông nghiệp thành tài nguyên.

Tiếp tục đọc “Những người tiên phong kéo sợi tơ từ lá dứa”