English: Better estimates of worldwide mercury pollution
Những phát hiện mới đây cho thấy Châu Á đã thải ra lượng thuỷ ngân gấp đôi so với số lượng đã được ước tính trước đây.
12 tháng 8 năm 2015 Jennifer Chu, MIT News
MIT- Khi thuỷ ngân bị thải vào bầu khí quyển từ những ống khói của các nhà máy sản xuất năng lượng, chất gây ô nhiễm này có một đường đi phức tạp; ngay cả sau khi thuỷ ngân tiếp đất và chìm dần xuống đại dương, thủy ngân vẫn có thể bị đưa ngược trở lại vào bầu khí quyển. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng châu chấu”, nó làm cho chất cực độc này tuần hoàn như là “di sản các phát thải”, mà được kết hợp với những luồng thài mới từ các ống khói, điều này có thể kéo dài các tác động của thuỷ ngân lên môi trường đến nhiều thập kỷ.
Hiện tại, một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ trường MIT đã thực hiện một phân tích mới đưa ra những ước tính chính xác hơn về nguồn thải thuỷ ngân trên khắp thế giới. Các cặp phân tích đo hàm lượng tập trung thuỷ ngân trong không khí với sự mô phỏng toàn cầu để tính tỉ lệ thuỷ ngân bị thải lại hoặc có nguồn gốc từ các nhà máy năng lượng và những hoạt động của con người. Kết quả của việc nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cho biết, có thể cải thiện các ước tính về ô nhiễm thuỷ ngân, và giúp cải thiện các chiến dịch kiểm soát ô nhiễm trên toàn thế giới. Tiếp tục đọc “Đánh giá tốt hơn về ô nhiễm thuỷ ngân trên thế giới” →